Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Đóa hoa Miến Điện” và chuyến thăm đột phá tới Trung Quốc

Thái Thịnh (VNTB) Chuyến thăm của bà Aung San Suu Kyi đến Bắc Kinh trong tuần này cho thấy sự sẵn sàng của giới lãnh đạo Trung Quốc trong việc tham gia quan hệ với đảng phái đối lập ở các nước khác, một phần của chính sách đối ngoại đa chiều để bảo vệ tốt hơn lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài, Wall Street Journal ngày 11/06 cho biết.


Chuyến đi kéo dài năm ngày của biểu tượng dân chủ Miến Điện, người đã bị quản thúc trong hơn bảy năm bởi một chính quyền quân sự vốn có mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh.


Kerry Brown, một nhà ngoại giao Anh và là một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Sydney cho biết. Nếu bà Suu Kyi gặp được người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì “đó là một sự kiện lớn.”
Trung Quốc, nơi có chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác đã thường tránh những cuộc gặp, cuộc họp công khai với các nhà lãnh đạo chính trị đối lập. Nhưng mọi sự thay đổi vào năm 2011, khi Trung Quốc đã tổ chức thăm hỏi các nhà lãnh đạo phe đối lập Syria, Nhật và Đài Loan, Thái Lan.
Sự thay đổi này cho thấy, ông Tập Cận Bình mong muốn chính sách đối ngoại của nước này thực dụng hơn nữa, nhằm đủ sự linh hoạt để bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc, vốn ngày càng tăng ở nước ngoài.
“Đây là một bước đột phá lớn cho quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Bởi trong quá khứ, ví dụ ngoại giao với Miến Điện, thì tương tác chỉ diễn ra giữa đảng cầm quyền và chính phủ,” Qu Jianwen, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Vân Nam (Trung Quốc) cho biết. 
Việc phát triển quan hệ giữa Đảng cầm quyền với một Đảng phái đối lập ở Miến Điện có thể giúp giảm bớt xu hướng chống Trung Quốc.

Và ngược lại, việc phát triển một mối quan hệ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể giúp bà Suu Kyo tự định hình mình là một người thực dụng hơn là một biểu tượng chính trị. Theo đó, bà có thể nhận được sự hỗ trợ từ cả phương Tây và Trung Quốc.
Nhưng lại xuất hiện một số nguy cơ trong quan hệ đối ngoại kiểu này. 
Một là bà Suu Kyi có thể gây rắc rối cho Bắc Kinh bằng cách lên tiếng trong các vấn đề nhạy cảm về nhân quyền. Trong khi đó, bà cũng có thể mất sự ủng hộ từ trong nước nếu tỏ ra quá ấm cúng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Đảng của bà – NLD, đã sẵn sàng trong cuộc bỏ phiếu tự do đầu tiên trong vòng vòng 25 năm trở lại đây, vào mùa thu này. Một điều khoản trong hiến pháp Miến Điện, đã ngăn bất cứ ai có gia đình với người nước ngoài trở thành Tổng thống, trong khi đó bà Suu Kyi-người đã có hai con trai với người chồng quá cố của mình – một người Anh.
Tuy nhiên, bà Suu Syi vẫn sẽ có chỗ đứng nếu như Đảng NLD chiếm được cảm tình của cử tri, theo Sun Yun, một chuyên gia về quan hệ Miến Điện-Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington cho biết: “Từ quan điểm của Trung Quốc, không có mối quan hệ với bà Aung San Suu Kyi thì sẽ là một vấn đề.”
Và “Họ cần phải tìm hiểu xem bà Suu Kyi sẽ làm thiệt hại đến lợi ích của Trung Quốc ở Miến Điện hay là không.”
Các nhà hoạt động Trung Quốc đã thúc giục bà Suu Kyi lên tiếng yêu cầu thả ông Lưu Hiểu Ba, một nhà văn bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc và cũng là người từng được trao giải Nobel Hòa Bình khi bị giam giữ – giống như bà. Và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ mọi hy vọng ông Lưu Hiểu Ba có thể được trả tự do bởi “Không có lý do gì có thể thay đổi quyết định của cơ quan tư pháp Trung Quốc”, và phát ngôn viên Hồng Lỗi còn cho biết thêm, Trung Quốc hy vọng chuyến thăm sẽ làm sâu sắc thêm lòng tin và sự hiểu biết giữa NLD và Đảng Cộng sản.
Truyền thông Trung Quốc bắt đầu “cởi mở” hơn với chuyến thăm của bà Suu Kyi. Một số mô tả bà là “Đóa hoa China News Service mô tả bà là “Đóa hoa Miến Điện”, ám chỉ thói quen đeo hoa trên mái tóc của bà. Trong một bình luận đăng trên Tân Hoa Xã, đã lưu ý rằng mối quan hệ Trung Quốc-Miến Điện đã “chứng kiến ​​một số rối loạn”, nhưng Trung Quốc vẫn sẽ chào đón bà Suu Kyi trong sự thân thiện.
The Myanmar Times vào thứ hai dẫn lời nhà bình luận chính trị U Yan Myo Thein nói rằng, có những “hy vọng” cho chuyến thăm lần này của bà Suu Kyi, và cuộc đàm phán cấp cao với nhà lãnh đạo Trung Quốc (nếu diễn ra), có thể sẽ bao gồm các dự án nhạy cảm và gây tranh cãi như mỏ đồng Letpadaung và đập Myitsone.
Trung Quốc vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Miến Điện, chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở trong nước. Nhưng kể từ khi dự án Myitsone Dam bị đình chỉ, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc mới ở Miến Điện đã giảm hơn 90%.
Dù thế, “trong trung hạn, Trung Quốc vẫn sẽ là nhà đầu tư lớn nhất”.

Tin bài liên quan:

VNTB – Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai?

Phan Thanh Hung

VNTB – Myanmar thức dậy khỏi giấc mơ dân chủ

Phan Thanh Hung

VNTB – Đảo chính Myanmar: những kẻ độc tài và những nhà dân chủ

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.