Việt Nam Thời Báo

VNTB- Cải cách lớn liệu có tạo nên một Việt nam Thịnh vượng trong vòng 30 năm tới?

Phương Thảo (Hà Lan) dịch
 
(VNTB) – Kể từ khi có cuộc đổi mới kinh tế năm 1986, Việt Nam đã chuyển mình từ một quốc gia nghèo đói và bị cô lập kinh tế thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất và cởi mở nhất trên thế giới. Nhưng đáng lẽ Việt Nam không nên tự mãn với điều này. Đó hẳn sẽ là một quyết định cải cách đầy khó khăn và liều lĩnh nhằm khơi mòi lại sự chuyển hóa thịnh vượng cho vài thập kỷ tới.


Trong những năm qua, sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã bị giảm sút đáng kể. Kinh tế Việt Nam không còn là một ngôi sao sáng hơn hẳn các quốc gia láng giềng. Và việc giảm tăng trưởng kinh tế bắt nguồn từ việc giảm tăng trưởng năng suất sản xuất. Tăng trưởng năng suất lao động quốc gia cũng đã từ mức 5,3 % trong năm 1990-2000 giảm xuống mức 4,4% trong những năm từ 2000- 2012, trong khi việc tăng năng suất lao động được đẩy mạnh lên cao do việc chuyển đổi lao động từ môi trường lao động nông nghiệp sang các ngành lao động khác nhưng các ngành nghề ấy lại thiếu sự phát triển về kỹ thuật. Trong khu vực sản xuất, dịch vụ và xây dựng thì mức tăng trưởng của Việt Nam đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines. Tăng trưởng tổng năng suất các yếu tố sản xuất (TFP) cũng bị giảm mạnh. Tổng năng suất các yếu tố sản xuất từ mức 2,5% những năm 1990 – 2000 đã giảm xuống đến mức 0,1% từ năm 2000 -2012.

Hiệu quả sử dụng vốn và lao động bị suy giảm ở nhiều cấp độ và nhiều mặt, đặc biệt là năng lực quản lý đã chứng tỏ chiến lược phát triển hiện tại của Việt nam là không tương thích. Nền kinh tế Việt Nam quá thiên về mở rộng và chú trọng sự can thiệp của chính phủ nhưng lại bỏ qua sự nâng cấp ngành công nghiệp và phát triểm kinh tế tư nhân. Nói rộng hơn thì sự suy giảm hiệu quả sử dụng vốn và lao động là kết quả của chiến lược công nghiệp hóa sai lầm của chính phủ do việc chỉ biết dựa vào các doanh nghiệp nhà nước yếu kém về mặt quản lý. Kết quả là Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào việc huy động vốn để kích thích tăng trưởng. Giữa những năm 2000- 2012, huy động vốn đóng góp cho tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam lên đến 5,2% so với 3,5% của thập kỷ trước đó.

Chính phủ Việt Nam cần cấp bách đưa ra một làn sóng đổi mới khác để khôi phục lại sự tăng trưởng kinh tế. Năng suất lao động phải được đặt làm trọng tâm phát triển kinh tế quốc gia vì ba lý do sau đây:

Thứ nhất, năng suất lao động hiện tại của Việt Nam vẫn thua kém các quốc gia láng giềng dù đây là thước đo chính về mức sống và khả năng cạnh tranh. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới thì năng suất lao động ở Việt Nam trong năm 2012 thấp hơn Singapore 18 điểm, sau Hàn Quốc 11 điểm. Trung Quốc hơn Việt nam 3,2 điểm, Indonesia và Philippines hơn Việt Nam 1,8 điểm (năng suất lao động được đánh giá dựa trên sức mua tương đương). Tuy nhiên sự tăng trưởng năng suất sao động hiện nay của Việt Nam đã giảm thấp hơn nhiều. Nếu vẫn giữ nguyên tỷ lệ tăng trưởng trong năm năm qua cho các năm sau này thì năng suất lao động Việt Nam vẫn sẽ thua kém Philippines trong vòng 20 năm tới và thua kém Indonesia trong 50 năm tới.

Thứ hai, Việt Nam hiện đang có được sự ưu đãi về cung cấp lực lượng lao động, nhưng yếu tố này sẽ bị mất đi khi Việt Nam phải đối mặt với các thách thức mới do tình trạng lão hóa dân số. Trong năm 2010, Việt Nam đã bước vào giai đoạn phát triển phân chia lợi tức dân số trong đó trẻ em dưới 14 tuổi và người già trên 65 tuổi chiếm lần lượt 30 và 15% tổng dân số. Giai đoạn này sẽ kéo dài trong 30 năm trước khi dân số cả nước già đi nhanh chóng. Vào giữa những năm 2040, độ tuổi của dân số Việt Nam sẽ già như dân Nhật năm 2010. Sự lão hóa về dân số càng thôi thúc sự phát triển cần kíp, nếu không thì Việt Nam sẽ càng gặp nhiểu khó khăn hơn (nếu như không phải là không thể) để thiết lập nền tảng tăng trưởng kinh tế với lực lương lao động già nua.

Ba thập kỷ tới đây là cơ hội thuận lợi nhất để Việt Nam sử dụng thế mạnh lợi tức dân số để thúc đẩy tăng trưởng năng suất và đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc, nhưng cũng có thể sẽ chỉ tiếp tục đẩy mạnh lợi thế phát triển diện rộng thông qua số lượng lớn các lao động với kỹ năng tay nghề thấp. Việt Nam giờ đây đang đối mặt với một sự chọn lựa quan trọng đó là tiếp tục theo đuổi cơ hội bằng vàng của lợi tức xã hội nhằm tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế hoặc là đương đầu với sự thách thức bị lão hóa trước khi trở nên giàu có.

Cuối cùng, việc chú trọng đẩy mạnh năng suất sẽ cho phép Việt Nam đạt được mức tăng trưởng và củng cố nền tảng thịnh vượng cũng như năng lực cạnh tranh. Điều này đòi hỏi các nỗ lực cải cách mang tính quyết định để thúc đẩy tảng trưởng năng suất thông qua ba kênh chính: thay đổi cơ chế, chất lượng lao động, cải cách và truyền bá kiến thức.

Thay đổi về cơ chế đòi hỏi một môi trường kinh doanh công bằng, cạnh tranh và cho phép phát triển kinh tế tư nhân cùng các doanh nghiệp lớn. Lực lượng lao động, đất đai và vốn nên được điều động từ các công ty có năng suất lao động thấp như các cơ quan nhà nước sang cho các thành phần kinh tế có năng suất lao động cao như là các công ty tư nhân thành đạt, hoặc là từ các ngành sản xuất có giá trị thấp sang các ngành sản xuất có giá trị cao. Các sự méo mó trong thị trường vốn là động cơ cho việc đầu cơ tích trữ và kìm hãm đầu tư thương mại cần phải được bãi bỏ hoàn toàn. Để nâng cao chất lượng lao động cũng cần có một hệ thống giáo dục và huấn luyện tốt cùng mối liên hệ thiết thực giữa nhà trường và thực tiễn. Việc tăng cường sự liên kết giữa hệ thống giáo dục và kinh doanh cần phải có sự ủng hộ về chiến lược của chính phủ đặc biệt là ở cấp độ địa phương. Đẩy mạnh truyền bá và nâng cấp kiến thức cần phải có nhiều chính sách chủ động và hệ thống khích lệ hơn nhằm thúc đẩy việc học hỏi về kỹ thuật, tích lũy kiến thức và học hỏi kinh nghiệm trong tất cả các ngành nghề và công ty. Điều này cũng đòi hỏi phải có một phong trào tăng năng suất để khích lệ nhân viên và các nhà quản lý có thể học và làm việc cùng nhau.

Việt Nam đã đạt được nhiều thảnh quả đáng chú ý trong ba thập kỷ vừa qua kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới năm 1986. Nhưng Việt Nam cũng có thể thoát ra khỏi cái bẫy đạt thu nhập trung bình để trở thành một quốc gia có thu nhập cao trong vòng ba thập niên tới. Vì Việt Nam đã và phải chịu đựng nhiều mất mát và hi sinh để tìm ra con đường xây dựng Việt Nam thành một quốc gia cường thịnh, Việt Nam không nên tự mãn với những gì đã đạt được. Việt Nam cần phải có một cuộc cải cách táo bạo.

(Nguồn Economywatch)

Tin bài liên quan:

Thổi giá ăn chênh: Cuối ngày cò đất chia nhau tiền tỷ

Phan Thanh Hung

Ông Nguyễn Văn Đực: Kinh doanh bất động sản 2015 sẽ theo kiểu “mì ăn liền”

Phan Thanh Hung

Kinh tế tư nhân không cần ưu đãi, mà cần đối xử công bằng!

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.