Nguyễn Nam
(VNTB) – Chỉ cần nhìn những bản án mà Hà Nội vừa tuyên cho Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung sẽ rõ cộng sản Việt Nam có ‘dân chủ’ hơn cộng sản Campuchia hay không
Tờ Khmer Times hôm 13-12 có bài viết nhận định khá sốc: “Mỹ là nước đòi dân chủ từ Campuchia nhưng lại có quan hệ cực kỳ thân thiết với Việt Nam cộng sản” (The US is the country that demands democracy from Cambodia but having extremely close relations with the communist Viet Nam).
Nhà báo Leap Chanthavy, bình luận: Quan hệ của Campuchia với Mỹ giống như một câu nói của người Khmer, “chap dai, choan cheung”, có nghĩa là “bắt tay nhưng lại giậm chân”, hay nói cách khác là “vai kbal, ang el knorng”, nghĩa là “đánh vào đầu nhưng vuốt ve trên lưng”. Chính điều này nên xứ Chùa Tháp có vẻ như đang bối rối trong việc thấu hiểu Mỹ. Bởi Mỹ là nước đòi bằng được việc tự nguyện trả nợ, sau khi họ đã thả hai triệu tấn bom xuống người dân Campuchia trong cuộc chiến trước đây.
Mỹ là nước đặt lệnh trừng phạt Campuchia, nhưng lại khoe khoang đầu tư hàng tỷ USD vào Campuchia.
Theo quan sát của nhà báo Leap Chanthavy, thì Mỹ là nước đòi dân chủ từ Campuchia, nhưng lại có quan hệ cực kỳ thân thiết với Việt Nam cộng sản. Mỹ là nước thúc giục Campuchia cắt quan hệ với Trung Quốc, nhưng không đưa ra phương án thay thế tương xứng nào. Mỹ là nước tự hào về việc tôn trọng chủ quyền và độc lập của Campuchia, nhưng lại ra lệnh cho Campuchia lựa chọn chính sách đối ngoại và quyền tự quyết trên con đường phát triển.
Thật ra thì hàng loạt câu hỏi được nhà báo xứ Chùa Tháp đặt ra không phải là không có lý, mặc dù ít nhiều hằn học:
“Mỹ là quốc gia tự hào về việc tôn trọng chủ quyền của Campuchia nhưng lại không làm việc với chính phủ Campuchia. Mỹ là quốc gia tự hào tôn trọng chủ quyền của Campuchia nhưng mọi hành vi, việc làm và phát ngôn chỉ là đe dọa, ép buộc và độc tài. Mỹ là quốc gia cam kết không can thiệp và tôn trọng nền dân chủ của Campuchia, nhưng theo các nhân vật đối lập thì lại là quốc gia ủng hộ Cách mạng Màu và sự thay đổi chế độ tàn bạo.
Mỹ là nước nói đứng về phía người dân Campuchia, nhưng lại là nước áp đặt trừng phạt kinh tế đối với người dân Campuchia. Mỹ là quốc gia mà các dân biểu rất yêu Campuchia nhưng họ chưa từng đến Campuchia bao giờ.
Mỹ là quốc gia cam kết hỗ trợ hàng trăm triệu đô la nhưng sự đóng góp của họ không được người dân Campuchia nhìn thấy và cảm nhận. Rốt cuộc, tất cả các hành động của Hoa Kỳ không là gì khác ngoài sự hoang tưởng của Trung Quốc.
Mỹ không thể can đảm tiến hành cuộc đọ sức giữa phương Tây với Trung Quốc. Mỹ chỉ có thể ném bom và trừng phạt Campuchia, quốc gia heo hút không có bất kỳ sức mạnh nào để chống lại. Vâng, Hoa Kỳ rất tuyệt. Đúng, Hoa Kỳ rất vĩ đại…”.
Vấn đề chú ý ở đây là phải chăng lâu nay báo chí Campuchia mặc định rằng cộng sản Việt Nam không hề có dân chủ, ít ra là cũng so với đảng phái chính trị ‘thân cộng’ của Thủ tướng Hun Sen.
Trước đó, vào cuối tháng 4-2021, tờ Khmer Times có bài kể công về đã giúp đỡ những người cộng sản Hà Nội trong ‘đánh Mỹ’: “Việc Việt Nam – Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đã tạo cơ sở pháp lý và niềm tin để động viên nhân dân hai nước tăng cường hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau trong kháng chiến. Cuối cùng, tất cả đều chiến thắng ngoại xâm vào tháng 4-1975.
Trong những năm tháng chiến tranh này, nếu không có sự giúp đỡ quý báu của các cấp lãnh đạo Campuchia và nhân dân Campuchia thì không biết Việt Nam sẽ phải đổ thêm bao nhiêu xương máu trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại”.
Có đúng là cộng sản Việt Nam dân chủ hơn những người cộng sản Campuchia? Chỉ cần nhìn những bản án mà Hà Nội vừa tuyên cho Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung sẽ rõ câu trả lời cho thắc mắc của Khmer Times, là cộng sản Việt Nam có ‘dân chủ’ hơn cộng sản Campuchia?
1 comment
“Chỉ cần nhìn những bản án mà Hà Nội vừa tuyên cho Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung”
Whatever Đảng các bác is doing, có vẻ làm vừa lòng phía Mỹ . Càng ngày càng có nhiều dự án mà Đảng các bác hổng phải trả 1 cắc nào, & Mỹ đài thọ hết . Then, why change. Tội gì phải thay đổi chớ ?