Chuyển ngữ: VTS-AL
(VNTB/WASHINGTON) – Hôm thứ Năm ngày 11/06/2015, một nhóm các nhà lãnh đạo lao động Việt Nam đã gửi thư đến Quốc hội Hoa kỳ cho rằng một hối phiếu quan trọng đang chờ biểu quyết sẽ phá hỏng những nỗ lực cải thiện quyền lao động tại đất nước của họ.
“Quốc hội Hoa Kỳ không nên bỏ qua lợi thế trong việc thúc đẩy cải cách bằng cách thông qua quyền đàm phán nhanh,” theo văn thư này. “Những lời hứa hẹn cải cách trong tương lai của chính phủ Việt Nam không đáng tin cậy. Nếu quyền đàm phán nhanh được thông qua trước khi các vi phạm nêu trên được thực sự ngăn chặn, niềm hy vọng của những người lao động Việt Nam đang bị áp bức sẽ mờ dần.”
Tổng thống Barack Obama đã từ lâu khẳng định rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế TPP với 11 quốc gia sẽ cải thiện các tiêu chuẩn lao động ở các nước có thành tích nhân quyền tồi tệ, trong đó có Việt Nam. Nhưng văn thư có chữ ký của Lê Thanh Tùng, Ủy ban Hỗ trợ Công đoàn Lao động Độc lập, Trương Minh Đức, Lao động Việt và Phạm Văn Trội, Hội Anh Em Dân Chủ cho rằng lập luận ngược lại mới đúng.
Hiện nay người ta vẫn không có quyền thành lập công đoàn lao động ở Việt Nam, nơi mà các công đoàn chính thức chỉ là một cánh tay của nhà cầm quyền cộng sản. Lương công nhân trung bình, theo văn thư, quá thấp để trang trải chi phí cho các sinh hoạt cơ bản bao gồm thực phẩm và nhà ở. Người lao động thường xuyên bị đánh đập và bị bỏ tù khi họ lên tiếng đòi hỏi luật lao động tốt hơn.
“Những người lao động có ý định đòi hỏi quyền lợi của họ thường bị doạ nạt và đánh đập bởi những tên côn đồ đánh thuê được điểu động bởi ban quản trị và công an nhà nước,” văn thư nêu lên.
Hạ viện Hoa kỳ dự định sẽ bỏ phiếu cho phép Tổng thống Obama quyền đàm phán nhanh mà sau đó Quốc hội sẽ không được sửa đổi hoặc làm chậm trễ bất kỳ hiệp định thương mại nào mà ông đã thương lượng. Tổng thống Obama không thể thông qua chương trình nghị sự thương mại của mình nếu không có được quyền hạn. Liên đoàn lao động Mỹ đang lo ngại rằng hiệp định TPP này sẽ hạ thấp mức lương trong nước bằng cách buộc các công nhân Mỹ phải cạnh tranh với mức lương thấp và các hành vi lạm dụng ở nước ngoài. Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa nói rằng hiệp ước sẽ có lợi cho các bên vì nó đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Nhưng đại đa số các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội đều phản đối cả TPP lẫn tốc quyền.
Trong văn thư, các nhà lãnh đạo lao động tại Việt Nam lưu ý rằng các công ty Mỹ hưởng lợi nhiều trong việc khai thác công nhân Việt Nam, điển hình là Nike, một công ty có nhiều công xưởng tại Việt Nam. Trong tháng Năm, Tổng thống Obama đã kêu gọi cho thỏa thuận TPP tại một nhà máy của Nike ở tiểu bang Oregon. Các nhà lãnh đạo lao động cũng đã gửi các nhà lập pháp một nghiên cứu riêng về cách hoạt động của Nike tại Việt Nam, vạch rõ tiền lương chết đói Nike trả cho người lao động khiến họ phải vay tiền để trang trải các chi phí cơ bản. Nike đã không có lời bình luận.
“Để cho các quyền lao động và nhân quyền, những quyền đã được viết ra rõ ràng trong Công ước Liên Hiệp Quốc và trong Hiến pháp Việt Nam, được thực sự tôn trọng ở Việt Nam, chúng tôi tin rằng Quốc hội Mỹ phải dùng cơ hội cấp thẩm quyền đàm phán nhanh làm một lợi thế đẩy mạnh những thay đổi lập tức để cho người dân Việt Nam được hưởng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, ” văn thư nêu lên.
Xem bản tin bằng tiếng Anh theo đường dẫn: http://www.huffingtonpost.com/2015/06/11/vietnam-tpp_n_7562390.html?fb_action_ids=847499512000803&fb_action_types=og.comments