Được soạn thảo bởi
Người Thượng vì Công lý (MSFJ), Xây dựng Nhân quyền cho Người Thượng (BHRM), Boat People SOS (BPSOS), và các cộng tác viên (phiên bản tháng 3 năm 2022)
Dẫn Nhập
Người bản địa theo Cơ Đốc giáo ở Việt Nam, đặc biệt là những người theo đạo Tin lành, đã là nạn nhân của chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (“Việt Nam”) trong 47 năm qua. Đảng Cộng sản Việt Nam không tin tưởng đa số người Thượng (người Âu Mỹ dịch là “Montagnards” tức là “người thiểu số sống tại vùng cao nguyên”), chủ yếu là họ sống trong các cộng đồng Tây Nguyên ở những vùng xa xôi gần biên giới với nước Lào và Campuchia. Nguyên nhân của sự nghi kỵ này là định kiến phân biệt chủng tộc đã có từ lâu và trong quá khứ đã có một cuộc kháng chiến vũ trang nhằm thành lập một Nhà nước Đề Ga (Thượng) độc lập. Hơn nữa, Đảng Cộng sản cũng cho rằng “các hội thánh tại gia” Cơ Đốc giáo độc lập là khó kiểm soát vì cấu trúc quản lý của các hệ phái này rất phân tán so với các tôn giáo khác, và đồng thời bị chính phủ Việt Nam gán ghép là “tôn giáo ngoại lai” vì họ theo Cơ Đốc giáo cách đây không lâu, vào những năm 1980-2015. Tài liệu này nhằm đưa ra một tổng quan về tình trạng hiện tại của cộng đồng tôn giáo bản địa này. Những phụ lục của bài viết này trình bày một số chi tiết về lịch sử phát triển của Cơ Đốc giáo tại Việt Nam (đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên) và cung cấp thông tin bổ sung khác cho phần tổng quan trong tài liệu này.
Tóm lược hiện tình
Các ước tính sau đây dựa trên sự phân tích các nguồn đáng tin cậy (xin xem chi tiết trong Phụ lục A):
– Tổng số người theo Cơ Đốc giáo: khoảng 1.500.000
– Người Thượng theo Cơ Đốc giáo (gồm có một số ít người theo Đạo Công giáo): khoảng 600.000 (chủ yếu là ở vùng Tây Nguyên)
– Người Thượng theo đạo Tin lành không đăng ký: khoảng 40.000 (chủ yếu ở vùng Tây Nguyên)
Dựa trên danh sách được tổng hợp từ thông tin do các cộng đồng người Thượng cung cấp, hiện nay có gần 90 tù nhân lương tâm người Thượng hoặc ra tù cách đây không lâu (còn trong thời hạn bị quản chế) ở Việt Nam với mức án trong khoảng từ 5 đến 13 năm tù giam và 3 đến 5 năm quản chế (quyền đi lại, ra khỏi thôn làng bị hạn chế khắt khe) sau khi ra tù vì các tội được xác định một cách mơ hồ như “phá hoại đoàn kết dân tộc”, “tuyên truyền chống phá Nhà nước ”, v.v. và đôi khi, “tổ chức đưa người ra nước ngoài trái pháp luật”.
Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2021 – tháng 2 năm 2022, Công an Tây Nguyên đã tăng cường sách nhiễu, đe dọa, buộc các hội thánh tư gia độc lập phải gia nhập Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam do Đảng Cộng sản kiểm soát. Các nhóm vận động của người Thượng đã và đang học hỏi và áp dụng các chiến lược vận động quốc tế từ năm 2019 đến đầu năm 2022. Nội lực của họ đã gia tăng đáng kể trong thời gian này, có thể thấy được qua các chỉ dấu như số báo cáo gửi đến Liên hiệp quốc (LHQ) và số người được đào tạo về các khái niệm tổ chức xã hội dân sự, luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Một phát biểu ngắn gọn về năng lực hiện tại của các cộng đồng người Thượng được đào tạo này nằm ở cuối phần tổng quan này, ngay trước Phụ lục A.
Vùng Tây Nguyên được trình bày trên bản đồ nơi trang sau đây để giúp các độc giả chưa quen thuộc với địa lý Việt Nam nắm bắt được vị trí của vùng Tây Nguyên (các tỉnh Tây Nguyên được tô màu xanh lá cây).
Hình chụp vào ngày 2 tháng 8, 2021, toà án nhân dân tỉnh Gia Lai phán quyết:
Phiên tòa vào tháng 8 năm 2021 và bản “án bỏ túi” cho thấy chính sách đối với người Thượng theo Cơ Đốc giáo. Trong lá thư gửi toà soạn được báo The Hill đăng vào tháng 8 năm 2020 (trích dẫn từ bài viết đầy đủ trong Phụ lục B), một dân biểu Hoa Kỳ và một ủy viên của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ đã viết:
“Các nhà lãnh đạo tôn giáo ban phát cho các tín đồ sự nuôi dưỡng tinh thần và hướng dẫn họ. Các vị này cũng thường được yêu cầu để lên tiếng về các vấn nạn ảnh hưởng đến cộng đồng của họ. Một trong những người lãnh đạo như vậy là ông A Đảo, một mục sư người Thượng của Hội thánh Tin lành Đấng Christ ở làng Gia Xiêng, tỉnh Kon Tum, Việt Nam.
Năm 2016, Mục sư A Đảo tham dự một hội nghị về tự do tôn giáo ở Đông Timor. Thật không may là ở Việt Nam, chính quyền thường trừng phạt những ai năng nổ vận động công khai cho tự do tôn giáo. Không lâu sau khi trở về nước vào ngày 18 tháng 8 năm 2016, Mục sư A Đảo bị bắt; và sau đó vào ngày 28 tháng 4 năm 2017, bị kết án 5 năm tù với cáo buộc “giúp người trốn ra nước ngoài bất hợp pháp”.
Nhận thức rằng, có thể có một số người Thượng đáng kể theo Cơ Đốc giáo vẫn chưa ra mặt, nhưng ít ra, một số cộng đồng người Thượng theo Cơ Đốc giáo đã hợp tác với Boat People SOS và cung cấp thông tin dựa trên đó chúng tôi đã soạn một biểu đồ tóm tắt các cuộc đàn áp của chính phủ Việt Nam trong khoảng thời gian này (thông tin trong các báo cáo mà BPSOS đã nộp cho Cơ chế Thủ tục Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc):
Biểu đồ này cũng phản ánh khả năng ngày càng tăng của những người Thượng theo Cơ Đốc giáo này trong việc báo cáo khi chính quyền vi phạm luật Việt Nam và các công ước quốc tế như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Vào đầu năm 2022, các đại diện của cộng đồng bị đàn áp này đã yêu cầu BPSOS phổ biến cho quốc tế lời kêu gọi của họ như sau:
Kính xin quý vị đề nghị chính phủ Việt Nam quy định rõ trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo rằng luật này cấm các nhóm tôn giáo chưa đăng ký không được sinh hoạt tôn giáo theo kiểu “hội thánh tại gia”, cấm giáo dân đi thăm các Kitô hữu người Thượng khác để thảo luận về giáo lý và các vấn đề liên quan. Công an luôn cáo buộc là chúng tôi phạm pháp khi họ giam giữ, thẩm vấn, thu giữ Kinh thánh, máy tính xách tay, điện thoại di động, tiền mặt, v.v. của chúng tôi, hoặc quấy nhiễu chúng tôi trong khi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo không có điều khoản này. Nếu chính phủ Việt Nam thực sự không muốn đưa điều khoản này vào Luật được ban hành vào năm 2016, thì chính quyền trung ương nên chỉ thị cho tất cả các đơn vị chính quyền địa phương ngừng khủng bố chúng tôi vì lý do này.
Một trong những thước đo về sự không khoan dung tôn giáo của chính phủ là số lượng các báo cáo vi phạm mà nạn nhân đã nhờ những người Thượng bảo vệ nhân quyền và BPSOS nộp cho Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác từ năm 2015 đến tháng 3 năm 2022. Con số này là 133 và ngày càng tăng.
Chính sách khắt khe của chính phủ có thể được nhận ra thông qua các bài đăng trực tuyến nhằm phổ biến thông tin sai lệch, vu khống, và thậm chí là ngôn từ đầy thù hận của chính phủ và của các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát ở Tây Nguyên.
Kon Tum, Việt Nam, ngày 30 tháng 1 năm 2022 / 3:12 pm
Cha Giuse (Joseph) Trần Ngọc Thanh, Dòng Đa Minh, đã bị kẻ dùng dao sát hại vào ngày thứ Bảy. Linh mục họ Trần bị tấn công vào ngày 29 tháng 1 tại một nhiệm sở ở Đắk Mót, khoảng 40 dặm về phía tây bắc Kon Tum. Lúc ấy, cha đang nghe giáo dân xưng tội trước khi cha dâng Thánh lễ cuối cùng trong ngày vào buổi chiều, theo Ordo Praedicatorum đăng trên Facebook.
https://www.catholicnewsagency.com/news/250260/dominican-priest-killed-in-vietnam
_________________________________________________________________________
Dưới đây là một thí dụ về thông tin sai lệch nhằm kích động lòng hận thù đối với các nhóm tôn giáo bị chính phủ xem là đối tượng.
Hội Cờ Đỏ Tỉnh Đắk Lắk:
Vào ngày 27 tháng 12 năm 2020, trang Facebook “Hội Cờ đỏ của tỉnh Đắk Lắk” đã đăng một bài báo dài phổ biến thông tin sai lệch về Hội thánh Tin lành Đấng Christ. Với tiêu đề “Vạch trần bản chất phản động của tổ chức Tin lành Đấng Christ!”, bài báo cáo buộc tổ chức này hoạt động với các thế lực thù địch ngoài nước để chống phá Nhà nước Việt Nam:
https://www.facebook.com/105979761013949/posts/215927273352530/
“… được sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch tìm cách móc nối, liên kết với các tổ chức phản động lưu vong… và tranh thủ các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam (như: Tổ chức nhân quyền quốc tế – HRW, Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn – UNHCR, Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ – USCIRF, Ủy ban nhân quyền Liên hiệp quốc – HRC …) để xuyên tạc, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, cướp đất đai của người DTTS, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc… ”
Bài báo liệt kê tên của những người mà họ vu cáo là phản động.
Vào ngày 22 tháng 9 năm 2021, cùng một tài khoản Facebook đã đưa lên một video có tiêu đề “Cần loại bỏ Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên ra khỏi đời sống các buôn làng” để công kích hội thánh tại gia này.
https://www.facebook.com/cododaklak/videos/292139192342708
Đoạn video này đưa hình ảnh của các thành viên và các nhà lãnh đạo của Hội thánh, cũng như các quan chức của chính phủ Hoa Kỳ (ANTT = An ninh Thông tin):
__________________________________________________________________________
Gốc rễ của Chính sách Bách hại và sự Nghi kỵ của Chính phủ Việt Nam
Các câu hỏi và câu trả lời ngắn gọn dưới đây hy vọng có thể giúp người đọc nắm bắt được các vấn đề chính một cách nhanh chóng hơn;
Bối cảnh pháp lý ra sao?
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hoạt động tôn giáo (hoặc phi tôn giáo) được xem là đe dọa an ninh quốc gia và sự đoàn kết dân tộc, hoặc gây rối trật tự công cộng và “chia rẽ”. Mặc dù không được nêu trong Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2016 hoặc bộ luật tiền thân của nó, Pháp Lệnh Tôn Giáo, các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam thường cáo buộc (không phải bằng bản in, nhưng qua các phiên thẩm vấn khi đe dọa hoặc cảnh báo nạn nhân) rằng các nhóm tôn giáo phải được đăng ký và được chính phủ chấp thuận rồi mới được hoạt động.
Năm 2001, chính phủ Việt Nam chính thức công nhận một tổng hội cho các hội thánh Tin lành ở miền Nam (Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam), nhưng vẫn tiếp tục không công nhận và không ban tư cách pháp nhân cho nhiều hội thánh Tây Nguyên. Các cơ sở hay nhóm tôn giáo không có tư cách pháp nhân để hoạt động bao gồm những hội thánh có đơn xin đăng ký nhưng bị chính quyền từ chối hoặc làm ngơ, cũng như các hội thánh muốn hoạt động độc lập với Hội thánh Tin lành Việt Nam Miền Nam. Họ bị coi là những tổ chức bất hợp pháp, tạo cơ hội cho sự đàn áp của chính quyền.
Tại sao các hội thánh độc lập của người Thượng bị chính quyền và Đảng Cộng sản xem là mối đe dọa?
Theo chính quyền, các hội thánh đó thật ra là các tổ chức chống phá Nhà nước hoặc chủ trương lập ra một nhà nước độc lập, được chỉ đạo bởi một sô người Thượng sống ở Hoa Kỳ, những người mà chính phủ cáo buộc đang có nỗ lực khôi phục lại FULRO, một phong trào vũ trang thực sự đã chấm dứt từ lâu. Nhìn rộng hơn, Tây Nguyên từ lâu đã được coi là một vùng chiến lược, quan trọng cả về quân sự, quốc phòng, và kinh tế vì đất nông nghiệp và đất rừng tương đối dồi dào.
Chính phủ đã phản ứng như thế nào đối với các hội thánh Tây Nguyên độc lập hoặc chưa đăng ký nhưng cứ hoạt động bên ngoài Hội thánh Tin lành Việt Nam Miền Nam – tổng hội này đã được chính thức công nhận:
– Quấy rối, đe dọa, theo dõi mọi sinh hoạt
– Công an giải tán các cuộc tụ tập để sinh hoạt tôn giáo và tịch thu tài liệu tôn giáo (và gần đây là điện thoại di động, máy tính xách tay và các thiết bị công nghệ thông tin khác có thể được sử dụng để truyền bá Cơ Đốc giáo, để các thành viên của hội thánh giao tiếp vói nhau và với quốc tế, v.v.)
– Các chiến dịch tuyên truyền cưỡng chế bao gồm việc bôi nhọ và đấu tố tại các nơi công cộng, buộc phải từ bỏ đức tin và buộc phải tự kiểm thảo trong các buổi kiểm thảo trước công chúng và / hoặc trên truyền hình nhà nước và / hoặc trong các buổi “làm việc” với công an hoặc chính quyền địa phương – mặc dù luật Việt Nam có quy định cấm việc ép người khác từ bỏ đức tin, và luật quốc tế cấm dùng áp lực hoặc vũ lực để ép nạn nhân “thú tội”.
– Bắt nộp tiền phạt hành chính một cách tùy tiện
– Các hoạt động của công an/ quân đội do trung ương chỉ đạo nhằm xóa bỏ các hội thánh Tây Nguyên không chấp nhận cho chính quyền bảo trợ/kiểm soát, và bắt giữ và trừng phạt các “đặc vụ” cốt lõi và người cầm đầu các nhóm này.
– Bắt giữ và thẩm vấn tùy tiện
– Đánh đập và tra tấn
– Kết án và bỏ tù hàng chục người Thượng vì các tội danh “xâm phạm an ninh quốc gia”.
__________________________________________________________________________
Quá trình Phát triển của Cơ Đốc giáo ở Tây Nguyên – Tổng quan
Đạo Tin Lành đến Việt Nam (lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp), nhưng truyền bá rất chậm vì chính quyền Pháp hạn chế nghiêm ngặt việc truyền đạo tại thuộc địa của họ. Đạo Tin lành bắt đầu phổ biến vào giữa thập niên 1950, khi các nhà truyền giáo người Mỹ đến cư trú để tiến hành các hoạt động truyền giáo và nghiên cứu về ngôn ngữ học. Sau khi Cộng sản miền Bắc Việt Nam chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975, đạo Tin Lành bắt đầu phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở Tây Nguyên nơi có nhiều người Thượng sinh sống, như hình dưới đây minh hoạ. Phụ lục B có thêm các thông tin bổ sung.
Biểu đồ về sự Phát triển của đạo Tin lành tại Việt Nam và tại Tây Nguyên
Ghi chú: – Tổng số người theo Đạo Tin Lành: màu xanh dương
Số người Thượng theo Đạo Tin Lành: màu đỏ
Số người Thượng theo Đạo Tin Lành không đăng ký: màu đen
Năng lực vận động của các thành viên cộng đồng người Thượng đã được đào tạo
“Những năm gần đây, vì không hoàn toàn áp chế được các tổ chức Cơ đốc giáo độc lập, chính quyền Việt Nam đã phát động nhiều phong trào sách nhiễu, đe doạ, tuyên truyền nhằm xóa bỏ các nhóm Tin Lành độc lập sinh hoạt tại tư gia và ép buộc họ gia nhập vào các hệ phái do chính quyền thành lập và kiểm soát.
Nhằm bảo vệ tự do tôn giáo, vào tháng 7 năm 2019, tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice – MSFJ) được ba người Thượng tị nạn tại Bangkok thành lập. Thời gian sau đó tổ chức được mở rộng với sự tham gia của hơn 50 thành viên hoạt động tại Thailand, Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tôi xin nói về chương trình và các hoạt động của MSFJ.
1. Đã kết nối gần 90 cộng đồng Tây Nguyên tại các tỉnh Lâm Đồng, Đak Lak, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Phú Yên.
2. Có thành viên nhóm lõi ở trong nước tiếp cận với các cộng đồng bị đàn áp sách nhiễu.
Sau khi tiếp cận mỗi cộng đồng, chúng tôi hướng dẫn cách sử dụng điện thoại thông minh, máy vi tính, bảo mật thông tin, an toàn mạng, thu thập thông tin về các vụ vi phạm tự do tôn giáo để viết báo cáo thô, v.v. Nhờ vậy, họ có thể báo cáo kịp thời những vụ việc bị đàn áp, sách nhiễu để chúng tôi nhờ nhóm tình nguyện viên tại Hoa Kỳ dịch sang tiếng Anh rồi gửi cho Liên Hiệp Quốc và chính quyền những nước quan tâm đến tự do tôn giáo tại Việt Nam, kể cả phái bộ ngoại giao của họ tại Việt Nam.
Số học viên tham gia các khoá học về Xã hội dân sự, Tự do tôn giáo, Công ước quốc tế, Luật Việt Nam, cách viết báo cáo theo tiêu chuẩn quốc tế: gia tăng mỗi năm và đến nay có hơn 60 người tham gia các khoá học, họ đến từ nhiều cộng đồng Tây Nguyên trong nước và ở Thailand. Năm 2022 có gần 100 người ghi danh theo học.
Từ năm 2019 cho đến nay: đã gửi cho Báo cáo viên đặc biệt về Tự do Tôn giáo Liên Hiệp Quốc 92 bản báo cáo được dịch sang tiếng Anh, như sau:
– Năm 2019 – 19 bản báo cáo
– Năm 2020 – 58 bản báo cáo
– Năm 2021 – 15 bản báo cáo
(Xây dựng Nhân quyền cho Người Thượng (BHRM), một nhóm vận động người Thượng khác, đã đệ trình gần chục báo cáo ngoài những báo cáo này.)
MSFJ có 3 trang Facebook có 20111 người theo dõi, và 1 trang Youtube 560 người theo dõi. Có mạng xã hội của MSFJ .
Các phương tiện truyền thông này được dùng trong việc thông báo khẩn cấp và yêu cầu quốc tế can thiệp cho 10 trường hợp nạn nhân bị ép buộc đến đồn công an để họ tra hỏi. MSFJ cũng đã sắp xếp 2 buổi gặp mặt tại Đak Lak và Lâm Đồng giữa nhiều cựu tù nhân lương tâm người Tây Nguyên với các quan chức ngoại giao Hoa Kỳ và Anh Quốc trong năm 2020 và năm 2021.
Trong 3 năm tới, nhiều cộng đồng Tin Lành Tây Nguyên sẽ gia tăng việc tiếp xúc với đại sứ quán và lãnh sự quán và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế nằm trong những quốc gia trong Liên minh Phát huy Tự do Tôn giáo Toàn Cầu do chính phủ Hoa Kỳ khởi xướng vào năm 2019.”