Phương Thảo (VNTB/ Asiasentinel) Thủ đô Hà Nội được trang trí bằng các áp phích khổng lồ trong tuần này. Người Việt nam chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản 12 với các cụm từ rất hăng hái thông thường.Có lẽ “Toàn Đảng, toàn dân và và toàn quân” quả thực “thi đua lập thành tích Chào mừng Đại hội Đại biểu Quốc”, mặc dù thật khó để phân biệt các hoạt động đó từ sự hối hả và nhộn nhịp bình thường của thành phố thủ đô.
Sự hấp dẫn đã không còn
Đối với công dân của Hà Nội, các áp phích chỉ như là tiếng ồn xung quanh, nhưng các tấm áp phích này lại làm cho phông nền tuyệt vời cho các video clip của hàng chục phóng viên nước ngoài ghi lại khi họ đến để tường thuật sự kiện này.
Với sự thất vọng của các phóng viên nước ngoài, một phần thú vị của mỗi năm năm đổi mới chính trị ở Việt Nam đã kết thúc một tuần trước khi Đại hội lần thứ 12 chính thức được nhóm họp. Sau nhiều tháng vận động với cường độ cao cho các phiếu bầu và chức vụ, các thành viên của Ủy ban Trung ương (180 chính thức, khoảng hơn hai hai chục thành viên dự khuyết) và các nhà lãnh đạo hàng đầu của chế độ đã được Hội nghị bất thường lần thứ 14 của Ủy ban Trung ương quyết định.
Hội nghị 14 bắt đầu từ tháng 11 đến 14 tháng Giêng. Giống như tất cả các cuộc họp của đảng, cuộc họp lần này dân chúng cũng không được biết, nhưng ở các quán cà phê và mạng internet lại đầy những tin đồn. Liệu ông Nguyễn Tấn Dũng có thành công trong nỗ lực táo bạo 10 năm qua ở vị trí thủ tướng để tiếp túc năm năm tiếp theo ở vị trí cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư? Ngoài ra, có thể Tổng thư ký đương nhiệm, Nguyễn Phú Trọng, huy động một liên minh của ông Dũng?
Mặc dù vẫn còn một hơi thở hổn hển hy vọng cuối cùng, dường như ông Trọng cũng đã dập tắt đi mất. Không phải chỉ có chức vụ lẫn sự đề cử thăng chức bị đe dọa lúc này. Ông Dũng đã tạo thương hiệu thành công riêng là một nhà cải tổ tương đối, một người hiểu biết phương tiện truyền thông xã hội, một chính trị chín chắn và là loại lãnh đạo có khả năng tranh luận thoải mái về các lý thuyết phát triển và “niềm tin chiến lược” với các nhà lãnh đạo khác trên thế giới. Trong thời gian ngắn, ông đã nổi bật lên hơn tất cả các đồng nghiệp đơn điệu.
Ông Dũng là người có triển vọng thành công rõ ràng nhưng không phải không có điểm yếu, trong đó là tiếng tăm trong việc quản lý các đòn bẩy quyền lực của chính phủ để đảm bảo sự trung thành của “các nhóm lợi ích”, mà đa số các đảng viên nặng ký coi là đặt lợi ích cá nhân lên trên Ý thức hệ.
Trật đường ray
Vói vai kẻ yếu, ông Trọng lại là, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người, mà ông ta hoặc là ông Liêm khiết hoặc ông Lú. Trước kia, ông ta được coi là người bạn tận tụy nhất của Trung Quốc trong nhà lãnh đạo đảng cầm quyền. Khi Bắc Kinh tăng cường việc bá quyền ở Biển Đông, và lấn sâu vào Việt Nam, ông Trọng đã góp phần trong việc tái định vị Việt Nam tách xa ra Trung Quốc và gần gũi hơn với Hoa kỳ. Chuyến đi của ông đã được đánh dấu với cuộc hội kiến 90 phút với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng hồi tháng Bảy năm rồi.
Ông Trọng nổi lên từ cuộc gặp mặt đó tuyên bố ông hài lòng khi Hoa Kỳ không có ý định xấu với chế độ độc đảng Việt Nam, cũng như hệ thống chính trị Lênin. Nhiều nhà quan sát, kể cả tôi, cho rằng sau khi hoàn thành vai trò lịch sử của mình, ông Trọng sẽ nghỉ hưu sau Đại hội lần thứ 12. Chúng tôi đã nhận định sai; trong hai phiên họp căng thẳng, ông Trọng dường như đã làm cho guồng máy chính trị của ông Dũng bị trật đường rày.
Những người tham gia thảo luận trên internet đánh giá ông Trọng có thủ thuật khéo léo về các quy tắc của đảng và một chiến dịch âm thầm để ông Dũng vào thế bất ngờ. Trước khi những người ngoài cuộc biết được chính xác làm thế nào mà ông Dũng lại bị gạt ra khỏi danh sách các ứng viên đuọc Ban chấp hành Trung Ương phê duyệt, dường như một danh sách với tên họ cũng như chức vụ chính xã đã được chuẩn bị trước đó. Đỉnh điểm của quá trình này dân chủ tập trung, 2 nghìn đại dự Đại hội Đảng 12 đã được chuẩn bị để xác nhận sự bổ nhiêm này – một hành động nhằm gạt ông Dũng ra để nghỉ hưu.
Hoặc họ sẽ làm chăng? Trong số những người Việt ngoài đảng, sự thất vọng về việc đảng đã gạt bỏ ông Dũng cũng khá phổ biến và trong nhiều trường hợp cũng sâu sắc. Họ đang ôm khư khư một mớ tin đồn có nêu rằng cuộc nổi dậy của một ‘đại biểu’ bằng cách này hay cách khác sẽ đưa tên thủ tướng trở lại trên lá phiếu và cuối cùng sẽ là người đứng đầu đảng. Các kịch bản này sẽ gần như chắc chắn sẽ được cho là ảo tưởng khi Quốc hội kết thúc phiên họp vào ngày 24.
Sau Đại Hội 12 sẽ là gì?
Sự thất bại trong chính sách tác động của ông Dũng nhằm trở thành lãnh đạo đảng mạnh nhất trong 30 năm qua dần dần trở nên rõ ràng. Nhiều người đoan chắc sẽ có một thanh toán khi các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam sắp xếp các mối quan hệ và chọn cấp dưới. Ông Dũng có thể trở thành mục tiêu của các vụ điều tra việc ông ta đã ông tích lũy bao nhiêu của cải và cất giấu ở đâu, mặc dù đảng không có lệ quấy rầy những người đã bằng lòng để nghỉ hưu.
Sự đồng thuận chính sách đối ngoại đã được vạch ra trong vòng 18 tháng qua sẽ vẫn có hiệu lực. Các đại hội 14 đã ủng hộ các thỏa thuận TPP, loại bỏ sự nghi ngờ rằng dưới sự lãnh đạo mới, đảng cầm quyền Việt nam có thể tách ra khỏi con đường toàn cầu hóa mạnh mẽ.
Hầu hết mọi người nghi ngờ tốc độ cải cách chính trị và kinh tế trong năm năm tới. Liệu dàn lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ làm giảm vai trò trực tiếp của Nhà nước trong nền kinh tế? Liệu họ sẽ từ bỏ việc cố gắng kiểm soát những gì người dân được phép đọc và nói? Họ sẽ có sự gắn kết và ý chí để nắm bắt cơ hội mà TPP dành cho họ? Chế độ có sẽ tiếp tục tiến trình thất thường theo hướng minh bạch và quy định rõ ràng? Họ liệu sẽ tiếp tục cửa mở cho đầu tư nước ngoài? Họ có tìm cách để hỗ trợ hiệu quả và cung cấp tín dụng cần thiết cho các doanh nghiệp trong nước?
Tóm lại, đảng cầm quyền toàn năng của Việt Nam đã gần như hoàn tất nghi lễ đổi mới. Thách thức đối với ông Dũng về cách thức điều luôn được thực hiện đã thất bại. Dàn lãnh đạo lão hóa sẽ được về hưu, những người trẻ được thăng tiến đảm nhận các công việc quan trọng, sự cân bằng lại một lần nữa được bảo tồn. Công việc của chính phủ lại bắt đầu.