Việt Nam Thời Báo

VNTB – Các sự kiện nổi bật 2015: Biển Đông nổi sóng và gia tăng tin tặc Trung Quốc

Thái Thịnh (WSJ) Quan hệ giữa hai nước bước vào giai đoạn đối kháng trong năm 2015, nhất là trên lĩnh vực an ninh mạng và xây dựng đảo nhân tạo của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Biển Đông
 
Trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng Chín, Tổng thống Barack Obama đe dọa trừng phạt đối với các đơn vị của Trung Quốc liên quan đến tấn công mạng, trong khi các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết họ đã đưa ra những lựa chọn để thách thức tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Một số các ứng cử viên tổng thống Mỹ thậm chí còn gọi hạ cấp chuyến thăm của ông Tập.

Cuối cùng, ông Tập đã được đón tiếp ở cấp nhà nước, và hai bên đồng ý không trực tiếp hoặc hỗ trợ tin tặc đánh cắp thương mại, cũng như khẳng định cam kết làm việc với nhau về biến đổi khí hậu.

Nhưng cam kết bất ngờ của ông Tập ở Washington là không “quân sự hóa” ở quần đảo Trường Sa là quá mơ hồ đối với Mỹ.


Một tháng sau, một tàu khu trục của Hải quân Mỹ đi vào trong vòng 12 hải lý của một trong những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc và quan chức Mỹ cho biết đây là lần tuần tra “tự do hàng hải” đầu tiên trong khu vực kể từ năm 2012. Ít nhất hai tàu chiến Trung Quốc đã “theo đuôi” USS Lassen.

Mặc dù Trung Quốc phản đối và cho biết quân đội của mình sẽ đáp trả bằng “tất cả các biện pháp cần thiết,” nhưng sự thăm viếng tàu hải quân và trao đổi quân sự khác vẫn được tiếp tục. Quan chức Lầu Năm Góc cho biết họ sẽ tiến hành khoảng tám tuần tra như vậy trong một năm.

Hoạt động này đã kết thúc các tranh luận trong chính quyền Obama xoay quanh vấn đề làm thế nào để đối phó với một Trung Quốc tích cực xây đảo nhân tạo, trong đó mở rộng các đảo thuộc chuỗi đảo Trường Sa lên đến 3.000 mẫu Anh trong năm 2015.

Chính phủ Mỹ cho biết ngày 16 tháng mười hai sẽ bán lô vũ khí trị giá 1.83 tỷ USD cho Đài Loan, trong bốn năm.

Nền kinh tế trồi sụp của Trung Quốc

Sau sự tăng trưởng ấn tượng lên đến hai con số, Trung Quốc đang đối diện với nền kinh tế trượt liên quan đến tăng trưởng “nóng”, nợ cao (chính phủ lẫn doanh nghiệp), dư thừa công suất.

Bắc Kinh can thiệp vào thị trường chứng khoán sụt giảm, sau đó phá giá đồng tiền mà không đưa ra cảnh báo, gây chấn động trong thị trường tài chính thế giới. Điều này nhấn mạnh sự phụ thuộc ngày càng tăng của thế giới vào Trung Quốc, các cơ quan kinh tế – tài chính quốc tế liên tục dự báo tăng trưởng toàn cầu và thị trường hạ thấp hơn kỳ vọng khi đối mặt.


Các giải pháp đưa ra hầu như không dễ dàng cho một nhà nước chuyên chế ưa thích sự kiểm soát để tranh những thay đổi cấu trúc làm suy yếu quyền lợi của đảng. Dù thế, Trung Quốc thực hiện một số bước đi tiến bộ, kiềm chế nợ chính quyền địa phương, thực hiện các bước để mở tài khoản vốn của mình và khuyến khích các doanh nhân.

Nhưng các lời hứa về tái cấu trúc cơ bản vào cuối năm 2013 nhằm cho thị trường đóng một vai trò quyết định trong nền kinh tế đã có những chuyển biến rất ít. Một kế hoạch công bố để làm giảm số lượng công ty nhà nước, tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh tiếp tục tiếp cận ưu đãi về vốn và thị trường dường như là một bước lùi. Trong một nỗ lực để đẩy lùi ảnh hưởng của một dân số đang già đi nhanh chóng, Bắc Kinh đã nới lỏng chính sách một con của mình.

Trong khi đó, Mỹ, Nhật Bản và 10 nước khác trên khắp Thái Bình Dương đạt được một hiệp ước thương mại rộng lớn trong tháng Mười, và là một thách thức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đã đưa nhân dân tệ vào giỏ đồng tiền dự trữ trong một dấu hiệu mang tính biểu tượng công nhận nền kinh tế đang phát triển, và có sức ảnh của Trung Quốc.

Hiệp ước hạt nhân Iran

Các thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và sáu cường quốc thế giới vừa qua đã đi vào lịch sử, nhưng nhiều quốc gia lo lắng hiệp định sẽ khuyến khích các nước Cộng hòa Hồi giáo sẽ chạy đua hạt nhân trong bối cảnh khu vực tăng trưởng ổn định.

Các lệnh cấm vận do Mỹ – EU – Liên Hợp Quốc áp đặt sẽ được dỡ bỏ. Đổi lại, Iran phải đồng ý hạn chế dài hạn chương trình hạt nhân mà phương Tây cho rằng để chế tạo bom hạt nhân. Thỏa thuận này gặp sự phản đối gay gắt trong Quốc hội, kể cả các đồng minh Dân chủ của ông Obama.

Các nhà phê bình đã kê ra những nguy hiểm mà Iran đặt ra cho Israel và các đồng minh Trung Đông khác. Trong khi những người ủng hộ nói rằng hiệp định này sẽ cho phép giám sát sâu hơn chương trình hạt nhân của Iran.

Lãnh đạo bảo thủ của Iran, Ayatollah Ali Khamenei, đã tuyên bố thỏa thuận này không đánh dấu một bước đi hướng tới tái lập quan hệ với Washington và rằng Iran sẽ tiếp tục phản đối chính sách của Mỹ, bất chấp lợi ích chung trong việc chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng.

Thỏa thuận này cũng giúp Tổng thống Hassan Rouhani –  người đã tiến hành bắt giữ các nghệ sĩ, nhà báo và doanh nhân… giành lấy một sự ủng hộ đáng kể

Mỹ Latin – và mục tiêu tham nhũng

Chống tham nhũng đang trở thành tiêu điểm ở Mỹ Latin, với việc lật đổ Tổng thống Guatemala và việc luận tội với tổng thống Brazil, Dilma Rousseff.

Các cuộc biểu tình của tầng lớp trung lưu ở nhiều thành phố của Mỹ Latinh đã củng cố sức mạnh của các công tố viên. Một nền báo chí tự do hơn đã phát hiện ra nhiều hành động phi pháp.

“Đó là sự kết hợp nhận thức của các tầng lớp, tổ chức và một số luật bắt đầu có hiệu lực,” theo Alejandro Salas, giám đốc khu vực của tổ chức Minh bạch quốc tế đánh giá.
Tại Brazil, hơn 100 giám đốc điều hành và các chính trị gia đã bị bắt giữ, và một số bị kết án, trong một cuộc điều tra tiền hối lộ và rửa tiền liên quan đến hợp đồng với Petrobras – Tập đoàn dầu khí nhà nước Petrobras.

Tổng thống Rousseff phải đối mặt với cáo buộc thao túng tài khoản công vào năm 2014 để che giấu tình trạng thâm hụt ngân sách trong quá trình vận động tái tranh cử. 


Ở Guatemala, Tổng thống Otto Perez đã bị bắt ngay sau khi tuyên bố từ chức  vào ngày ba tháng Chín sau những bê bối tham nhũng, gây ra làn sóng biểu tình rộng rãi ở Guatemala.

Các điều tra cao cấp “tăng cường các nguyên tắc với tư cách là cơ quan giám sát các quy định của pháp luật”, luật sư Ricardo Monner-Sans, một nhà hoạt động chống tham nhũng Argentina nói.

Các công tố viên Mỹ đang theo đuổi một cáo buộc rửa tiền và tham ô bên PDVSA, công ty dầu khí quốc gia Venezuela. Hai cháu trai của đệ nhất phu nhân của nước này, Cilia Flores, đã bị bắt về tội buôn lậu cocaine.

Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto cũng dính chàm khi mua cho vợ mình một lâu đài từ một nhà thầu chính phủ.

Sóng gió Erdogan

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan (Thổ Nhĩ Kỳ) nổi lên chiến thắng, và củng cố quyền lực trong nước và ảnh hưởng các nước phương Tây để được giúp đỡ trong việc hạn chế các mối đe dọa từ Trung Đông.

Ông Erdogan gián tiếp bác bỏ những cáo buộc tham nhũng, thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình với phiến quân người Kurd. Nhưng cử tri hoài nghi về tham vọng của ông Erdogan khi thúc đẩy cuộc bầu cử Quốc Hội vào tháng Sáu, khiến các cuộc đàm phán liên minh mà chẳng đi đến đâu.

Giữa những bất ổn chính trị, khiến đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ giảm xuống mức  kỷ lục, xung đột bùng lên giữa người Kurd ly khai và Nhà nước Hồi giáo tự xưng khiến 135 người chết.

Ngọn gió xã hội chủ nghĩa

Hầu hết mọi người ở Cuba hân hoan trước việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ vào tháng Tám – sau 54 năm chiến tranh Lạnh thù địch. Sự tan băng bất ngờ đã tạo ra một làn sóng du khách đến Cuba từ Mỹ. Và giới kinh doanh Hoa Kỳ cũng tìm cách thâm nhập vào một thị trường chưa phát triển – dù nó cách Mỹ 90 dặm.

Nhưng bất chấp những hành động làm ấm mối quan hệ như nâng giới hạn tiền gửi từ Mỹ về Cuba, cấp phép điều hành nâng giới hạn về tiền gửi về từ Mỹ và chính phủ Mỹ cấp phép mở dịch vụ phà lần đầu tiên từ Florida tới Cuba sau hơn 50 năm cấm vận, cũng như một thỏa thuận trong tháng mười hai tăng cường các chuyến bay thường xuyên theo lịch trình trong năm tới, nhưng đã có ít giao dịch kinh doanh được công bố và đầu tư vẫn còn bị cấm bởi Mỹ.

Đồng minh của Cuba là Venezuela, cử tri đã ngán ngẩm trước nạn lạm phát và tình trạng thiếu hàng hóa cơ bản cao nhất thế giới, dẫn đến việc bỏ phiếu “không” đối Tổng thống Nicolás Maduro, người thừa kế của biểu tượng chủ nghĩa dân túy Hugo Chávez, và đưa phe đối lập nắm đa số ghế ở cơ quan lập pháp.

Mười hai năm của chủ nghĩa dân túy ở Argentina cũng đã kết thúc khi Mauricio Macri đánh bại Tổng thống Cristina Kirchner. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đang đối mặt với việc luận tội khi bà phải vật lộn với sự sụt giảm mạnh về kinh tế tồi tệ nhất.

Năm thận trọng của Modi

Ấn Độ trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới vì những thay đổi trong cách tính tổng sản phẩm trong nước.

Thủ tướng Narendra Modi muốn làm cho Ấn Độ thành một nơi dễ dàng hơn trong kinh doanh và đầu tư.
Nhưng sự phản đối luật đất đai sửa đổi của nông dân vùng nông thôn Ấn Độ đã khiến ông Modi tạm hoãn việc trưng thu bắt buộc đất đai nông thôn để xây dựng khu công nghiệp, đường cao tốc.

Một thất bại lớn đối với Đảng Bharatiya Janata của ông Modi trong cuộc bầu cử tiểu bang Bihar vào tháng Mười đã ảnh hưởng đến chương trình nghị sự kinh tế của ông.

Trong một bài phát biểu tháng mười hai, ông Modi bảo vệ cách tiếp cận từng bước của ông, nói rằng chính phủ của ông tháo dỡ rào cản trong việc kinh doanh, và cải thiện việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước thay vì tư nhân hóa.

Trận động đất Nepal giết chết gần 9.000 người

Một trận động đất cường độ 7, ở Nepal đã giết chết gần 9.000 người trong tháng Tư và tháng Năm, gây ra một vụ sạt lở chết người trên núi Everest và phá hoại ngôi chùa lịch sử tại thủ đô Kathmandu. Nhưng những khó khăn đã không kết thúc ở đó đối với nước nhỏ, nghèo nhất của châu Á sau Afghanistan.

Lúc đầu, chính phủ Nepal đã nhanh chóng huy động viện trợ nước ngoài và thành lập cơ quan tái thiết. Các chính trị gia Nepal sau gần một thập kỷ của sự bất hòa, cũng thống nhất phê duyệt một hiến pháp mới trong tháng Chín.

Nhưng kể từ đó, các cuộc biểu tình của người dân phía nam của Nepal nổi lên, những người nói rằng hiến pháp mới đặt họ vào thế bất lợi chính trị, làm gián đoạn các chuyến hàng thực phẩm, nhiên liệu, vật tư từ Ấn Độ.

Quỹ đầu tư bị rò rỉ

Thủ tướng Malaysia Najib Razak phải đối mặt với các cuộc biểu tình và kêu gọi ông từ chức sau khi một tin tức cho biết, ông đã được “nhà tài trợ” tặng  700 triệu USD – nguồn tiền liên quan đến Quỹ đầu tư phát triển 1Malaysia Development Berhad (1MDB).

Những người phản đối hiện diện ở trong và ngoài đảng cầm quyền. Cựu lãnh đạo Mahathir Mohamad, người cai trị Malaysia trong hơn hai thập kỷ, là một trong số các nhà phê phán mạnh mẽ nhất ông Najib. Quản lý tài chính ở một số nước đã bắt đầu điều tra các giao dịch của 1MDB.

Trong suốt cơn bão, ông Najib phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái hoặc sử dụng tiền để kiếm lợi cá nhân. 1MDB đã phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái và cho biết họ đang hợp tác với các nhà điều tra.

Tin bài liên quan:

VNTB – Mỹ đang có kế hoạch lập “chuỗi P-3” nhằm giám sát hoạt động Trung Quốc

Phan Thanh Hung

Yêu cầu Trung Quốc trả tàu cá QB93694TS

Phan Thanh Hung

VNTB – Rửa tiền và tham nhũng qua… thùng công đức?

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.