Việt Nam Thời Báo

VNTB – Bốn mươi năm: Việt Nam vẫn bị chia cắt sâu sắc vì cuộc chiến Việt Nam

Phương Thảo


(VNTB) – “Sau cuộc chiến, bên thắng cuộc đã không làm gì để hòa giải dân tộc.” Huy Đức nói, “Họ đã đào bới sự chia rẽ ngày càng sâu, thậm chí ngay cả bên trong các gia đình của những người thua cuộc. Vì vậy sự hòa giải giờ đây lại còn khó khăn hơn cả ngày 30 tháng 4.”
Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố nhộn nhịp với 8 triệu người giờ vẫn được nhiều người gọi là Sài Gòn làm tất cả để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 40 năm sụp đổ – ngày mà quân đội Cộng sản Việt Nam chiếm được thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa.

Các biểu ngữ, pano tuyên truyền cổ động cho Ngày Giải Phóng này phủ kín trung tâm thành phố với đầycác cần cẩu xây dựng và các tòa nhà chọc trời mới tinh. Các điểm nhấn của thành phố như là các tòa nhà kiểu pháp như Ủy ban Nhân Dân thành phố và Bưu điện đã được khoác một lớp sơn mới. Một cuộc diễu binh khổng lồ đang thao diễn và một cái tượng mới của nhà lãnh đạo miền Bắc – Hồ Chí Minh – đang đợi được khai trương ở quảng trường trung tâm thành phố.

Tuy nhiên thậm chí quốc gia giờ đây đã được thống nhất huênh hoang về chiến thắng của Bắc Việt trong cuộc chiến chống Mỹ xâm lược, một cuộc chiến gây nhiều tranh cãi đã làm 3 triệu người Việt và gần 60 nghìn lính Mỹ thiệt mạng, thì sự cay đắng về cuộc nội chiến này vẫn còn đó và chưa được giải quyết thỏa đáng.

Đối với nhà báo và nhà văn Huy Đức, bước đầu tiên của việc hòa giải là phải hiểu được các khía cạnh khác nhau về lý do của cuộc chiến. Điều này vẫn chưa được thực hiện.

“Người Việt Nam ở hai bên chiến tuyến phải đồng thuận về những gì đã xảy ra, người miền Bắc tin rằng họ chiến đấu chống quân xâm lược và giải phóng Miền Nam. Người miền Nam thì cho rằng đó là một cuộc nội chiến và người miền Bắc đã xâm lược miền Nam.”

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái 75 tuổi, một nhân vật hàng đầu khi cuộc chiến kết thúc. Ông là chủ tịch hội sinh viên Sài Gòn trong những năm 1960, sau đó ông hoạt động bí mật cho Mặt trận Giải phóng Miền nam hay là Việt cộng để chống lại lính Mỹ ở Miền Nam.

“Đồng hồ hòa giải đã chết vào năm 1975. Thậm chí cả 40 năm sau, tôi vẫn còn tìm kiếm sự hòa giải thực thụ.”

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Thái đang ở Dinh Độc Lập tức dinh tổng thống Việt nam Cộng Hòa, khi chiếc xe tăng đầu tiên của Bắc Việt hất đổ cổng trước, một hình ảnh đáng nhớ ở trên khắp các băng rôn trong khắp thành phố. Ông giúp người lính tìm đường đi lên nóc dinh để treo cờ của Mặt trận Giải phóng Miền Nam lên.

“Khi đứng treo cờ, tôi nghĩ: ‘Đây không phải chỉ sự kết thúc một cuộc chiến 30 năm, mà là 117 năm.’” ông ta nói nêu như kể thêm cả thời gian bị thực dân Pháp chiếm đóng từ năm 1858. “Nước mắt lăn dài trên má tôi. Thật rất cảm động, rất quan trọng.”

Sau đó ông Thái đã giúp tổ chức buổi phát thanh để tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ông hồi tưởng lại những ngày gần với ngày giải phóng, đêm trước đó là đêm yên tĩnh nhất mà tôi từng có được: “Cả đời tôi chưa có một phút giây nào bình yên. Cho đến tận đêm trước ngày 30 tháng Tư. Mọi thứ thật lạ lùng đối với tôi. Trên trời không còn có máy bay, không còn có pháo sáng. Trên đường cũng không còn có xe quân cảnh chạy lòng vòng.”

Tuy nhiên những khoảnh khắc thanh bình sau chiến tranh không kéo dài được lâu, khi mà chính quyền mới nhanh chóng chiến dịch thanh trừng và làn sóng người Việt Nam tuyệt vọng đi vượt biên. Ông Thái nói “Người thắng cuộc vẫn còn có tâm lý chiến tranh.”

D.M Thanh, một sĩ quân quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải đối mặt với sự sợ hãi với ngày 30 tháng Tư. “Điều tốt là chiến tranh kết thúc, và không có có giao tranh. Mặt khác tôi lại rất lo sợ vì không biết tương lai tôi sẽ ra sao.”

Giống như hàng ngàn nhân viên của Việt Nam Cộng Hòa đã bị đưa đi trại cải tạo 12 năm lao động kiệt sức, bị bóc lột khủng khiếp và phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác, vợ ông ta đang mang thai khi ông bị bắt đi và ông chỉ được nhìn mặt vợ con có hai lần trong suốt thời gian bị giam giữ. Sau khi được thả ra, ông sang lại tiệm hoa của bố mẹ ông và sống một cuộc sống tĩnh lặng kể từ đó.

Ông Thanh cho hay ông không nói chuyện quá khứ với con trai ông, nhưng những hồi tưởng cứ ám ảnh ông mãi. “Tôi tha thứ, nhưng tôi không thể nào quên.” Ông nói và ứa nước mắt.

Việc không hòa giải là chủ đề mà Huy Đức đã đề cập trong quyển sách Bên Thắng Cuộc, một quyển sách có cái nhìn thẳng thắn và cởi mở về những ngày cuối của cuộc chiến và hệ lụy theo sau hơn bất cứ các loại văn chương chính thống ở Việt nam. Quyển sách chưa được xuất bản ở Việt Nam vì sự kiểm duyệt nhưng quyển sách đã được truyền bá rộng rãi trong nước với các bản trực tuyến và cả bản in lậu.

“Sau cuộc chiến, bên thắng cuộc đã không làm gì để hòa giải dân tộc.” Huy Đức nói, “Họ đã đào bới sự chia rẽ ngày càng sâu, thậm chí ngay cả bên trong các gia đình của những người thua cuộc. Vì vậy sự hòa giải giờ đây lại còn khó khăn hơn cả ngày 30 tháng 4.”

Một lý do của sự chia rẽ vẫn cứ tồn tại là cho Đảng Cộng sản cầm quyền nắm chặt quyền kiểm soát tin tức truyền thông, vì thế không có được sự thảo luận tự do về quá khứ. Ủy ban Bảo vệ Nhà Báo đã xếp Việt nam hạng 6 trong số các quốc gia có sự kiểm duyệt nghiêm ngặt nhất thế giới, còn hơn cả Trung Quốc, Iran và Cuba.

Những người trẻ sinh sau cuộc chiến không quan tâm mấy đến ngày kỷ niệm này hoặc là các vết thương chính trị. Họ chú trọng vào việc hưởng thụ sự phồn vinh mới được hình thành ở đây.

Nền kinh tế phát triển

Cộng sản đã thắng trận nhưng tư bản đã chiếm trọn thành phố sôi động tràn đầy sức kinh doanh. Xen với cờ đỏ búa liềm là là các cửa hàng của Channel và Catier. Người Việt trẻ tuổi cũng tự chụp hình và nghiện Facebook như bao bạn trẻ khác trên thế giới, và họ quan tâm đến việc làm thế nào để có thể tận dụng nền kinh tế đang phát triển.

“Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến kinh tế hơn là các vấn đề chính trị.” Nguyễn Tuấn Thanh nói trong tiếng máy xay và pha cà phê ở Caztus Coffee. Chủ quán cà phê nhỏ này 25 tuổi, tay có hình xăm và đeo Bluetoothe trên tai đã lấy cảm hứng từ ông chủ của tập đoàn Starbucks Howard Schultz để khởi nghiệp một chuỗi các quán cà phê chuyên bán các món uống có đá xay.

Ở miền Bắc, anh ta đã gặp phải nhiều khó khăn hơn khi khởi nghiệp ba quán cà phê, vì ở đó các mối liên hệ và quan hệ cá nhân vẫn còn ảnh hưởng môi trường kinh doanh. “Kinh doanh ở miền Nam dễ hơn ở Hà Nội nhiều”, anh ta cho hay.

Denise Thi, 30 tuổi, giám đốc sáng lập và quản lý của công ty tiếp thị kỹ thuật số sáu năm nay cũng có được ý tưởng từ công ty đa quốc gia Dentsu Aegis Network, cho rằng lễ kỷ niệm là dịp để nhìn về phía trước chứ không phải là để nhìn về quá khứ.

“Một mặt thì chúng tôi cảm thấy tự hào vì những gì chúng tôi đã đạt được, tự hào là chúng tôi đã tranh đấu như thế nào cho sự tự do. Nhưng cũng có cách khác để chúng tôi chào mừng lễ kỷ niệm. Ý tôi muốn nói là chúng ta nên nói về tương lai hơn là nói về quá khứ.”
Nhà báo Huy Đức tranh luận rằng tương lai sẽ không thể tươi sáng hơn nếu như Việt Nam không chịu thừa nhận quá khứ và đối diện với sự chia rẽ lâu nay.

“Nền kinh tế có mạnh đến như thế nào, thì sự mâu thuẫn giữa người Việt hai bên sẽ vẫn còn rất mãnh liệt. Vì vậy việc chúng ta cần làm là không chỉ thống nhất các phần lãnh thổ mà còn phải thống nhất trái tim người dân.”


Nguồn: http://www.usatoday.com/story/news/world/2015/04/28/fall-of-saigon-vietnam-40-years-later/26447943/

Tin bài liên quan:

BT Quốc phòng: VN chỉ kè kín đảo thuộc chủ quyền

Phan Thanh Hung

Chủ quyền đất nước không phải để kiếm tiền!

Phan Thanh Hung

Một ‘cú đánh’ vào Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo