Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chuyện hai ông… Giám đốc Sở

Kỳ Lâm (VNTB) 
Ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở KH-ĐT đưa cho Phong 200 triệu đồng để “mua sự im lặng” và gỡ các bài báo đã đăng về căn “biệt phủ” của ông.
Ảnh biếm họa. Tác giả: Lê Anh Phong (TTO)
Cứu Chúa?
Nhưng “biệt phủ” của ông lại không hoành tráng so với ông Phạm Sỹ Quý (Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái) hay có mối liên hệ nóng với bà Bí thư tỉnh ủy, lại càng không chiếm độ phủ sóng so với biệt phủ của Giám đốc Công an tỉnh trên mặt báo chí.
Vậy mà ông là người dám tìm kiếm sự im lặng từ nhà báo bằng… 200 triệu.
Điều gì khiến ông trở thành “tâm điểm” khi tâm chấn của sự kiện Yên Bái lại nằm ở ông Giám đốc Sở TN&MT, đồng thời là em trai của bà Bí thư tỉnh ủy Yên Bái?
Thậm chí, ông còn không đủ 200 triệu để trả ngay cho nhà báo, mà phải kéo thành 2 đợt để mua “im lặng”. So với con số 20 tỷ vay Ngân hàng thì rõ ràng, ông Giám đốc Sở KH-ĐT “nghèo” hơn về cả thế lực đến tiền bạc so với ông Giám đốc Sở TN&MT.
Nhưng điều đọng lại, là một sự trùng hợp đến ngẫu nhiên giữa việc luân chuyển tâm điểm “biệt phủ” ông Sỹ Quý sang “biệt phủ” ông Xuân Sáng. Hẳn là thế, cho đến khi ông Xuân Sáng muốn làm “Lê lai cứu Chúa”, trong đó có hai chị em bà Bí thư tỉnh ủy lẫn ông Giám đốc Công an tỉnh.
Và sau phi vụ này, ông Giám đốc Sở KH-ĐT có thể cùng lúc bắn trúng đích 2 mục tiêu bao gồm: tạo sự công tâm cho bà Bí thư tỉnh ủy Yên Bắc trong xử lý sự vụ “biệt phủ”; đẩy dư luận sang ông thay vì nhằm vào ông em trai bà Bí thư và ông Giám đốc Công an tỉnh. Và với ông, sau màn “cứu Chúa” đầy mạo hiểm này, ông sẽ thực sự được hưởng đặc ân về quyền và tiền, cùng với mức “kỷ luật” tương đối xứng đáng với sự “hy sinh” của ông.
Và nếu sự thực diễn ra đúng như vậy, thì đây sẽ là lần đầu tiên, chính quyền Yên Bái đã áp dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo câu nói: đập chuột nhưng không vỡ bình.
Tất cả sẽ được bảo toàn và làng chính trị sẽ tiếp tục đãi tiệc, nhảy múa.
Điều còn đọng lại: minh bạch và kỷ luật
Câu chuyện Yên Bái suy cho cùng chỉ xoay quanh “minh bạch” và kỷ luật. Chính vì thể chế vẫn chưa làm đúng và đủ điều này, nên bao năm qua, những câu chuyện ngộ nghĩnh và có phần đau lòng liên quan đến chiếm dụng tài nguyên, ngân sách nhà nước vẫn diễn ra… đều như vắt chanh.
Chẳng ai ngạc nhiên nhiều khi một Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường, lại biết cách “vạt núi” để làm biệt phủ. Rõ ràng, ông ta lợi dụng sự thiếu minh bạch và tính chất kỷ luật còn “răn đe – giáo dục cán bộ là chính” để tích tụ. Và khi bị dư luận chấp vấn về con số 20 tỷ, ông ta còn trắng trợn khai 20 tỷ là vay ngân hàng để xây nhà. Và người ta tính, muốn vay ngân hàng 20 tỷ, thì mỗi tháng ông phải thu nhập ít nhất 200 triệu, và số tiền trả ngân hàng hằng tháng là 200-300 triệu (lãi suất thấp nhất của ngân hàng).
Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái vay ngân hàng 20 tỷ làm biệt phủ, trong khi Giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái dùng 200 triệu mua sự “im lặng” của nhà báo về biệt phủ.
Câu chuyện “kỳ lạ” này khiến ông Nguyễn Như Phong, cựu TBT trang báo đỏ Petrotimes đã phải “Kính đề nghị Thủ tướng” trên Facebook cá nhân.
“Thủ tướng quyết định cấp cho Yên Bái 460 tấn gạo cứu đói cho dân. Nay kính đề nghị Thủ tướng xem xét cấp thêm gạo cứu đói cho quan chức cao cấp tỉnh Yên Bái bởi vì họ phải dồn tiền dồn của xây biệt thự, trang trại, có người phải vay nợ ngân hàng ngót 20 tỷ… Vậy là mỗi tháng, chỉ trả lãi ngân hàng thôi, họ cũng mất khoảng 160 triệu … Với số tiền ấy thì có đi buôn ma túy cũng không đủ trả nợ. Cho nên hiện nay, họ phải ăn đói, nhịn khát để để lo trả nợ. Như vậy sức lực đâu, trí tuệ đâu mà lo việc công?”.
Sự thiếu công minh và răn đe của pháp luật (nhất là tính kỷ luật Đảng còn trong vòng “dĩ hòa vi quý”) đã khiến cho đội ngũ quan chức “ăn trắng, mặc trơn và ưa nói liều”. Và có lẽ, vì có bà chị Bí thư nên điều này càng nhân lên gấp bội! Ngoài ăn không chừa của dân thứ gì, thì quan chức Yên Bái còn không coi dân ra giống gì.
Thế nên, nếu giả định 20 tỷ là vay ngân hàng, thì tiếp tục nên phải điều tra, mỗi tháng lấy đâu ra 200-300 triệu để trả lãi, và tiền đâu để một ông Giám đốc Sở TN&MT sinh hoạt hẳng ngày. Có hay không tiền bà Bí thư tỉnh ủy cho ông em vay mỗi tháng 150 triệu để trả nợ. Và tiền 150 triệu mà mỗi tháng bà Bí thư tỉnh ủy cho ông em là lấy ra từ đâu?
Chỉ cần giải quyết được điều này, thì Yên Bái mới thôi sự bất ổn.

Tin bài liên quan:

Hà Nội tính thay 4.000 cây xà cừ: Mất phố lá vàng?

Phan Thanh Hung

Việt Nam không phản ứng về chính sách Cuba mới của Trump

Phan Thanh Hung

VNTB – Ông Võ Văn Thưởng không thể mãi tiếp tục im lặng

Phan Thanh Hung

1 comment

Nặc danh 01.07.2017 12:29 at 00:29

Nghe và nhìn câu chuyện ở Yên Bái chợt nhớ câu chuyện trà dư tửu hậu " LÀM CÁCH NÀO ĐẤT NƯỚC THOÁT KHỔ NẠN THAM NHŨNG NHƯ VÒI ,BỌ MÀ KHÔNG VỞ BÌNH " nhà độc tài hỏi cận thần " cận thần giả nhời rất có ný nuận " DẠ THƯA ANH HỎI EM NÓI THẬT ? CHỈ CẦN ĐẨY ANH XUỐNG BIỂN FORMOSA LÀ TOÀN DÂN SẺ THOÁT CẢNH QUAN CHỨC NHƯ HIỆN Ạ ,nói thật với anh cái bình của anh không thể giử nổi vì nó bé quá ! chỉ chứa khoảng vài trăm người mà nay nó phải chứa cả gia đình dòng họ bạn bè của các quan trong đó cả nghìn người nên phình quá to nó không đủ sức chứa ,thôi thì cho nó bể ông ạ ,mình ông làm không nổi đâu

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo