Việt Nam Thời Báo

VNTB- Donald Trump nhậm chức – Tản mạn về quyền lực của nước Mỹ

Mai Tú Ân

(VNTB) – Nước Mỹ luôn là một dòng chảy đúng hướng, và cho dù có lộn xộn chút đỉnh thì cuối cùng nó cũng chảy về chỗ trũng. Muôn đời là vậy, và nước Mỹ cũng vậy…
Người đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016 Donald Trump chỉ còn ngày một ngày hai nữa là đến Lễ Nhậm Chức Tổng Thống Hoa Kỳ lần thứ 45. Đến ngày đó, ông sẽ long trọng đọc những lời thề trung thành, bảo vệ Hiến Pháp Hoa Kỳ trong vai trò một tổng thống, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Vậy chức danh tổng thống Mỹ ra đời như thế nào và để làm gì? 
Hệ thống luật pháp của nước Mỹ đa phần đều có xuất xứ từ nước Anh, nhưng vì được lập ra sau Chiến Tranh giành độc lập với nước Anh nên nó thường hay có những điều luật ta tạm gọi là để ngược lại với nước Anh. Chẳng hạn như đường nước Anh đi bên phải thì người Mỹ đi bên trái. Khi lập quốc năm 1776, họ nhất định không chịu lập chức Thủ Tướng giống nước Anh mà dự định sẽ để cho Quốc Hội điều hành chính phủ luôn. Nhưng sau thấy mọi sự loạn cào cào, các ông nghị cãi nhau như mổ bò mà chẳng giải quyết được việc gì nên năm 1789, họ lập ra một chức danh mới có tên là Tổng Thống (President), và bầu đại tướng G. Oasinhton làm tổng thống. Với chức năng luật pháp rất mạnh của các tiểu bang, còn liên bang thì do Quốc Hội nắm nên chức vụ tổng thống Hoa Kỳ lúc đó không có bao nhiêu quyền lực. Cơ quan quyền lực cao nhất luôn là Quốc Hội Hoa Kỳ với lưỡng viện. Thượng nghị viện với 100 Thượng Nghị Sĩ (mỗi tiểu bang được 2 người), và Hạ Nghị Viện hơn 400 Hạ Nghị Sĩ tương ứng với mỗi 100.000 dân đi bầu/hạ nghị sĩ. Và chúng ta đều biết Hạ Nghị Viện mới là quan trọng nhất, đề ra luật. Khác với nước Anh, nghị sĩ Mỹ phải độc lập, không phụ thuộc vào ai theo tình thần Tam Quyền Phân Lập. Nếu muốn làm nghị sĩ thì Quan Chức Chính Phủ phải từ chức mới được tham gia vận động bầu cử. 
Tổng thống Mỹ trở nên quan trọng khi chính nước Mỹ trở nên quan trọng khi họ tham gia vào với thế giới bên ngoài. Và cùng với chế độ thủ tướng (đại nghị) của nước Anh là chế độ tổng thống của nước Mỹ đã lan ra khắp thế giới như những nền chính trị tốt đẹp nhất. Nhưng dù thế nào thì tổng thống Mỹ cũng chịu rất nhiều sự trói buộc ngặt nghèo, những áp chế nhằm không cho vai trò của tổng thống được nâng cao. Có lẽ chưa có nhiều nước lại có một hệ thống bổ nhiệm lạ kỳ như ở nước Mỹ. Tất cả các bộ trưởng các bộ, các cơ quan quyền lực quan trọng nhất tuy do Tổng Thống đề cử nhưng quyết định cho hay không lại hoàn toàn do Quốc Hội quyết định. Các khoản tiền chi cho chính phủ, hay chi cho ai thì lại nằm trong tay Quốc Hội với những ông nghị xăm soi từng đồng chi phí, và nếu không đồng ý về điểm nào đó thì Quốc Hội cắt tiền của chính phủ, khiến chính phủ phải đóng cửa với hàng triệu công chức phải nghỉ việc. Gần đây nhất dưới thời của tổng thống Bill Clinton, chính phủ của ông đã phải nghỉ vì hết tiền. Ta còn nhớ năm 1975, chính phủ của tổng thống R. Ford đã phải năn nỉ Quốc Hội Mỹ một số tiền chỉ là 220 triệu đôla viện trợ cho VNCH đang lâm nguy. Nhưng Quốc Hội Hoa Kỳ đã từ chối số tiền đó, và mọi người đều biết chuyện gì xảy  ra sau đó.
Nhưng ngay Quốc Hội Hoa Kỳ cũng còn bị khắc chế bởi Tam Quyền Phân Lập. Đó là hệ thống tư pháp giống hệt với nước Anh, với cơ quan tối cao là Toà Án Hiến Pháp. Tất cả mọi việc đưa ra Toà Án này và được Toà này phán sẽ là kết quả chung cuộc, không còn gì để bàn cãi nữa. Gần đây nhất Toà Án Hiến Pháp này tuyên án là về vụ ông Al Gor trong cuộc bầu cử bất phân thắng bại với ông G. Buch. Khi hai bên đang căng thẳng thì Toà Án này, với 11 vị thẩm phán suốt đời đã tuyên bố ông Bush thắng. Thế là ông Bush thắng. 
Hiện giờ trong vai trò chuyển giao quyền lực thì ông Trump cũng chẳng có việc gì nhiều để làm. Nước Mỹ thay đổi bộ máy lãnh đạo của toàn bộ các cơ quan và quan chức đầu ngành của chính phủ từ Dân Chủ sang Cộng Hoà. Những khuôn mặt quen thuộc nổi đình nổi đám nhiều năm qua này rút vào lặng lẽ. Những cái tên không nổi bật bỗng bật ngờ được ra ánh sáng. Thế nhưng không hề có sự náo động, hay sự hụt hẫng gì nhiều trong việc các cơ quan công quyền của Hoà Kỳ đổi chủ. Bởi do tính chất quàng chéo nhau, liên đới trách nhiệm mà tất cả các cơ quan công quyền của Mỹ đều có một sự ràng buộc bất thành văn. Đó là các chức vụ cao nhất, như Bộ Trưởng sẽ do sự bổ nhiệm của chính  quyền. Còn các chức vụ kỹ thuật, chuyên viên, tức là công chức của các bộ liên quan thì đều không liên quan đến sự bổ nhiệm, hay đảng phái. Họ cứ tuần tự nhi tiến trong bộ máy công quyền Hoa Kỳ, và trong một bộ có thể có đến hàng trăm nghìn công chức. Việc bổ nhiệm người của Đảng Phái mới chỉ ảnh hưởng đến vài người có chức vụ cao nhất. Những người được bị cất chức và bổ nhiệm vào đứng đầu các chức vụ này thì cũng đều là những tay mơ trong lĩnh vực đó, được bổ nhiệm do chính sách và họ biết họ cũng chỉ làm việc vài năm thôi. Nên không có chuyện chính sách nhà ở hay quyền lợi gì nhiều cả. 
Nước Mỹ có một nguyên tắc bất thành văn trong các cơ quan chính phủ. Vì sợ sự lấn quyền, sự lạm quyền nên có những nguyên tắc bất di bất dịch sau. Bộ trưởng Quốc Phòng không được là một vị tướng, mà phải là một người dân sự. Không có lãnh đạo ngành CA, CS của liên bang hay tiểu bang. Mà chỉ có chức cảnh sát trưởng của từng địa phương (sheriff). Liên kết cao nhất cúa ngành CS thì lại là một cơ quan dân sự, không có trang phục, không có chức vụ gọi là Cục Điều Tra Liên Bang (FBI). Cơ quan duy nhất có quyền điều tra trọng án trên toàn Liên Bang.
Còn ông Donald Trump thì như các bạn biết, ông ta là người mau miệng, mạnh miệng về mọi vấn đề. Ông ta nói, ông ta viết liên tù tì lên Twitter hàng ngày nhưng đều là trên cơ sở của một ứng cử viên đắc cử chứ chưa phải là của một tổng thống. Và cho dù ông có phát biểu trên cương vị tổng thống thì cũng không phải là tuyệt đối. Vì tổng thống Hoa Kỳ còn bị ràng buộc rất nhiều. Ông nói xây dựng bức tường ngăn ở biên giới Mỹ và Mêxico, và thòng lại là phải bắt Mexico trả tiền. Ô, hô… Có ai xây tường ngăn trộm vào nhà nhưng lại bắt trộm trả tiền xây tường không? Ông nói giải tán NASTA, và TPP, ông nói giải tán Obamacare nhưng chưa có gì thay thế cho các chương trình trên. Ông nói sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người Mỹ thì đương nhiên là việc làm của Mỹ sẽ khởi sắc rồi, nhưng còn kêu gọi hãng này, hãng kia đem công nghệ và việc làm về Mỹ là một chuyện nói cho vui. Hãng Coca-Cola, hay hãng Ford không thể vì ông Trump mà đem cả một nền công nghệ ở Mexico, hay ở đâu đó về Mỹ được. Họ đã đầu tư hàng chục tỷ đô la, đào tạo công nhân kỹ thuật, thiết bị nhà xưởnng cùng cái mối tiêu thụ thì không thể khơi khơi nghe lời kêu gọi, hay vì ít đồng tiền thuế mà nhổ bỏ tất cả để rồi lại bắt đầu từ số không ở nước Mỹ. Nên với một tổng thống như Donald Trump thì nên nhìn ông làm nhiều hơn là nghe ông nói. Nhưng có một điều không thể nghi ngờ ở ông. Đó là làm cho Nước Mỹ hùng mạnh trở lại…
Nước Mỹ luôn là một dòng chảy đúng hướng, và cho dù có lộn xộn chút đỉnh thì cuối cùng nó cũng chảy về chỗ trũng. Muôn đời là vậy, và nước Mỹ cũng vậy…

Tin bài liên quan:

VNTB- Viết cho con gái – Cha sợ hãi lắm…

Phan Thanh Hung

VNTB- Nếu còn có ngày mai, và luôn có ngày mai…

Phan Thanh Hung

VNTB- Thống nhất đất nước nhưng không thống nhất được lòng dân…

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.