Việt Nam Thời Báo

VNTB – Cơ hội ngoại vi trong đại dịch của Trung Quốc

Hoàng Quân dịch

 

(VNTB) – Trong khi Washington và Bắc Kinh vẫn đưa ra các cáo buộc lẫn nhau về virus corona, thì điều quan trọng không kém là phải biết những gì đã xảy ra ở các khu vực ngoại vi phía đông và nam Trung Quốc trong vài tuần qua.

 

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc khoe chiến thắng với đại dịch corona, số sự cố giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã tăng lên đáng kể. Bắc Kinh đã sử dụng các lực lượng hải quân và bán quân sự ngày càng tinh vi, các hoạt động tình báo để thực hiện ý đồ của mình.

Điều này đặt ra một câu hỏi: Trung Quốc có ý định gì? Bắc Kinh đã thực sự chấp nhận cách hợp tác mới với các nước láng giềng? Bắc Kinh muốn lợi dụng dịch bệnh Corona  để trở nên hung hăng hơn? Hay đó chỉ đơn giản là (một cơ hội) mở rộng chiến lược trước đại dịch?

Đại dịch corona  không làm giảm căng thẳng địa chính trị, mà thực tế còn làm cho những tranh chấp hiện hữu trở nên căng thẳng hơn. Hiểu được nếu và chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thay đổi ra sao sẽ rất cần thiết trong việc đánh giá những gì đang diễn ra và những gì Bắc Kinh có thể làm tiếp theo. Hoa Kỳ và các đồng minh cần trả lời những câu hỏi này để tạo thành một câu trả lời thích hợp. Đổi lại, điều này đòi hỏi sự hiểu biết về những gì Bắc Kinh đã làm trước cuộc khủng hoảng, và có thể báo hiệu một sự thay đổi lớn đối với chính sách đối ngoại mang tính đối đầu hơn.

Tàu và máy bay  Trung Quốc đã tham gia vào một loạt các sự kiện gần đây quanh vùng biển giáp ranh. Mặc dù không có thương vong, nhưng chắc chắn có đe doạ tính mạng. Vì những sự cố này liên quan đến đối thủ chính trong khu vực là  Nhật Bản, Việt Nam cũng như Đài Loan, nên Bắc Kinh có thể coi đại dịch là một cơ hội để lợi dụng thời kỳ mất tập trung và không ổn định  địa chính trị.

1.

Vào giữa tháng Năm, một nhóm máy bay PLA đã vượt qua đường trung tâm của eo biển Đài Loan (một biên giới không chính thức giữa Đài Loan và Trung Quốc) để đe dọa Đài Loan, xem phản ứng của Đài Bắc và kiểm tra khả năng hoạt động về đêm của khí tài này. Mặc dù tàu chiến và máy bay PLA đã hoạt động gần Đài Loan trong vài năm, nhưng tốc độ và tính quyết định của các hoạt động này đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây: sự cố gần đây nhất là máy bay PLA đã buộc không quân Đài Loan đánh chặn lần thứ tư trong hai tháng. Với sự tái nhiệm sắp tới của nhà lãnh đạo Đài Loan Tsai Ing-wen và việc Đài Loan từ chối hỗ trợ “một quốc gia, hai hệ thống”, những hành động này có thể trở nên phổ biến và rõ ràng hơn.

Vào cuối tháng 3, ở biển Hoa Đông, một chiếc thuyền đánh cá của Trung Quốc đã va chạm với tàu khu trục Nhật Bản. Vụ va chạm đã tạo một lỗ hổng trên tàu khu trục, nhưng con tàu vẫn tiếp tục di chuyển được, không có phi hành đoàn nào bị thương. Bắc Kinh tuyên bố một ngư dân Trung Quốc đã bị thương và cáo buộc các tàu Nhật Bản về vụ việc, kêu gọi Nhật Bản hợp tác để tránh các sự cố tiếp theo. Không rõ liệu các tàu Trung Quốc có phải là một phần của “dân quân biển” của Trung Quốc hay không. Bộ Quốc phòng Mỹ mô tả đây là “một lực lượng dân sự dự bị có vũ trang sẵn sàng huy động” trong “các hoạt động bắt buộc để đạt được các mục tiêu chính trị của Trung Quốc”.

Một số sự cố liên quan đến tàu Trung Quốc gần đây đã xảy ra ở Biển Đông. Đầu tháng 3, một chiếc thuyền đánh cá của Việt Nam đã neo đậu gần một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với những hòn đảo này), và bị đâm chìm bởi tàu hải cảnh Trung Quốc. Thuyền viên được một tàu đánh cá Việt Nam khác giải cứu. Hà Nội cho rằng thuyền đánh cá bị tàu Trung Quốc đâm phải. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố một tuyên bố vào đầu tháng 4 bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ việc và kêu gọi Trung Quốc “tiếp tục tập trung vào việc hỗ trợ và ngừng khai thác sự mất tập trung hoặc dễ tổn thương của các quốc gia khác (vì đại dịch) để mở rộng hành vi bất hợp pháp tại Biển Đông.”

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng kể từ khi đại dịch bùng phát, “Bắc Kinh cũng tuyên bố thành lập một “trạm” mới “tại các căn cứ quân sự của nó trên rạn san hô Đá Chữ thập và rạn đá ngầm Subi và đã hạ cánh máy bay quân sự đặc biệt tại Đá Chữ Thập.” Gần đây, một người nào đó đã nhìn thấy một tàu hải cảnh Trung Quốc đã từng quấy rối một tàu buôn ở Philippines vào tháng 9 năm 2019 – đang tuần tra tại bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh.

Có phải những sự cố này chỉ là sự trùng hợp? Nó cho thấy Bắc Kinh bị phân tâm bởi Corona và kết quả là sự suy thoái kinh tế lịch sử, và các lãnh đạo đang trở nên hung hăng hơn? Hay đó chỉ là kết quả có thể dự đoán được khi Trung Quốc triển khai nhiều tàu và máy bay, dẫn đến nhiều sự cố và tập trận nhiều hơn? Mặc dù tất cả những lời giải thích này là hợp lý, nhưng trên thực tế, động lực đằng sau các hành động của Trung Quốc là sự tiếp diễn (có chủ ý).

Những sự cố này không phải không có tiền lệ và có thể không cho thấy Trung Quốc đã áp dụng chiến lược mới sau đại dịch. Ngược lại, những sự cố này phù hợp với chính sách ngoại giao của Trung Quốc do Tập Cận Bình đề xướng trước thời điểm dịch corona bùng phát, nói rằng cần linh hoạt, quyết đoán, khai thác điểm yếu bên ngoài và sự xao lãng để thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc.

Trong hơn một thập kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã lập luận rằng môi trường an ninh bên ngoài nói chung là thuận lợi và đại diện cho một “cửa sổ cơ hội chiến lược”, trong đó Trung Quốc có thể thông qua đó phát triển kinh tế và xã hội, hiện đại hóa quân sự và mở rộng ảnh hưởng khu vực và toàn cầu của nó. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2008 đến 2009, Bắc Kinh đã nhận ra cơ hội mở rộng sức mạnh địa chính trị so với Hoa Kỳ, nhưng không tìm kiếm một cuộc xung đột rõ ràng với Hoa Kỳ hoặc các đồng minh.

Do đó, Bắc Kinh đã tăng cường sử dụng các chiến thuật “vùng xám”, nhằm cải thiện dần lợi ích của Trung Quốc thông qua sự mơ hồ và chiến lược để tránh sự trả đũa của quân sự. Những hoạt động này cũng đóng vai trò là “tàu thăm dò” để kiểm tra Trung Quốc có thể đi bao xa trước khi gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã sử dụng phương pháp này để tăng áp lực đối với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và để tăng yêu sách đất đai của Bắc Kinh ở Biển Đông đối với Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia.

Trong suốt quá trình, thái độ của Bắc Kinh đối với địa chính trị khu vực đã được điều chỉnh phù hợp với các tình huống cụ thể, linh hoạt trong các xu hướng chiến lược lớn và yếu hoặc bị phân tâm bởi các đối thủ. Hành vi của Trung Quốc không phải là canh bạc, mặc dù ban đầu họ trông giống như vậy. Thay vào đó, Bắc Kinh tìm ra điểm yếu và cơ hội. Áp lực ở Trung Quốc đã được hiệu chỉnh cẩn thận cho phù hợp nhưng không nhất thiết phải vượt ra ngoài tình huống đã cho.

Phương pháp này phản ánh phương châm của V. Lenin và ĐCSTQ vẫn tôn thờ ngày hôm nay: “Thăm dò bằng lưỡi lê: Nếu gặp phải thép, thì hãy dừng lại. Nếu bạn gặp bột nhão, hãy đẩy mạnh.” Trong nhiều trường hợp, Bắc Kinh tiếp tục làm việc siêng năng hơn khi cho rằng hành động của mình khó có thể gây ra phản ứng lớn. Tuy nhiên, khi sự quyết đoán của Trung Quốc gặp phản ứng kiên quyết, phản ứng của Bắc Kinh đã không mong đợi là ‘leo thang’.

Đối mặt với sự phản đối kiên quyết, Bắc Kinh đã thể hiện sự linh hoạt. Ví dụ, phản ứng của Nhật Bản đối với việc Trung Quốc triển khai các khu vực nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Đông năm 2013 và báo cáo của Tổng thống Obama để vẽ ranh giới đỏ cho Tập Cận Bình xung quanh bãi cạn Scarborough vào tháng 3 năm 2016. Ngoài ra, phản ứng của Ấn Độ đối với các hoạt động của Trung Quốc tại Dokram đã không dẫn đến chiến tranh.

Những hành động gần đây của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan, Biển Hoa Đông và Biển Đông đã cho thấy cách tiếp cận cơ hội linh hoạt này có thể được theo đuổi. Bởi vì Hoa Kỳ ‘bận rộn’ với vấn đề trong nước và không thể dẫn đầu một phản ứng quốc tế thống nhất, trong lúc Đông Nam Á bị bao vây bởi Corona, Bắc Kinh chắc chắn có chỗ để tận dụng lợi thế của nó và tìm kiếm cơ hội để bảo vệ lợi ích của riêng mình. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người lo ngại rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với vấn đề về nguồn lực hải quân, điều này sẽ khẳng định quan điểm ​​của Bắc Kinh rằng tình hình này có lợi cho chủ nghĩa cơ hội (của nước này). Thật vậy, phiên bản tiếng Anh của PLA đã đăng một bình luận: “Dịch COVID-19 đã làm giảm đáng kể khả năng triển khai tàu chiến ở châu Á- Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ. ” Một bài báo khác khẳng định rằng không có người lính Trung Quốc nào bị nhiễm Corona “cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Trung Quốc”.

Hành động quyết đoán của Trung Quốc sau đại dịch cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng chứng minh với thế giới rằng PLA không bị ảnh hưởng bởi corona (rất có thể bị ảnh hưởng bởi nó). Thông điệp nhằm nhấn mạnh rằng đây không phải là thời điểm thích hợp để tận dụng nhằm ngăn chặn dịch bệnh, khôi phục nền kinh tế và duy trì sự ổn định chính trị trong nước. Thay vào đó, Bắc Kinh có khả năng sử dụng những sự cố này để thăm dò những kẻ thù của mình, tìm kiếm dấu hiệu của sự yếu đuối và lơ đãng, và tìm kiếm cơ hội thay đổi hiện trạng để hỗ trợ Trung Quốc. Mặc dù một đại dịch có thể là nguyên nhân thúc đẩy cho hành vi này, nhưng nó không phải là một chiến lược mới. Trái lại, nó phản ánh chủ nghĩa cơ hội và sự quyết đoán, là dấu hiệu biểu hiện rõ nét của Trung Quốc trước đại dịch. Sắp tới, Hoa Kỳ và phần còn lại của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương có thể nhìn thấy chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc sẽ tiếp tục.

2.

Nếu nói rằng Trung Quốc chỉ theo đuổi một chiến lược cơ hội dài hạn ở các khu vực xung quanh không có nghĩa là việc gia tăng leo thang là khó xảy ra. Dựa trên đánh giá của Bắc Kinh về mức độ yếu kém trong khu vực và mức độ mất tập trung ở Washington, Bắc Kinh có thể xác định rằng đã đến lúc phải đẩy mạnh với tham vọng của mình trong khu vực.

Các nhà phân tích và hoạch định chính sách nên tìm kiếm các điểm quan sát khác nhau để xác định liệu chiến lược của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông, đã bước vào giai đoạn leo thang mới.

Nỗ lực quyết định để thay đổi hiện trạng

Rõ ràng, điều quan trọng nhất để Trung Quốc tận dụng sự hỗn loạn do corona mới gây ra là hành động quyết đoán và cố gắng đẩy bên yêu sách ra khỏi một trong những điểm kiểm soát hành chính hoặc quân sự của Bắc Kinh. Những hành động này không nhất thiết tạo thành một nỗ lực mới của Trung Quốc, mà chỉ đơn giản là một phần mở rộng hợp lý của những nỗ lực hiện tại của Trung Quốc. Ví dụ, đảo Thị Tứ là khu vực do Philippines kiểm soát và các dân quân biển Trung Quốc đã tuần tra khu vực này trong 16 tháng. Đây sẽ là một ứng cử viên tiềm năng cho Trung Quốc để ngăn chặn hoàn toàn sự tiếp tế của Philippines với mục đích ngăn Philippines khôi phục lại hoàn toàn vị trí trên hòn đảo này. Thật vậy, lý do duy nhất khiến Bắc Kinh không thể thực hiện bước này là định hướng chiến lược của Philippines đã phát triển theo hướng Trung Quốc trong một thời gian và họ có thể không muốn cản trở nó. Một bước leo thang khác mà Bắc Kinh có thể xem xét là mở rộng biên giới trên biển bằng cách vẽ đường cơ sở thẳng quanh quần đảo Trường Sa. Một quyết định như vậy sẽ làm trầm trọng thêm cuộc đấu tranh pháp lý của Bắc Kinh ở Biển Đông và làm gia tăng đáng kể căng thẳng với các nước yêu sách bị ảnh hưởng (có lẽ nổi nhất là Việt Nam).

3.

Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các đảo vào năm 2014, Trung Quốc đã tăng dần cơ sở hạ tầng và khí tài quân sự để mở rộng các địa hình mà nó đã xây dựng ở Biển Đông. Chúng bao gồm các đường băng, nhà chứa máy bay và cảng mới chứa các máy bay chiến đấu tiên tiến nhất, các tên lửa đất đối không và chống hạm, mạng lưới radar, mặc dù Tập Cận Bình đã công khai hứa sẽ không quân sự hóa những vùng biển này. Mặc dù là như vậy, nhưng việc phô bày bất kỳ thiết bị quân sự tấn công mới nào của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là một leo thang đáng chú ý. Các kịch bản có thể xảy ra bao gồm: phô bày các khả năng chiến đấu đổ bộ mới, di chuyển tàu hải quân hoặc tàu bảo vệ bờ biển với chức năng quân sự mới và phô bày các hệ thống chiến đấu chống hạm hoặc chống ngầm,… sự phát triển này hướng tới rút ngắn khoảng cách nhằm mục đích kiểm soát hiệu quả Biển Đông.

4.

Một yếu tố khác đáng được chúng ta quan tâm là tuyên bố và khẳng định chính thức của hãng thông tấn quốc gia về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với khu vực, toàn bộ Biển Đông hoặc một số khu vực nhất định. Những thông điệp này đã khiến người dân Trung Quốc phân tâm khỏi vấn đề liên quan đến đại dịch và có thể làm suy yếu ý chí chính trị của các quốc gia yêu sách khác. Mặc dù không cần thiết, Trung Quốc đã thực hiện các bước quan trọng ở Biển Đông, nơi nhận được rất ít sự chú ý của người dân, nhưng sự thay đổi trong thông tin chính thức sẽ là chỉ số hữu ích hàng đầu tiếp theo của nước này.

5.

Mặc dù các điểm quan sát trên chủ yếu nhằm vào hành động quyết đoán của Bắc Kinn chống lại các quốc gia yêu sách khác, những nước chống lại yêu sách rộng lớn của Bắc Kinh về Biển Đông, Trung Quốc cũng có thể sử dụng thời gian này để củng cố và mở rộng lợi ích của mình trong khu vực thông qua các quốc gia thiện với Bắc Kinh. Ứng cử viên rõ ràng nhất là Campuchia, nước có mối quan hệ sâu sắc với Bắc Kinh tiếp tục phụ thuộc vào Bắc Kinh. Mặc dù Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nhiều lần hứa sẽ cho phép quân đội nước ngoài vào Campuchia, nhưng điều này sẽ vi phạm Hiến pháp, dù vậy, Hun Sen có thể thay đổi cách giải thích Hiến pháp theo nhiều hướng khác nhau để trở nên phù hợp với tình hình mới. Và mặc dù dịch bệnh, Trung Quốc và Campuchia vừa kết thúc cuộc tập trận kéo dài hai tuần. Việc mở rộng các cơ sở quân sự ban đầu của Bắc Kinh đối với đất nước chùa tháp này sẽ là sự củng cố trực tiếp nhất sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Một quyết định như vậy sẽ không liên quan đến yêu sách đất đai của một quốc gia khác. Việc đối phó với Hoa Kỳ và các quốc gia khác sẽ đặt ra những thách thức lớn và có tác động chiến lược lớn đối với Biển Đông theo nhiều cách khác nhau.

6.

Bước có khả năng nhất và xảo quyệt nhất mà Trung Quốc có thể thực hiện là liên kết tranh chấp chủ quyền Biển Đông với viện trợ kinh tế và hỗ trợ y tế của nước này với đại dịch corona. Cho đến nay, Trung Quốc đã không ngần ngại liên kết sáng kiến ​​Hỗ trợ phòng chống corona với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường và mở rộng nó thành “hợp tác sản xuất” liên quan đến khu vực chứa năng lượng hoặc nhượng bộ trong một số vấn đề ở Biển Đông. Philippines một lần nữa sẽ là mục tiêu của những nỗ lực này, mặc dù các khối khai thác dầu hiện do Việt Nam và các nước khác nắm giữ cũng có thể trở thành tâm điểm. Theo thời gian, kết nối này sẽ chỉ tăng lên. Bởi vì các nền kinh tế Hoa Kỳ và châu Âu đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc corona.

Nói tóm lại, trong cuộc khủng hoảng Corona, chiến lược cơ hội của Trung Quốc có thể được phát triển theo nhiều cách và chú ý đến các chỉ số trên có thể giúp dự đoán bước tiếp theo trong quá trình leo thanh.

Cách đối phó với chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc

Sự quyết đoán của người Trung Quốc sẽ không biến mất. Thật vậy, căng thẳng liên tục giữa eo biển Đài Loan và các lực lượng vũ trang Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, số lượng lính bảo vệ bờ biển và dân quân đã tăng đều đặn và khả năng xảy ra các sự kiện trong tương lai tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, khi những thách thức này gia tăng, Hoa Kỳ cũng phải chứng minh khả năng thiết lập chương trình nghị sự quốc tế và lãnh đạo phần còn lại của khu vực để đáp ứng trước sự quyết đoán và chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc. Nói cách khác, nếu người Trung Quốc muốn phô diễn cơ bắp, Hoa Kỳ nên đảm bảo phản ứng cứng rắn.

Đầu tiên, Hoa Kỳ nên nói rõ rằng họ sẽ không dung thứ cho bất kỳ nỗ lực nào của một quốc gia trong việc sử dụng đại dịch hiện tại để thay đổi hiện trạng.

Washington cần một thông điệp rõ ràng, được lặp lại bởi các đồng minh và đối tác trên toàn thế giới, rằng thế giới cần sự ổn định để giải quyết thành công cuộc khủng hoảng này. Tuy nhiên, ở châu Á, thông điệp này phải được hỗ trợ bằng hành động. Bất kỳ thông điệp nào cũng cần bao gồm các nỗ lực hỗ trợ để thể hiện sự phản đối chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc bằng cách tiếp tục duy trì tốc độ thương mại ổn định trên toàn khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và bằng cách thực hiện các hành động đa phương với các đồng minh và đối tác khu vực. Sẵn sàng và tiến hành khả năng tuần tra chung bằng đường biển hoặc đường hàng không.

Một câu hỏi quan trọng là làm thế nào các nước láng giềng Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia, phản ứng với chủ nghĩa cơ hội này. Đây có thể là cơ hội để Hoa Kỳ củng cố các mối quan hệ này và cho phép họ chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc. Điều này sẽ yêu cầu bên yêu sách nhận được các khả năng, cơ sở hạ tầng và đào tạo cần thiết để giám sát khu vực hàng hải của mình và làm phức tạp các nỗ lực của Bắc Kinh để bảo vệ lợi ích của chính họ mà không có nguy cơ leo thang. Về mặt ngoại giao, Washington có thể hỗ trợ các nước láng giềng của Trung Quốc đàm phán một bộ quy tắc ứng xử mạnh mẽ và có thể thi hành theo luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế đã được thiết lập, phù hợp với phán quyết của trọng tài năm 2016 từ tòa án Hague ở Biển Đông.

Về mặt kinh tế, Hoa Kỳ có thể giúp Đài Loan và các nước yêu sách ở Đông Nam Á giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc thông qua một thỏa thuận phát triển thương mại và đầu tư song phương và đa phương. Một khía cạnh của chiến lược có thể bao gồm việc mượn một sáng kiến ​​từ Nhật Bản, gần đây đã công bố kế hoạch phân bổ 2 tỷ Mỹ kim để khuyến khích các công ty loại trừ sản xuất khỏi Trung Quốc. Với số lượng lớn các lần di chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đài Loan và Đông Nam Á trước khi dịch cổna bùng phát, nỗ lực này có thể hỗ trợ các lực lượng thị trường hiện tại.

Cuối cùng, đối với Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác của mình, điều quan trọng là phải hiểu rằng Trung Quốc đã không thay đổi cách tiếp cận của nước này. Trên thực tế, chủ nghĩa cơ hội và sự leo thang thể hiện trong những tháng gần đây đã tồn tại trong nhiều năm. Tuy nhiên, nếu Washington nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không sử dụng tình hình hiện tại, thì đó sẽ là tự ảo tưởng. Ngay cả khi đối mặt với những mất mát tàn khốc do corona mới gây ra, Hoa Kỳ không thể đủ khả năng để đặt địa chính trị và cạnh tranh sang một bên. Ngược lại, cạnh tranh trong tương lai cho Ấn Độ-Thái Bình Dương đã tăng cường và Hoa Kỳ nên dẫn đầu một phản ứng.

Nguồn: https://warontherocks.com/2020/04/same-as-it-ever-was-chinas-pandemic-opportunism-on-its-peripher

Tin bài liên quan:

VNTB – Lời xin lỗi muộn mằn gửi tới một con chó

Phan Thanh Hung

VNTB – ‘Honda ôm’ thất nghiệp

Phan Thanh Hung

VNTB – Nói lộn thì nói lại thôi

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo