Việt Nam Thời Báo

VNTB – Cách làm việc trạm xăng cục gạch và đổi thay

TS Phạm Đình Bá

 

(VNTB) – Khi không còn độc tài, chúng ta sẽ thay đổi việc điều hành nền kinh tế như thế nào?

 

Theo báo Tuổi Trẻ, việc nỗ lực áp giá xăng dầu theo mệnh lệnh hành chính, không tôn trọng quy luật thị trường, không chỉ không giải quyết dứt điểm tình cảnh thiếu xăng dầu cục bộ, mà còn đẩy người dân vào những bất ổn “hiếm thấy”, giữa đêm khuya phải xếp hàng chờ đổ xăng. [1]

Thế thì trong tương lai khi chúng (Đảng Cộng Sản Việt Nam, chú thích của Ban Biên Tập) không còn độc quyền cai trị đất nước nữa, chúng ta sẽ làm việc ra sao?

Ra quyết định chính trị là một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng nhất trong tâm lý học chính trị, và lý thuyết lựa chọn hợp lý là khung lý thuyết được sử dụng phổ biến nhất để giải thích các quá trình ra quyết định. [2] Các giả định cơ bản của lý thuyết lựa chọn hợp lý là các cá nhân có một nhóm sở thích nhất quán, thu thập thông tin cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt, đánh giá các hành động thay thế và lựa chọn các hành động có liên quan tối ưu đến niềm tin và giá trị của họ. Những quyết định như vậy được cho là sẽ làm tăng thêm giá trị hay tư lợi của các cá nhân và do đó được coi là hợp lý.

Nếu sở thích của chúng là nhất quán vào kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chúng sẽ giải quyết thiếu xăng dầu bằng cách ra lệnh cho một loạt các cơ cấu liên quan đến việc cung cầu nhiên liệu để tìm cách gia tăng lượng cung cấp, và định giá xăng thấp bất kể đến thực tế là khi nhu cầu xăng trong dân tăng cao, thì giá xăng phải tăng lên. Cách làm việc giáo điều là hợp lý theo quan điểm của chúng nhưng lại là nghịch lý với thị trường, nhất là khi cán bộ cung cấp xăng cho các trạm xăng cục gạch để thủ lợi cho cá nhân.

Nếu trong tương lai đất nước có đa đảng thì vì cạnh tranh phiếu bầu trong cuộc bầu cử tới, đảng cầm quyền phải lo giải quyết việc khan hiếm xăng dầu. Vì sao? Sự thiếu hụt như vậy làm chậm tăng trưởng và dân mất công ăn việc làm sẽ bầu cho đảng đối lập vào cầm quyền.

Nếu sở thích của đảng cầm quyền là nhất quán để tăng lượng xăng trong thị trường, họ sẽ thu thập dữ liệu cung cầu trong thị trường năng lượng và tìm cách giải quyết thiếu hụt thông qua các biện pháp hợp lý với nguyên tắc hoặc động của thị trường. Họ có thể tài trợ hay dùng quan hệ quốc tế để giúp tư nhân nhập khẩu xăng – tăng lượng cung để đáp ứng như cầu nhiên liệu của dân. Họ có thể giảm thuế đánh lên tiêu thụ xăng để giảm giá xăng cho người tiêu thụ. Họ có thể làm cả hai biện pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt xăng và giá xăng cao. Việc cạnh tranh chính trị là động lực thúc đẩy họ giải quyết vấn đề – nếu không thì họ mất việc vì dân bầu họ ra rìa. Đây chính là biện pháp mà một số quốc gia như Hoa Kỳ đã làm. Khi nguồn cung dầu bị ảnh hưởng do Nga xâm lược Ukraine, chính quyền Biden đã cho mở kho dự trữ xăng dầu chiến lược. Họ cũng giảm thuế đánh lên xăng dầu. Chính quyền các tiểu bang, cũng là những chính quyền dân cử, cũng có các biện pháp tương tự. Chính vì vậy, sau giá xăng lên cao trong một thời gian ngắn, đã giảm xuống.

Tuy nhiên, cách tiếp cận lựa chọn hợp lý lại đối mặt với một nghịch lý, vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thực tế, việc ra quyết định chính trị hầu như không bao giờ tuân theo những nguyên tắc này. Mọi người thiếu nhất quán trong quan điểm của mình, sử dụng thông tin không chính xác, quá tự tin vào lựa chọn của mình, không thích ứng với các đánh giá hiện có trước thông tin mới, đưa ra kết luận không xác thực từ dữ liệu không đủ và bày tỏ ý kiến ​​thành kiến.

Những thí dụ về ra quyết định để giải quyết khủng hoảng xăng dầu ở trên giả định là những người cầm quyền ra quyết định hợp lý và nhất quán theo hệ thống tin tưởng và giá trị của họ. Với chúng nó, hệ tin tưởng là cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với hệ thống đa đảng, hệ tin tưởng chắc có thể là đánh giá thị trường kinh tế với giá cả lên xuống theo cung cầu.

Trong thực tế, không chắc là những người cầm quyền ra quyết định theo giá trị tin tưởng của họ. Chúng nói một đàng làm một nẻo. Những người cầm quyền trong đa đảng không chắc là chỉ cân nhắc việc ra quyết định của họ dựa vào thị trường và quy luật giá cả tăng giảm theo cung cầu – họ cũng có thể làm việc theo tư lợi cá nhân hơn là giải quyết việc chung.

Việc cung cấp bằng chứng chất lượng cao vào quá trình hoạch định chính sách là khó khăn, nhưng là điều cần thiết để cải thiện các hoạt động can thiệp để tăng thêm lợi ích chung. Quản lý tốt hơn thông qua hoạch định chính sách được cung cấp thông tin bằng chứng đòi hỏi phải xây dựng năng lực để sử dụng hiệu quả và nhu cầu bằng chứng ở tất cả các cấp chính quyền.

Với cạnh tranh chính trị qua đa đảng, những người cầm quyền chỉ có quyền lực rất giới hạn. Nhiệm vụ của chính quyền là tạo điều kiện để tư nhân hoạt động một cách công bằng trong trật tự của thị trường. Chính quyền không thể chỉ đạo thị trường. Thị trường vận hành vì nhiều người bán cung cấp hàng với chất lượng và giá cả khác nhau và người mua lựa chọn mặt hàng theo nhu cầu chất lượng và túi tiền của họ.

Trong bối cảnh nầy, quản lý thị trường không có nghĩa là thọc tay thô bạo vào quan hệ mua bán của mọi người. Trái lại, nhà nước thu thập thông tin về thị trường, đảm bảo không gian lận trong mua bán, đánh thuế vừa phải để việc mua bán vận hành với đủ xăng cho mọi người. Xây dựng một đội ngũ nhân viên mới để ra quyết định dựa theo dữ liệu và thông tin là khó khăn bởi vì những nền tảng làm việc như thế nầy hiện nay không có. Hơn nữa, cách làm việc cũ theo chỉ đạo thị trường sẽ là thử thách rất lớn cho nỗ lực đổi thay.           

Các biện pháp can thiệp và thực hành dựa trên bằng chứng được thực hiện kém – hoặc hoàn toàn không được thực hiện – không mang lại lợi ích chung như mong đợi. Ngay cả khi được thực hiện có hiệu quả, các biện pháp can thiệp và thay đổi thực hành vẫn có thể không mang lại lợi ích chung như mong đợi nếu mất hiệu quả trong quá trình thực hiện, hoặc nếu can thiệp hoặc thực hành không bao giờ hiệu quả ngay từ đầu.

Trong bối cảnh cạnh tranh chính trị, đảng cầm quyền đương thời sẽ nổ lực để giải quyết khủng hoảng xăng nếu họ mong muốn tiếp tục cầm quyền qua kỳ bầu cử tới. Họ sẽ thu thập thông tin về mức độ khủng hoảng xăng ở các nước trong vùng, các biện pháp những nước nầy xử dụng để đối mặt với khủng hoảng, và tầm mức hiệu quả của các biện pháp ấy. Họ sẽ xét nghiệm và so sánh sự khả thi của các biện pháp nầy để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong phạm vi trách nhiệm của họ. Giả sử họ đáng giá cao biện pháp đã dùng ở Nhật và Thái Lan, họ còn phải nghĩ đến việc triển khai trong tình huống của thị trường nước nhà.

Khoa học thực hiện là nghiên cứu khoa học về các phương pháp và chiến lược tạo điều kiện thuận lợi cho việc các nhà thực hành và các nhà hoạch định chính sách áp dụng các nghiên cứu và thực hành dựa trên bằng chứng vào việc sử dụng thường xuyên. [3]

Ở các nước giàu, nhân viên trong các cấp chính phủ được đào tạo về khoa học thực hiện – ví dụ như làm sao để thu thập thông tin về các biện pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt xăng, các biện pháp nầy hiệu quả như thế nào, chúng được triển khai trong các điều kiện thị trường nào, dân chúng đáp ứng với những triển khai các biện pháp nầy ra sao, làm sao để thu thập ý kiến của dân để biết mức hiệu quả của các biện pháp trước và sau khi triển khai.

Mọi quyết định ra biện pháp phải được hoạch định với dữ liệu bền vững về hiệu quả của biện pháp đặt ra theo các mục tiêu nhất định. Không thể hoạch định các biện pháp hỗ trợ người mua người bán theo suy nghĩ mơ hồ, không thể làm việc theo định kiến, không thể bắt chước biện pháp của nước ngoài một cách hồ đồ, không thể làm cho có.

Trong bối cảnh cạnh tranh đa đảng, bạn phải có biện pháp khả thi, thực hiện triển khai tốt, đạt hiệu quả như đã định lúc ra kế hoạch. Bạn không làm được thì tránh ra một bên để đảng khác vào làm việc. Không có việc một đảng làm cha trong hơn 70 năm. Nếu nhiệm kỳ của bạn là 5 năm, 70 năm có nghĩa là 14 chính phủ với các biện pháp hiệu quả khác nhau để tiến triển đất nước.

Lĩnh vực khoa học thực hiện tìm cách thu hẹp khoảng cách một cách có hệ thống giữa những gì chúng ta biết những gì chúng ta làm bằng cách xác định và giải quyết các rào cản làm chậm hoặc cản trở việc tiếp nhận các can thiệp chính sách đã được chứng minh và thực hành dựa trên bằng chứng.

Cách làm việc theo khoa học thực hiện thường có hai chốt. Chốt thứ nhất là kiến thức – chúng ta cần biết các biện pháp giải quyết khác nhau. Thí dụ như trong khủng hoảng xăng dầu thì chúng ta phải tìm hiểu về bối cảnh rộng là tại sao khủng hoảng xăng xảy ra – chiến tranh do Putin xăm lăng Ukraine? Lạm pháp giá cả sau đại dịch?

Chúng ta cần biết các nước bên cạnh dùng các biện pháp gì để giảm áp lực của xăng cao giá cho người tiêu thụ. Tại sao họ làm như vậy? Họ làm có hiệu quả không? Đo lường hiệu quả dựa vào các cách thức đo lường nào? Trong điều kiện thị trường và mức độ khan hiếm ra sao?

Bước thứ hai là kiến thức về triển khai sau khi chọn một biện pháp trong một vài biện pháp mà mình cân nhắc. Giả dụ chúng ta muốn triển khai biện pháp họ dùng bên Thái Lan. Điều kiện thị trường khác nhau như thế nào? Cơ chế thuế xăng bên ta và bên Thái so sánh ra sao? Hệ thống phân phối và các mạng lưới trạm xăng có khác biệt ra sao?

Kiến thức về biện pháp giả quyết khan hiếm xăng và kiến thức về triển khai một biện pháp lựa chọn có nhiều tương đồng trên căn bản nhưng kiến thức triển khai liên quan đến việc làm sao thực hiện một biện pháp lựa chọn cho thật hiệu quả. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách là gì? Những người hỗ trợ là gì? Những rào cản đối với việc thực thi chính sách là gì?

Câu hỏi cơ bản của khoa học triển khai là: Làm thế nào để chúng ta đưa được “những gì hiệu quả” đến những người cần nó, với tốc độ cao hơn, độ trung thực, hiệu quả, chất lượng và mức độ phù hợp? Lập trường toàn diện này coi trọng việc áp dụng một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu từ một loạt các lĩnh vực khác nhau được coi là rất quan trọng để hiểu quá trình, bối cảnh và kết quả của việc thực hiện, với mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi ích ở cấp độ dân số lớn và quy mô triển khai rộng khắp.

Đó là cách làm việc trong tương lai khi chúng nó giòi bọ đục khéo dân nước bị từ chối bởi mỗi và mọi người.

Nguồn:

  1. https://tuoitre.vn/dieu-hanh-gia-xang-dau-nhin-tu-hien-tuong-cay-xang-cuc-gach-20221112103543742.htm?fbclid=IwAR1swf7WhCxmOJ209LM5lD5d2xI8rfEqHCC8SBK1S6Bo3XpMnbivDLwFNHg
  2. https://www.sciencedirect.com/topics/social-sciences/political-decision-making
  3. https://impsciuw.org/implementation-science/learn/implementation-science-overview/

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ cầm quyền trong bao lâu?

Phan Thanh Hung

VNTB – Dự án Tự do cho Blogger Lê Anh Hùng

Phan Thanh Hung

VNTB – Mẹ nó! Có sợ gì đâu

Trương Thế Tử

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo