Trong đó, có cây gạo 400 năm tuổi ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa), điều đáng nói là cây gạo không chết vì mưa bom, bão đạn hay thời tiết khắc nghiệt. Mà nó chết bởi khi người ta đào đất làm bờ rào “cây di sản”, làm động rễ, chưa kể, sau đó được chính quyền ưu ái chăm cho 4 tạ phân lân, khiến cho “cụ cây” chết dần!
Những cái chết dần, chết mòn sau khi được “vinh danh di sản” không chỉ độc mỗi cây gạo hàng trăm năm tuổi ở Thanh Hóa, mà nhiều di sản thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật thể sau khi được phong danh hiệu cũng chết bởi sự khai thác quá đà của chính quyền, ban quản lý.
Giống như cây gạo di sản ở Thanh Hóa, Vịnh Nha Trang cũng đang chết dần bởi sự bức tử từ phía chính quyền. |
Báo chí cũng lên tiếng về việc vịnh Nha Trang (Vịnh đẹp top thế giới) bị bức tử bởi hàng loạt cao ốc, công trình nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi ngầm ven phía Tây đường Trần Phú mặc cho sự phản đối của dư luận. Báo Tuổi Trẻ dẫn ý kiến của TSKH Nguyễn Tác An, Phó chủ tịch Hội Trí thức tỉnh Khánh Hòa, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương Học cho biết: “Bây giờ cứ bêtông hóa, cứ xây dựng các công trình cứng, công trình vĩnh cửu vào đó thì toàn bộ những quá trình tự nhiên về môi trường, về sinh địa hóa, về đa dạng sinh học đều sẽ bị phá vỡ và tất nhiên nó sẽ dẫn đến “làm chết” vịnh Nha Trang.”
Và ông cũng dẫn lấy trường hợp lấp sông Đồng Nai để chỉ ra rằng, sự phá vỡ cảnh quan vì mục đích kinh tế trước mắt sẽ “không có cách gì khôi phục lại được.”
Ngoài ra, việc bê-tông hóa vịnh Nha Trang sẽ là cách nhanh nhất tước đoạt “phúc lợi công cộng mà mọi người dân được hưởng từ ngàn đời đến giờ,” như ý kiến của KTS Nguyễn Văn Lộc – nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, nguyên Chủ tịch Hội KTS Khánh Hòa.
Sở dĩ như thế vì, Sơn Đoòng và dự án cáp treo vào cửa hang dù bị phản đối bởi xâm hại nghiêm trọng tới di sản khi công trình “phá cây, chặt rừng, xẻ núi, đào đường hàng loạt quy mô lớn và xây dựng các công trình bêtông cốt thép đồ sộ”, thì phía UBND Quảng Bình vẫn “cho biết dự án cáp treo là nguyện vọng của địa phương, trên cơ sở nhu cầu của tỉnh.”
Và theo ông Vương Anh Dũng, vụ trưởng Vụ Kiến trúc – quy hoạch (Bộ Xây dựng), cho rằng dù quan điểm của Chính phủ là “bảo tồn và phát huy giá trị di sản (Sơn Đoòng)” thì trong quy hoạch cũng nêu rõ: “Gắn bảo tồn di sản với phát triển kinh tế địa phương”. Nghĩa là, nếu dự án “cáp treo” có thể giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cư dân bản địa, thì vẫn có thể phê duyệt tiến hành, báo Tuổi Trẻ dẫn tin vào tháng 2/2015.
Cây gạo “di sản” ở Thanh Hóa đã chết bởi sự nhiệt tình và ngu dốt, Vịnh Nha Trang đang bị bức tử và chết dần bởi betong hóa rìa vịnh, còn Sơn Đoòng thì đang rơi vào nguy cơ bị xâm hại.
Cả 3 đều là di sản, và cả ba đều bị đối xử theo cách rất Việt Nam – đó là chạy theo hướng chạy khai thác triệt để kinh tế từ di sản thay vì quản lý, bảo tồn theo hướng bền vững.