TS Phạm Đình Bá
(VNTB) – Cho đến bao giờ thì ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp chuối nói riêng mới thoát khỏi cảnh “giải cứu”. Nhìn cái cách người Philippines làm nông nghiệp mà ta lại xót xa…
Theo bài của Hùng – Sơn trên VNTB ngày 01/01/2024, nông dân sản xuất chuối cấy mô để xuất khẩu sang Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn vì giá chuối tuột giá thảm hại. Tỉnh Đồng Nai là vùng đất với rất nhiều nông dân trồng loại chuối này. Chuối bị phá giá vì cuối tháng 12/2023, bên Trung Quốc ngưng thu mua. [1]
“Giá rẻ mà có người mua còn đỡ chứ từ đầu mùa thu hoạch rộ đến giờ tôi chẳng thấy thương lái nào tới hỏi mua buôn, toàn phải đem bán lẻ từng nải một.” – theo giọng buồn của một nông dân ở Đồng Nai, mô tả đời sống nông dân vào những ngày cuối năm và đầu năm. [1]
“Hiện nay, trong chương trình thay đổi nền nông nghiệp của Việt Nam, ai là người đi giới thiệu hàng hóa của mình ra nước ngoài? Phải là cơ quan của Chính phủ. Đi đàm phán, mở rộng thị trường, các điều kiện kiểm dịch động vật, thực vật… Nói chung phải là nhà nước đứng ra làm” – theo nhấn mạnh của ông chủ của một thương hiệu trái cây. [1]
Đề nghị của ông chủ thương hiệu có lý không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy nhìn vào kinh nghiệm của nông dân trồng chuối ở nước lánh giềng.
Ở Phillippines, cuộc Cách mạng Dân quyền hạ bệ tổng thống Ferdinand Marcos vào năm 1986 đã tạo ra ý chí chính trị để thông qua luật cải cách ruộng đất triệt để hơn nhiều so với những sữa đổi ruộng rất không hiệu quả và chỉ mang tính danh nghĩa trong bốn thập kỷ trước. Ngược lại, luật cải cách ruộng đất này lại tạo cơ hội cho nông dân giành quyền kiểm soát đất đai và sử dụng quyền này để thay đổi điều kiện vật chất cho cuộc sống của họ. [2]
Những kinh nghiệm của nông nhân và các hợp tác xã mà họ tự đứng ra thành lập cho thấy rõ ràng rằng chỉ riêng cải cách luật pháp thôi thì chưa đủ. Chỉ khi các nông dân trồng chuối tổ chức và đấu tranh chống lại những trở ngại do các tập đoàn đa quốc gia và các chủ đất giàu có tạo ra, họ mới có thể tự giải phóng, ít nhất một phần, khỏi hệ thống đã giam giữ họ trong cảnh nghèo đói.
Ở Phillippines, sản xuất chuối xuất khẩu bị khống chế bởi các tập đoàn đa quốc gia và chủ đất, thông qua Hiệp hội các nhà xuất khẩu và chuối Philippino (PBGEA). Hiệp hội này hoạt động như một tập đoàn độc quyền, kiểm soát mức giá lao động, giá thuê đất cũng như thị trường đầu vào và đầu ra của việc sản xuất.
Tuy nhiên, nông dân ở vùng đất thấp ở Davao có lịch sử hoạt động theo công đoàn độc lập và các nhà tổ chức đòi quyền lợi cho nông dân là từ nông dân mà ra và họ có nhiều kinh nghiệm tổ chức và đấu tranh. Các nhà hoạt động công đoàn và nông dân tổ chức một trung tâm tài nguyên về trồng chuối, FARMCOOP, để hỗ trợ nông dân và phát triển xuất khẩu.
Quá trình hình thành trung tâm FARMCOOP là không dễ dàng. Liên minh giữa nông dân và thành viên của trung tâm phải đấu tranh để tiếp cận thị trường và giá cả hợp lý với Hiệp hội PBGEA, bao gồm nhiều chủ cũ của họ. Nhưng trung tâm FARMCOOP đã từng bước phát triển thành một tổ chức độc đáo để giúp đỡ nông dân, cung cấp kiến thức và nguồn lực để thành lập các hợp tác xã. Kết quả là, ngày nay mức sống của các thành viên hợp tác xã đã tăng lên và nông dân có nhiều quyền kiểm soát hơn về cách thức và những gì họ sản xuất. [2]
Trung tâm FARMCOOP trở thành nguồn gốc của mọi thứ, từ kỹ năng lập kế hoạch tài chính và tiếp cận thị trường đến máy móc canh tác hữu cơ và chiến lược tổ chức chính trị. FARMCOOP sau đó đã phát triển liên minh với một trong những cộng đồng bản địa của Mindanao, giúp họ thành lập các hợp tác xã và nông trại kết hợp việc sử dụng truyền thống địa phương với nông nghiệp hữu cơ và bền vững với môi trường.
Trung tâm FARMCOOP tìm cách đạt được sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế nông thôn với việc củng cố và huy động các cộng đồng bản địa để bảo vệ môi trường sống của họ. Dân bản địa phải đối mặt với sự xâm lấn liên tục của các tập đoàn đa quốc gia vào vùng đất của họ. Các tập đoàn này muốn đẩy nông dân bản địa ra khỏi lãnh địa của tổ tiên họ. Nhưng FARMCOOP đang tổ chức một mô hình canh tác bền vững và có lợi nhuận để cung cấp một giải pháp thay thế cho những người nông dân bản địa trước sự kìm hãm của các tập đoàn đa quốc gia.
Nói tóm lại, để có được đời sống dễ thở, nông dân Phi đã trải qua một quá trình cam go hơn 40 năm, bao gồm một cuộc cách mạng dân quyền trên toàn lãnh thổ Phi, một nguồn áp lực từ dân để đòi hỏi luật cải cách ruộng đất thực sự có lợi cho nông dân, những lần mò để tự lập công đoàn từ nông dân mà ra, các cuộc đấu tranh và đình công sâu rộng chống chủ đất trong thương thảo để dành quyền sản xuất, và sự tạo lập công đoàn từ nông dân để bảo đảm sản xuất và tiếp thị.
Đề nghị bao cấp để đảm bảo sản xuất và tiếp thị của ông thương hiệu trái cây nọ tuy cũng có phần hợp lý, nhưng bối cảnh của đất nước hiện nay lại là tai họa cho nông dân. Thảm họa cho nông dân trồng chuối không phải là từ các hành vi của Trung Quốc. Tai họa cho dân là từ chính sách ngu muội của đảng.
__________________
Nguồn:
- Hùng – Sơn. VNTB – Chuối rớt giá: chuyện cũ ở năm mới. 01/01/2024; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-chuoi-rot-gia-chuyen-cu-o-nam-moi/.
- David Bacon. Philippine Banana Farmers: Their Cooperatives and Struggle for Land Reform and Sustainable Agriculture. Accessed 01/01/2024; Available from: https://archive.foodfirst.org/publication/philippine-banana-farmers-their-cooperatives-and-struggle-for-land-reform-and-sustainable-agriculture/.
1 comment
“Còn đảng thì nông dân chỉ có chuối mũi chuối lái dài dài”
Cứu Đảng là cứu nước các bác ạ . Ngay cả Hà Sĩ Phu bi giờ cũng cắm cúi đi theo cái biển chỉ đường của trí tuệ này rùi