VNTB – Các quốc gia dân chủ không nên tham gia Thế vận hội Bắc Kinh 2022

VNTB – Các quốc gia dân chủ không nên tham gia Thế vận hội Bắc Kinh 2022

Khánh  An  dịch 

 

(VNTB)  – Chuẩn bị cho Thế vận hội mùa đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố làm sạch hình ảnh của mình.

 

Tác giả: Chen Guangcheng

Trước thềm Thế vận hội 2022 vào tháng Hai này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang có một chiến dịch làm sạch hình ảnh. Trát vữa lên danh sách ngày càng gia tăng các vụ vi phạm nhân quyền — như tiếp quản Hồng Kông, người Hồi giáo ở Tân Cương, ngôi sao quần vợt Peng Shuai bị mất tích, che đậy dịch Covid và uy hiếp Đài Loan — ĐCSTQ phủ nhận, làm hoang mang và tung tiền mặt. Chiến dịch mới nhất là đưa ra tuyên bố ngớ ngẩn rằng Trung Quốc hưởng thụ chính quyền dân chủ ở quê nhà và xem các quốc gia dân chủ thực sự trên thế giới là không dân chủ.

Đảng Cộng sản không hề ngần ngại truyền bá sự sai lệch trong nỗ lực thông tin sai lệch mới này. Sách trắng của chính phủ được xuất bản hồi tháng 9 năm ngoái được phát hành rộng rãi ở Trung Quốc tuyên bố rằng người dân Trung Quốc “có một nền dân chủ rộng rãi, triệt để và thực sự”. Vào tháng 10, Tập Cận Bình tuyên bố Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc “đảm bảo rằng nhân dân là chủ”. Tập Cận Bình còn nói “khi mọi người lên tiếng, tôi sẽ lắng nghe”, và bác bỏ nền dân chủ Mỹ khi nói rằng người dân “đi ngủ đông” sau các cuộc bầu cử và nếu không thì “không có cách nào để thực hiện quyền ngôn luận”.

Mặc dù buồn cười, nhưng tuyên truyền về bản chất này rất nguy hiểm. Người dân Trung Quốc chưa bao giờ được bầu cử tự do; các cuộc bầu cử làng xã không thường xuyên mà phương Tây được chứng kiếm chỉ là một trò hề, Quốc hội chỉ toàn quan chức đảng viên. Chủ đề dân chủ bị cấm từ các lớp học mẫu giáo đến đại học kể từ năm 2013. Những ai đề xuất hệ thống chính quyền khác có thể chết trong tù (như người đoạt giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba) hoặc bị giết ngay lập tức (như những nhà hoạt động dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989).

Người dân Trung Quốc đang sống trong tình trạng bưng bít thông tin. Nhưng ngay cả người Mỹ cũng bị cuốn vào một khoảng trống thông tin. Nhà báo nước ngoài ở Trung Quốc bị áp lực lớn phải phát ngôn thận trọng về Trung Quốc, và các hãng truyền thông Hoa Kỳ thường coi thường chế độ này.

Có vô số ví dụ về sự tàn bạo lạnh lùng của Trung Quốc. Luật sư nhân quyền Wang Quanzhang đã biến mất vào năm 2015 trong một cuộc đàn áp luật sư và nhà hoạt động trên toàn quốc. Vợ của ông Wang, bà Li Wenzu, muốn tìm hiểu chồng bà đang ở đâu thông qua tất cả các kênh pháp lý hiện lại bị quấy rối và bị quản thúc tại gia. Cô ấy cạo trọc đầu ở nơi công cộng (trong tiếng Trung, từ “tóc” và “luật” đều được phát âm là “fa”), nhưng cho đến hơn 4 năm sau, năm 2019, cô mới biết rằng ông Wang đã được chuyển đến một nhà tù ở Sơn Đông (nhà tù mà tôi bị giam giữ). Nóng lòng muốn liên lạc, cô Li đã tập hợp bạn bè để gọi tên ông Vương từ bên ngoài nhà tù, hy vọng ông có thể nghe thấy tiếng của họ. Kết quả là cô đã bị đuổi ra khỏi nhà mình.

Nhà hoạt động Guo Feixiong đã bị bắt giam và tra tấn nhiều lần kể từ năm 2005 vì chống tham nhũng và thúc đẩy dân chủ. Vợ ông đã rời Trung Quốc cùng các con nhưng bà đang bị ung thư giai đoạn cuối. Vài tháng trước, ông Guo đã bị tịch thu hộ chiếu tại sân bay khi lên đường sang thăm vợ. Sau khi ông Guo viết một bức thư ngỏ cho Thủ tướng Lý Khắc Cường để yêu cầu giúp đỡ, ông nhận được tin rằng ông sẽ bị bắt. Ông cố trốn đi nhưng hệ thống giám sát công nghệ cao của nhà nước đã xác định được nơi ông ở và ông đã mất tích từ ngày 5 tháng 12.

Zhang Zhan, một luật sư trẻ, đã nghỉ việc để đến Vũ Hán đưa tin về dịch Covid và phong toả. Phản ứng của Đảng Cộng sản là nhốt, tra tấn và buộc cô phải ra hầu một phiên toà tòa giả tạo. Cô Zhang đã tuyệt thực từ ngày 4/5. Gia đình cô đã tìm mọi cách để giải thoát cho cô nhưng vô ích. Có lẽ cô đã gần chết.

Đây là những gì có nghĩa là “người dân kêu cứu” ở Trung Quốc. Sau cuộc đàn áp chính tôi trong suốt bảy năm vì phơi bày việc lạm dụngchính sách một con, những trường hợp này khiến tôi rất đau khổ và sự tức giận, và càng thêm căm giận với các chiến dịch tô vẽ cho những sai lầm khủng khiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việc phương Tây không biết chắc về sự thật ở Trung Quốc hoặc không rõ ý định của đảng — hoặc tệ hơn, sẵn sàng chấp nhận tiền để bỏ qua các giá trị dân chủ — thì không còn lời nào để diễn tả.

Dân chủ đôi khi có thể xuất hiện một cách vô duyên, lộn xộn hoặc trần tục. Dân chủ không phải lúc nào cũng công khai hoặc phô bày. Nhưng đừng nhầm lẫn: Một chế độ độc tài chuyên chế là một cơn ác mộng. Thế vận hội được một chế độ diệt chủng dàn dựng. Có Quốc gia dân chủ tự trọng nào đồng ý tham dự không?

Ông Chen là một thành viên xuất sắc tại Trung tâm Nhân quyền thuộc Đại học Công giáo Hoa Kỳ và là tác giả của quyển “Luật sư chân đât: Cuộc chiến đấu cho công lý và tự do của một người mù ở Trung Quốc”.

Nguồn: WSJ


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Nguyễn Tuấn Anh 3 years

    “Các quốc gia dân chủ không nên tham gia Thế vận hội Bắc Kinh 2022”

    Rất hoan nghênh . Việt Nam nên cử 1 đoàn vừa vận động viên vừa quan chức tham dự . Dù sao tình cảm do chính Bác Hồ & Bác Mao tạo dựng, thế hệ sau vẫn cứ phải bồi đắp .