Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chùa chiền “phải có giấy phép”?

Tịnh thất Bồng Lai

Ngọc Lan

 

(VNTB) – Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng theo luật Tín ngưỡng tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam thì “Tịnh thất Bồng Lai” chưa từng đăng ký nên không thuộc cơ sở tôn giáo.

 

Theo bài báo trên tờ Thanh Niên, “Theo giáo luật, nhóm ‘Tịnh thất Bồng Lai’ đã giả chùa, giả sư”, thì thượng tọa Thích Nhật Từ, trên danh nghĩa là Phó viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, đã cho rằng “Đây là sự mạo xưng. Mục đích của nó được cơ quan chức năng của tỉnh Long An xác định bước đầu là: giả chùa, giả sư, giả mồ côi. Với hình ảnh đó, ông Vân thu hút được cộng đồng Phật tử trong nước, nước ngoài tin tưởng và hưởng ứng các hoạt động một cách khéo léo. Tôi cho rằng “Tịnh thất Bồng Lai” không phải là cơ sở tôn giáo đúng nghĩa ở góc độ pháp luật, Giới luật và giáo hội”.

Thượng tọa Thích Nhật Từ cho biết và phân tích cụ thể: nơi ở của những người theo đạo Phật gọi là Vihara, dịch theo chữ Hán là tịnh xá, tịnh thất… là nơi ở dành cho tăng đoàn, ni đoàn.

Đáng chú ý là trong bài báo trên tờ Thanh Niên, thượng tọa Thích Nhật Từ đã mặc định hành vi vi phạm pháp luật của ông Lê Tùng Vân qua ý kiến ở thể khẳng định: Việc giả sư thể hiện qua bản thân ông Lê Tùng Vân và những người con có chung huyết thống nhưng không ai từng xuất gia, cũng chưa từng thọ giới Sa di, Tỳ kheo mà tự xưng là thầy để xưng hô thì gọi là giả sư.

Chuyện này cũng giống như một người chưa từng tuyển sinh vào đại học y, chưa từng làm sinh viên, chưa trải qua 6 năm học tập, chưa tốt nghiệp bằng bác sĩ, chưa từng thực hành ở cơ sở y tế… mà tự xưng mình là bác sĩ, mặc áo blouse, mở phòng mạch để khám bệnh thì vi phạm pháp luật Việt Nam và đạo đức ngành y, gọi là giả bác sĩ.

Trang web Ban Tôn giáo Chính phủ, ở bài viết “Giới thiệu khái quát về đạo Bửu Sơn Kỳ Hương”, có đoạn như sau:

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương lấy giáo pháp “Học Phật – tu nhân” và việc báo đáp “Tứ đại trọng ân” tức là ân Trời, Phật; ân quân vương; ân cha mẹ và ân sư phụ.

Ông Đoàn Minh Huyên khuyên tín đồ muốn làm tròn đạo làm người thì mọi người phải có bổn phận đền đáp tứ ân nêu trên, là nấc thang thứ nhất đưa con người tiến trên con đường đạo hạnh. Tứ đại trọng ân chi phối tư tưởng, đời sống của mọi tín đồ.

Việc quan niệm “học Phật” có nghĩa là tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương phải noi theo gương đức Phật, với việc trì niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà (Nam mô A-Di-Đà-Phật). Tuy nhiên, trong quá trình thuyết giáo, ông Đoàn Minh Huyên không coi việc học Phật là yếu tố cốt lõi đối với tín đồ khi tu hành, mà đây được xem là nền tảng mang tính định hướng cho tín đồ hướng tới khi tự tu nhân.

Theo trang web của Ban Tôn giáo Chính phủ, thì đến nay giới luật của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đã có sự phát triển, bổ sung cho phù hợp với quan niệm về thuần phong mỹ tục từng vùng. Từ chức việc (cư sĩ) đến tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đều được tự do để tóc, râu, được dựng vợ gả chồng, đều có gia đình riêng và tự làm ăn, sinh sống.

Vẫn theo Ban Tôn giáo Chính phủ thì do đặc điểm không có chức sắc, không hình thành tổ chức Giáo hội nên đạo Bửu Sơn Kỳ Hương phát triển theo phương pháp truyền thừa, truyền giảng giáo lý của Thầy tổ cho các đệ tử thân tín, hết lớp trước truyền lại cho lớp sau, tùy thuộc vào khả năng truyền giảng và uy tín của các ông Đạo.

Vì vậy, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ có chức việc quản tự tại các chùa, không phân chia đơn vị tín đồ làm cơ sở của đạo, cho nên nền tảng tổ chức cơ bản của đạo chính là chùa Bửu Sơn Kỳ Hương bởi vì chùa là tổ chức độc lập, là nơi thờ tự chung của cộng đồng cư sĩ, tín đồ sinh hoạt lễ nghi tôn giáo ở mỗi địa phương do ông Đoàn Minh Huyên hoặc đệ tử của ông dựng lên. Chùa còn là đầu mối điều hành, tổ chức và quản lý mọi hoạt động nghi lễ tôn giáo.

Hiện nay, theo thống kê của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố đạo Bửu Sơn Kỳ Hương có khoảng 15.000 tín đồ sinh sống tập trung ở các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre.

Như vậy với việc ông Lê Tùng Vân cùng nhóm tín đồ có những sinh hoạt theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, thì nếu cứ một mực cho rằng đó là “giả sư” như cáo buộc của thượng tọa Thích Nhật Từ, rất có thể cần xem xét ông Trần Ngọc Thảo tức thượng tọa Thích Nhật Từ, dấu hiệu hành vi “Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội” theo Điều 116 “Tội phá hoại chính sách đoàn kết” của Bộ luật hình sự.


Tin bài liên quan:

VNTB – 3 luật sư qua Mỹ rồi thì im cho đỡ quê chớ sao!

Do Van Tien

VNTB – Thông cáo báo chí về sự kiện diễn ra tại Thiền Am vào sáng – trưa ngày 24/9/2022

Do Van Tien

VNTB – Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam đàn áp tôn giáo nào không quy phục Đảng

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo