Việt Nam Thời Báo

VNTB – Bị cáo Lê Anh Tú vẫn hi vọng được trắng án

Hiếu Bá Linh 

 

Phiên tòa xét xử bị cáo Lê Anh Tú đã đến hồi sắp sửa kết thúc.

Đầu vụ xét xử (tháng 11/2022), Lê Anh Tú từ chối nhận tội (nhận tội để được hưởng mức án nhẹ); gần cuối vụ án (hôm nay 16-1-2023), các luật sư đòi hỏi tha bổng cho bị cáo Lê Anh Tú, trong khi Công tố viện Liên bang Đức đề nghị mức án 5 năm tù về tội «hoạt động gián điệp chống Nhà nước Đức» và về tội tiếp tay tham gia bắt cóc (Trịnh Xuân Thanh và người tình Đỗ Thị Minh  Phương tại Berlin). Cách đây 3 năm, Nguyễn Hải Long nhận tội chỉ bị mức án 3 năm 10 tháng tù.

Ngày 23/1 tòa sẽ tuyên án. Bị cáo Lê Anh Tú vẫn giữ hy vọng sẽ được tha bổng. Trong lời nói cuối cùng trước tòa hôm nay 16/1, Lê Anh Tú nói: “Tôi chỉ muốn nói rằng tôi muốn quay về với gia đình và bố mẹ”.

 

[ads_color_box color_background=”#f2eded” color_text=”#444″]

 

Anh Tú Lê bị đưa ra xét sử tại Tòa Thượng thẩm Berlin từ tháng 11/2022 vì cáo buộc có liên quan đến vụ bắt cóc  Trịnh Xuân Thanh từ Berlin về Hà Nội năm 2017 . Theo cáo trạng, Lê Anh Tú 32 tuổi, sống ở Praha vào thời điểm gây án, được cho là đã giúp theo dõi nạn nhân ở Berlin.

Hơn 5 năm sau vụ bắt cóc, Lê Anh Tú mới bị đưa ra xét xử vì trốn về Việt Nam vào năm 2017. Năm đó, Lê Anh Tú quay về lại Praha vìngười mẹ đang sống ở đó. Khi nhập cảnh vào Cộng hòa Séc  thì bị bắt và bị dẫn độ sang Đức.

Phiên tòa năm 2018 đã cho thấy các điều tra viên đã làm rất hiệu quả. Họ đã chứng minh rằng vụ bắt cóc do Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm ủy quyền. Tô Lâm liên lạc với những người tham gia bắt cóc bằng tin nhắn ở Berlin. Họ đã chứng minh rằng Phó giám đốc tình báo Việt Nam lúc bấy giờ, Đường Minh Hưng, đã chỉ đạo vụ bắt cóc từ một khách sạn ở Berlin và một số nhà ngoại giao Việt Nam đã hỗ trợ ông ta. Xe ngoại giao thậm chí còn được sử dụng để đưa nạn nhân bị bắt cóc ra khỏi Berlin.

Các câu hỏi mở

Nhưng có những câu hỏi về vụ bắt cóc vẫn chưa được trả lời cho đến ngày nay. Ví dụ, nạn nhân bị bắt cóc đã được đưa ra khỏi khu vực Schengen qua thủ đô Bratislava của Slovakia. Qua điều tra, bị can Lê Anh Tú có liên quan.

Chuyện xảy ra ở Bratislava phiêu lưu đến mức không một cây viết tội phạm nào có thể mơ tới: những kẻ bắt cóc và người bị bắt cóc đã rời khu vực Schengen trên một chiếc máy bay của chính phủ Slovakia cùng với Bộ trưởng Công An Tô Lâm. Bộ trưởng Nội vụ Slovakia khi đó là Robert Kalinak đã cho người đồng cấp Việt Nam mượn máy bay. Kalinak cũng đã thừa nhận điều này, mặc dù tuyên bố không biết gì về một vụ bắt cóc.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu, mặc dù không có bằng chứng, rằng Kalinak có thể đã biết. Và phiên tòa Berlin có thể làm sáng tỏ những vấn đề này.

Điều chắc chắn là Kalinak đã chiêu đãi những vị khách từ Berlin ba ngày sau vụ bắt cóc:  Tô Lâm và hai phó giám đốc tình báo Việt Nam. Cuộc gặp gỡ kéo dài 50 phút. Kalinak đã đột xuất ngưng kỳ nghỉ ở Áo vì sự kiện này cho một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi như vậy sao?

Và Kalinak đã khai báo gian dối khi yêu cầu cho máy bay của chính phủ được bay qua với Ba Lan. Yêu cầu lần đầu tiên đã bị Ba Lan từ chối khi Slovakia nêu chính xác tên của các hành khách Việt Nam. Kalinak sau đó đưa tên mình vào danh sách hành khách, mặc dù không có mặt trên máy bay. Sau yêu cầu thứ hai này, Ba Lan đã cấp quyền bay qua lãnh thổ của họ.

Có phải cuộc họp ở Bratislava chỉ để đưa nạn nhân bị bắt cóc và những kẻ bắt cóc ra khỏi khu vực Schengen một cách kín đáo? Phiên toà ở Berlin có thể trả lời câu hỏi này nếu đi sâu vào việc thu thập chứng cứ. Nhưng cũng có thể khác nếu bị cáo thú tộicó tham gia vào vụ bắt cóc.

Việt Nam vẫn phủ nhận vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

[/ads_color_box]


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Tổ chức Phóng viên Không Biên giới phá việc chặn trang web TAZ tại Việt Nam

Do Van Tien

VNTB – Tổng thống Đức cùng một đoàn doanh nghiệp bãi bỏ chuyến thăm Việt Nam

Do Van Tien

VNTB – Người nghi có liên quan đến Nhà xuất bản Tự Do bị bắt giam một cách mờ ám

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo