Việt Nam Thời Báo

VNTB- Bộ chính trị Hà Nội nín thở chờ chung quyết số phận quyền đàm phán nhanh (TPA)?

Thường Sơn (VNTB) – Vào ngày 11/6/2015, nền hành pháp của Tổng thống Barak Obama đã vượt qua một thách thức hú tim: với 217 phiếu thuận – chỉ nhỉnh hơn chút ít so với 212 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã đồng ý đưa dự luật về quyền đàm phán nhanh (TPA) ra bỏ phiếu trong ngày 12/6.

Sau vài chục vòng đàm phán căng thẳng, cho đến nay vướng mắc ghê gớm nhất của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chỉ còn là TPA. Thậm chí vòng đàm phán TPP cuối cùng dự định tổ chức vào cuối tháng 5/2015 đã bị một số bộ trưởng các nước hoãn lại vì muốn chờ đợi số phận TPA sẽ được chung quyết ra sao.

Cần nhắc lại, nếu có được TPA, Nhà Trắng sẽ có toàn quyền đàm phán và thỏa thuận các điều khoản của TPP; để sau khi đàm phán hoàn tất, Quốc hội Mỹ chỉ có quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết, mà không có quyền điều chỉnh các điều khoản đã nhất trí.

Những thông tin gần gũi cũng cho biết giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam đang đặc biệt chú ý và theo dõi đường đi của TPA. Nếu lộ trình này thuận lợi, Hiệp định TPP hầu như chắc chắn sẽ được kết thúc đàm phán cùng mở ra triển vọng cho sự tham dự “đặc cách” của Việt Nam, cùng một ý nghĩa đáng kể đối với chuyến công du Hoa Kỳ dự định vào tháng 7 tới của TBT Trọng. Theo đó, có khả năng Nhà nước VN sẽ tiến hành thả trước thời hạn thụ án cho một số tù nhân chính trị và còn có thể cho “thí điểm” mô hình công đoàn độc lập tại các doanh nghiệp VN như một cách để thỏa mãn tiêu chí bất di bất dịch của TPP.

Nhưng nếu TPA không được Hạ viện Mỹ ủng hộ, TPP sẽ bị kéo dài thời gian đàm phán và khi đó không những làm vô vọng việc VN tham gia TPP, mà cả chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng cũng trở nên hết sức nhạt nhòa. Hiển nhiên trên phương diện đối ngoại, giới đảng VN không mong muốn hệ quả ấy. Và cách nào đó, hệ quả này sẽ ảnh hưởng đến chiến dịch gia tăng ảnh hưởng của những người bên đảng khi thời gian dẫn đến đại hội 12 không còn nhiều.

Bởi nguyên do vừa lộ diện vừa thâm sâu như thế, cuộc bỏ phiếu TPA tại Hạ viện Mỹ vào hôm nay – 12/6 (giờ Hoa Kỳ) – sẽ mang ý nghĩa cực kỳ then chốt. Một kết quả thuận lợi sẽ khiến mở toang cánh cửa TPP và có thể cả mối quan hệ e ấp giữa hai cựu thù VN và Mỹ.


Tin liên quan: Quyền đàm phán nhanh vượt qua trở ngại đầu tiên tại Hạ viện Mỹ

Quyền đàm phán nhanh vượt qua trở ngại đầu tiên tại Hạ viện Mỹ
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner trong cuộc họp báo thông báo về TPA ở thủ đô Washington ngày 10/6.

Với 217 phiếu thuận và 212 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã nhất trí đưa dự luật về quyền đàm phán nhanh ra bỏ phiếu trong ngày 12/6.

Nỗ lực theo đuổi dự luật về “Quyền thúc đẩy thương mại” (TPA), còn gọi là quyền đàm phán nhanh, của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 11/6 đã vượt qua trở ngại đầu tiên tại Hạ viện Mỹ để chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu cuối cùng.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, với 217 phiếu thuận và 212 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã nhất trí đưa dự luật về quyền đàm phán nhanh ra bỏ phiếu trong ngày 12/6.

Bên cạnh đó, với 397 phiếu thuận và 32 phiếu chống, Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua biện pháp cho phép cấp ngân sách để hỗ trợ những người lao động bị mất việc làm vì Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà không phải cắt giảm ngân sách dành cho chương trình chăm sóc sức khỏe Medicare.

Nếu được Hạ viện phê chuẩn, Tổng thống Obama dự kiến sẽ lập tức ký ban hành do văn kiện này đã được Thượng viện Mỹ thông qua hồi tháng trước.

Đây sẽ là một thắng lợi đối với chính quyền của Tổng thống Obama, người từng coi việc kết thúc đàm phán ký TPP với 11 đối tác châu Á-Thái Bình Dương khác là một ưu tiên đối ngoại trong nhiệm kỳ hai.

Dự luật này trao cho Nhà Trắng toàn quyền đàm phán và thỏa thuận các điều khoản của TPP; sau khi đàm phán hoàn tất, Quốc hội Mỹ chỉ có quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết, mà không có quyền điều chỉnh các điều khoản đã nhất trí.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ khả năng Hạ viện Mỹ thông qua dự luật này do phần lớn các nghị sỹ Dân chủ và một số nghị sỹ Cộng hòa vẫn lên tiếng phản đối gay gắt.

Một lý do khiến các nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ không ủng hộ TPP là do áp lực lá phiếu của các cử tri thuộc các nghiệp đoàn, những người lo ngại công ăn việc làm có thể sẽ bị mất do TPP.

Giới phân tích đánh giá việc giành TPA là một “cuộc chiến” cam go của Nhà Trắng, đồng thời cũng bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Dân chủ đang nắm quyền hành pháp./.

Theo Vietnam+

Tin bài liên quan:

Việt Nam ‘đi cửa sau’ tại Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc?

Phan Thanh Hung

Bộ trưởng Thăng: “Chị Tâm, chúng ta phải thu phí xe máy” *

Phan Thanh Hung

Ông Trần Văn Truyền từng là quân nhân “đào ngũ”…

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo