Thường Sơn – VNTB
Khác với trang mạng nguyentandung.org hoàn toàn không chính thống mà vẫn thường đăng nhiều tin bài công kích, mạt sát giới đấu tranh dân chủ nhân quyền và gần đây nhất là xúc phạm ghê gớm cuộc biểu tình ngày 1/5/2016 phản đối vụ “cá chết Formosa” của nhiều ngàn người dân Hà Nội, Sài Gòn và những địa phương khác, một tờ báo được coi là chính thống và hơn nữa vẫn có đôi chút tính phản biện như Pháp luật TP.HCM lại đang tự biến hình thành một diễn đàn dư luận viên hoặc “cơ quan ngôn luận của ngành công an” với bài “Hai người bị bắt vì kích động dân là ai?”.
Trong thực tế, hai người dân bị công an Quảng Bình và Hà Tĩnh bắt giữ – Trương Minh Tam và Chu Mạnh Sơn – chỉ làm trách nhiệm truyền thông đầy đủ cho xã hội biết về thực trạng khốn khổ của ngư dân các tỉnh miền Trung khi cá chết trắng biển, còn sự chậm chạp gây quá nhiều nghi ngờ của chính quyền địa phương và chính phủ đang khiến chất độc trong lòng biển quá dễ bị phi tang sau một tháng phát tác.
Bất chấp những cáo buộc đầy xúc xiểm của trang nguyentandung.org và báo Pháp luật TP.HCM, cơ quan an ninh Việt Nam đã buộc phải trả tự do cho ông Chu Mạnh Sơn vào ngày hôm nay – 3/5/2016:
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160503_activist_released_mass_fish_deaths
Được biết, “cơ quan ngôn luận của ngành công an” – báo Pháp luật TP.HCM – có tổng biên tập là ông Mai Ngọc Phước. Trước khi chuyển ngành sang làm công tác quản lý báo chí tại Ban Tư tưởng văn hóa thành ủy TP.HCM và quản lý báo Pháp luật TP.HCM hiện thời, ông Phước là một sĩ quan an ninh thuộc Công an TP.HCM.
Mai Ngọc Phước (trái) – người nguyên là sĩ quan an ninh – giờ đây là tổng biên tập báo Pháp luật TP.HCM
————————
Xem thêm:
Hai người bị bắt vì kích động dân là ai?
Pháp luật TP.HCM
http://plo.vn/thoi-su/hai-nguoi-bi-bat-vi-kich-dong-dan-la-ai-626741.html
(PL)- Cả hai đều là thành viên của các tổ chức phản động ở nước ngoài.
TIN LIÊN QUAN
Ngày 2-5, Công an Hà Tĩnh và Công an Quảng Bình cho biết đã phát hiện, bắt giữ hai người có hành vi thu thập thông tin, hình ảnh để phát tán trên mạng nhằm kích động người dân gây rối.
Hai người bị bắt giữ gồm Trương Minh Tam (46 tuổi, ngụ xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam) và Chu Mạnh Sơn (27 tuổi, ngụ Yên Thành, Nghệ An). Cả hai đều là lao động tự do.
Nhận lương để làm theo chỉ đạo
Theo Công an tỉnh Hà Tĩnh, ban đầu Tam khai nhận đã tham gia phong trào “Con đường Việt Nam”. Anh ta thường xuyên thu thập thông tin các vụ việc nhạy cảm về chính trị, phỏng vấn một số người có quan điểm, tư tưởng, hoạt động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam rồi phát tán trên Facebook “Con đường Việt Nam”. Mục đích nhằm tuyên truyền chống chế độ, đả kích chính sách pháp luật, hoạt động của Nhà nước.
Chiều 26-4, Tam nhận lệnh của những người cầm đầu phong trào “Con đường Việt Nam”, tới gần Khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh. Tại đây anh ta đã quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn một vài người dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Sau đó cắt cúp, biên tập theo ý đồ riêng rồi phát tán lên các trang mạng xấu để kích động người dân biểu tình, gây phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn.
Theo tài liệu tổ công tác thu giữ được, Trương Minh Tam thường xuyên được tổ chức “Con đường Việt Nam” trả lương khoảng 400 USD/tháng để làm theo chỉ đạo. Tổ công tác đã thu giữ nhiều tài liệu phản động do các đối tượng nước ngoài chuyển cho Trương Minh Tam và các thành viên phong trào “Con đường Việt Nam” cùng 3.000 USD tiền mặt.
Theo Công an tỉnh Hà Tĩnh, tháng 10-2013, Tam bị TAND huyện Sóc Sơn, Hà Nội tuyên phạt 12 tháng tù giam với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tài liệu do công an thu giữ được. (Ảnh do công an cung cấp)
Chu Mạnh Sơn và Trương Minh Tam
Bỏ học để tham gia “Việt Tân”
Chu Mạnh Sơn từng được nhiều cá nhân, tổ chức phản động trong và ngoài nước lôi kéo tham gia, trong đó có tổ chức phản động “Việt Tân” (tại Mỹ). Hiện Sơn là thành viên nhóm “Việt Tân tương trợ”. Đây là nhóm kín do “Việt Tân” lập ra trên mạng xã hội Facebook.
Sáng 30-4, Sơn cùng một số đồng bọn đón xe khách vào Quảng Bình thu thập thông tin, hình ảnh quần chúng nhân dân tụ tập. Mục đích nhằm phát tán trên các trang mạng phản động để gây kích động trong quần chúng nhân dân. Khi anh ta đang dùng điện thoại di động chụp ảnh bà con tập trung trên quốc lộ 1A rồi gửi qua Facebook thì bị Công an tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh phát hiện, tạm giữ.
Sơn từng bị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội tuyên phạt 30 tháng tù và một năm quản chế về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Cụ thể, tháng 5-2011, Sơn cùng nhóm Nguyễn Văn Lý (ở Huế) và một nhóm ở Nghệ An tham gia in, phát, rải truyền đơn kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp trên địa bàn Nghệ An. Sau khi cùng nhóm đi rải truyền đơn ở huyện Diễn Châu, Nghệ An, chiều 21-5-2011, Sơn một mình đến huyện Yên Thành tiếp tục rải truyền đơn thì bị bắt giữ. Đến tháng 2-2014, Sơn mãn hạn tù trở về quê.
Ông Đinh Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, cho biết thêm Sơn từng là sinh viên ở TP Vinh, do bị lôi kéo nên bỏ học tham gia vào “Việt Tân”. Sau khi mãn hạn tù trở về quê, Sơn vẫn có biểu hiện chống phá Nhà nước.
“Hoàn cảnh gia đình của Sơn khó khăn nên dễ bị nhóm người xấu lôi kéo. Mẹ của Sơn đang bị bệnh tim. Sơn lên mạng viết, nói xấu Nhà nước thì phía nước ngoài mới trả tiền” – ông Dương nói.
VIẾT LONG – ĐẮC LAM