TS Phạm Đình Bá
(VNTB) – Chúng nó “đã ăn thịt” các dòng sông của quê hương … chúng vẫn ăn và sẽ ăn thêm nữa
Với nhiều dòng sông bị khai thác hung bạo nhất ở châu Á, chúng nó “đã ăn thịt” các dòng sông của quê hương. Tuy nhiên, tất cả các dấu hiệu đều chỉ ra rằng chúng vẫn ăn và sẽ ăn thêm nữa.
Lịch sử và chính trị là những yếu tố quan trọng để hiểu lý do tại sao. Việc tái thiết kế cảnh quan của các dòng sông ngày nay đã được hình thành từ hàng nghìn năm trước. Trong lịch sử, nhiều chế độ ưu tiên kiểm soát dòng nước cho tưới tiêu, giao thông và kiểm soát lũ lụt.
Tuy nhiên, chúng nó đã tiếp thu từ Liên Xô một hệ tư tưởng phát triển thủy điện, sử dụng thủy điện như một phương tiện để biến đổi thiên nhiên vì lợi ích của đảng và thiểu số lãnh đạo. Ngay cả khi chúng theo đuổi cuộc xâm lược miền Nam, chúng vẫn dành nguồn lực khổng lồ cho việc xây dựng đập Thác Bà từ năm 1962 đến năm 1973.
Sau năm 1975, những bài học rút ra từ công trình mang tính biểu tượng đó được chúng áp dụng trong hàng loạt dự án lớn như Hòa Bình, Sìn La và Lai Châu. Những dự án tốn kém này đã làm tăng đáng kể nguồn cung cấp năng lượng của Việt Nam và trong nhiều năm đã tạo thành xương sống cho nguồn cung cấp điện của cả nước.
Mặc dù những dự án này có tầm quan trọng thực tế và mang tính biểu tượng đối với sự phát triển quốc gia, nhưng những dự án này cũng được thực hiện bởi các tổ chức và trong những hạn chế về mặt cơ cấu cụ thể. Cùng nhau, đảng của chúng dàn dựng một “tổ hợp công nghiệp thủy điện” để đảm bảo việc “ăn sông”.
Sau khi thất bại với chính sách bao cấp, chúng bị buộc phải theo chính sách mở cửa và các nhóm quyền lực của chúng đã có thể tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu, kết quả là một làn sóng xây đập đáng chú ý đã diễn ra với hơn 720 công trình thủy điện nhỏ lớn được xây dựng trên các con sông của khắp nước. Việc “phát triển” kiểu nầy tạo ra một cảnh quan sông đất trên toàn quốc với liều lượng tự nhiên trộn lẫn với những kỹ thuật phức tạp từ các đập thủy điện.
Trong khi việc xây dựng đập chậm lại phần nào sau năm 2016 do lợi nhuận từ các đập mới ngày càng nhỏ đi với số lượng đập hiện có, với yêu cầu cấp bách mới về “chuyển đổi” từ nhiên liệu hóa thạch, chúng bèn bám vào “kịch bản khử cacbon” để tiếp tục tăng cường sức mạnh của các nhà vận động xây đập và gần như chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều đập hơn được xây dựng trên một cảnh quan sông đất đã được khai thác quá nhiều.
Trong nhiều thập niên, thủy điện là nền tảng sản xuất năng lượng của VN, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và xã hội VN. Thủy điện đã đóng một vai trò quan trọng tương tự trong việc tái tạo hệ thống sông ngòi, rừng, đất nông nghiệp và làng mạc của cả nước.
Như nhiều dữ liệu về hệ sinh thái thủy điện đã làm rõ, cùng với các dịch vụ như kiểm soát lũ và tưới tiêu mà các hồ chứa cung cấp, cũng như những lợi ích không thể phủ nhận mà điện mang lại cho nền kinh tế và xã hội, việc xây dựng đập đã đi kèm với nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và thiệt hại to cho một số dân dễ bị thương tổn trong xã hội.
Tại thời điểm này, hãy quay lại để nghĩ về việc chúng “ăn sông”. Ứng dụng công nghệ để “ăn” tài nguyên là một hoạt động rất con người.
Những nhà nông nghiệp du mục là những “kỹ sư” rừng không kém gì các kỹ sư xây dựng, nhà tài chính và nhà hoạch định chính sách để xây đập. Vấn đề là làm sao để có thể làm được điều đó một cách bền vững.
Nhiều phương pháp du canh du cư truyền thống vừa hiệu quả vừa bền vững dựa trên cộng đồng và mô hình tiêu dùng mà những người du cư xử dụng, những khu rừng rộng lớn mà họ sinh sống và công nghệ mà họ dùng. Nền tảng cho sự bền vững này là một nhận thức luận đã đưa công nghệ, xã hội và tự nhiên lại với nhau trong một khuôn khổ duy nhất. Bằng cách này, họ cho phép rừng phục hồi để hỗ trợ nhu cầu của hệ sinh thái tự nhiên và sự sống còn của các thế hệ tương lai.
Ngược lại, cách chúng phát triển thủy điện lại rất khác. Nhu cầu để khai thác là điểm rất quan trọng: nông dân trồng rừng không cần thêm cây trồng theo cấp số nhân mỗi năm. Tuy nhiên, các quốc gia tiêu thụ điện lại có đòi hỏi và nhu cầu lũy tiến gần như mỗi năm, khai thác cho đến tận cùng.
Quy mô cũng là vấn đề: trong khi những người nông dân trồng rừng nhận thức sâu sắc về chi phí và lợi ích của các hoạt động thao túng trong khu rừng nơi họ sinh sống. Nhưng việc phát triển thủy điện coi các mối nguy hiểm do con người gây ra là “tự nhiên”, và che giấu nhiều chi phí lên hệ sinh thái và xã hội bởi các hoạt động khai thác nầy thường ở xa đô thị, xa tầm nhìn của nhiều người dân, cả trong nước và quốc tế.
Trong khi những người nông dân trồng rừng vốn đã có hiểu biết “sinh thái” về các quá trình công nghệ-xã hội-tự nhiên, thì các nhận thức luận cạnh tranh ngày nay khiến việc hiểu các hệ thống phức tạp đang diễn ra về xây đập trở nên khó khăn, vì các số liệu mà chúng nó ưu tiên như tăng trưởng GDP cạnh tranh— và thường chiếm ưu thế – với các thước đo về sự đa dạng của các loài sinh vật, sự phân mảnh hệ sinh thái, khả năng phục hồi sinh kế và dòng chảy môi trường.
Nhưng sự khác biệt cơ bản là các hoạt động nông nghiệp du canh phụ thuộc vào việc ăn nhẹ đất rừng mới, trong khi đất trước đây được phép nghỉ ngơi và phục hồi. Như nhiều dữ liệu đã chỉ ra, chúng nó đã ăn gần hết các dòng sông trên quê hương, và không có dấu hiệu nào cho thấy những vùng bị chúng đã ăn rồi sẽ tìm được thời gian nghỉ ngơi để khôi phục lại phần nào.
Kể từ năm 2000, “huyền thoại thủy điện” mạnh mẽ đã gây tổn hại đến hệ sinh thái môi trường và xã hội trên toàn bộ không gian của VN theo cách chưa từng có tiền lệ.
Không nghi ngờ gì rằng thủy điện đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của quốc gia kể từ những năm 1980. Tuy nhiên, cơ hội đối với thủy điện truyền thống đã đóng lại vì đây không còn là nguồn đóng góp chính cho sự tăng trưởng nguồn cung năng lượng của VN trong tương lai.
Do đó, mặc dù chúng có tư duy cứ đụng đâu xây đó, chúng ta phải đặt câu hỏi về lợi ích của việc xây dựng thêm các cơ sở thủy điện nhỏ, liệu có phải để giải quyết nhu cầu điện ngày càng tăng, để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như một phần của việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, hay để duy trì quyền lợi nhóm khi họ từ chối không chịu cân nhắc những nguồn năng lượng sạch thay thế.
Một cách tiếp cận bền vững hơn sẽ làm được hai việc. Đầu tiên, giải quyết các vấn đề cơ cấu quan trọng cho đến nay đã ngăn cản các dạng năng lượng tái tạo khác đóng góp vào danh mục sản xuất điện. Thứ hai, tham gia một cách có ý nghĩa vào nhu cầu duy trì sự phát triển kinh tế và xã hội mà không tăng mức tiêu thụ năng lượng theo cấp số nhân.
Làm như vậy có thể cung cấp một điểm so sánh hữu ích và một mô hình tiềm năng để tìm ra con đường dẫn đến một tương lai công bằng và bền vững hơn. Điều quan trọng là phải kết hợp cách tiếp cận toàn diện, nhạy cảm về mặt sinh thái, có cơ sở lịch sử và thông tin với việc đánh giá nghiêm ngặt về chi phí và lợi ích của các công nghệ năng lượng hiện có.
____________
Nguồn: Sasges G, Ziegler AD. We have eaten the rivers: The past, present, and unsustainable future of hydroelectricity in Vietnam. Sustainability. 2023 Jun 1;15(11):8969. Available at: https://www.mdpi.com/2071-1050/15/11/8969