Việt Nam Thời Báo

VNTB- ‘Bảo hiểm tiền gửi tối đa 75 triệu’: Những ngân hàng nào sắp bị ‘thí điểm phá sản’?

Minh Quân
(VNTB) – Động thái “thí điểm phá sản ngân hàng” t Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và cuối năm 2016 và Quyết định
về hạn mức trả tiền bảo hiểm của Thủ tướng Phúc mới ký vào tháng 6/2017 cho
thấy có thể Chính phủ đã chính thức thông qua chủ trương về “thí điểm phá sản
ngân hàng” với một lộ trình cụ thể.

Bảo hiểm
tiền gửi tối đa 75 triệu đồng
Vừa xuất hiện thêm dấu hiệu khá rõ ràng cho thấy “đảng và nhà
nước ta” không còn sức để trì níu những ngân hàng thương mại làm ăn bết bát và ngập
ngụa nợ xấu.  
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định
21/2017/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm. 
Đối tượng áp dụng bao gồm: người được bảo hiểm tiền gửi; tổ
chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; tổ chức bảo hiểm tiền gửi; cơ quan, tổ chức và
cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi, tiền gửi được bảo
hiểm là tiền đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền
gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác
theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Theo quyết định, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các
khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả
gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa
là 75 triệu đồng. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 5/8/2017.
Như vậy, mức bảo hiểm tiền gửi áp dụng từ tháng 8 sẽ tăng
50% so với quy định hiện hành.
Trước đó, hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi áp dụng từ năm 1999
là 30 triệu đồng và tăng lên 50 triệu đồng từ năm 2005. 
Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho
người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham
gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho
người gửi tiền hoặc phá sản.
Sắp ‘thí
điểm phá sản ngân hàng’?
“Thí điểm phá sản ngân hàng” được Ủy viên Bộ Chính trị kiêm
Phó Thủ tướng ông Vương Đình Huệ chính thức loan báo tại kỳ họp Quốc hội cuối
năm 2016.
Trên phương diện biện chứng lịch sử, nếu Ngân hàng nhà nước
thời Thống đốc Nguyễn Văn Bình trước đây thỉnh thoảng lại nhấn nhá khả năng
“tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” nhưng chưa có ngân hàng nào phải tự phá sản,
thì chủ đề “thí điểm phá sản ngân hàng” được nêu ra lần này có vẻ dứt khoát hơn
hẳn những tuyên bố tương tự trong năm 2014 và 2015.
Trong
hai năm 2014 và 2015, có 3 trường hợp cộm cán nhất về nợ xấu vượt hẳn vốn điều
lệ là Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GP). 
Một tờ báo trong nước nhận định: “Rất khó nhận diện ngân
hàng 0 đồng bởi nhiều ngân hàng không công bố số liệu và cũng chưa hẳn công bố
chính xác.” Xét về mặt quy mô, hiện nay vẫn còn khoảng 11 ngân hàng có quy mô
vốn điều lệ nhỏ hơn 5.000 tỷ đồng. Bề ngoài có thể “hào nhoáng,” nhưng ẩn sâu
trong đó là câu chuyện sở hữu chéo dẫn đến vốn ảo, cho vay “sân sau” với nền tảng
nợ xấu lớn. Với bài học của ngân hàng mang vỏ bọc đẹp đẽ Ocean Bank, sẽ không
ngạc nhiên khi một ngày đẹp trời nào đó có thêm một ngân hàng được đặt trong
tình huống mua lại với giá 0 đồng tương tự.
Thực ra tình hình còn nguy hiểm hơn nhiều so với lo ngại
trong nhận định trên. Ẩn số tiếp theo trong phương trình hỗn tạp ngân hàng đang
hiện hình: Thị trường đã từng lan truyền thông tin về một số ngân hàng
thương mại nhỏ và cả ngân hàng nằm trong top đầu đã lọt vào “danh sách đen”. Kể
cả và đặc biệt là “ngân hàng quốc doanh
lớn nhất” Agribank với tư cách quán quân bị ra tòa vì tham nhũng…
Động thái “thí điểm phá sản ngân hàng” từ Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và cuối năm 2016 và Quyết định
về hạn mức trả tiền bảo hiểm của Thủ tướng Phúc mới ký vào tháng 6/2017 cho
thấy có thể Chính phủ đã chính thức thông qua chủ trương về “thí điểm phá sản
ngân hàng” với một lộ trình cụ thể. Những động thái này lại lồng trong bối cảnh nợ xấu trong hệ thống
ngân hàng đã lên đến 600 ngàn tỷ đồng. Nguyên một kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm
2017 đã chỉ có thể “ra nghị quyết”, nhưng về thực chất không xử lý được một
đồng nợ xấu nào.

ràng hơn bao giờ hết, trong tổng số hơn 30 ngân hàng thương mại đang tồn tại hiện
thời, chắc chắn có ít nhất 30% có thể phải “đội nón ra đi”, trước khi kế hoạch
“tái cơ cấu ngân hàng” đạt mục tiêu giảm phân nửa số tổ chức tín dụng hiện có.
Câu hỏi rất lớn phải giải quyết là nếu một số ngân hàng
thương mại nào đó rơi vào tình cảnh phải phá sản, tiền gửi của người dân và
doanh nghiệp sẽ chịu số phận ra sao?
Nếu chiếu theo Luật phá sản, tài sản của ngân hàng phá sản
sẽ phải nộp đầu tiên cho cơ quan thuế của nhà nước, sau đó mới đến việc thanh
toán tiền tiết kiệm cho người dân và rồi mới đến doanh nghiệp. Nhưng đó chỉ
thuần túy là lý thuyết.
Không có gì chắc chắn đối với điều được xem là “an toàn” của
các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nhiều ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ, luôn là
tác nhân trong những đợt sóng kinh hoàng về tăng lãi suất tiết kiệm và lãi suất
cho vay.

Những cái tên ngân hàng nào sắp được “vinh danh”? 

Tin bài liên quan:

VNTB – Mở rộng Tân Sơn Nhất: lại những bài báo ‘bốc mùi’

Phan Thanh Hung

Tạm đình chỉ công tác Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình

Phan Thanh Hung

VNTB – Tản bút: trong những khoang tàu chậm

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.