VNTB – Giúp chính phủ Việt Nam thoát khỏi hạng 3 về Nạn Buôn Người

VNTB – Giúp chính phủ Việt Nam thoát khỏi hạng 3 về Nạn Buôn Người

Quang Nguyên

 

Bài 1: Nhận diện nạn nhân Nạn Buôn Người

 

(VNTB) –  Chính phủ giữ vai trò chính, quan trọng trong việc ngăn ngừa nạn buôn người nên phải có các biện pháp tìm ra và giúp đỡ nạn nhân.

 

Ngày 5 tháng 7, 2022 Cảnh sát Greater Manchester, Anh Quốc, công bố danh tính bốn công dân Việt Nam mất tích, nghi là nạn nhân vụ cháy nhà máy bỏ hoang Bismark House Mill, Oldham. 

Truyền thông Anh đưa tin thám tử đang điều tra theo hướng các nạn nhân có thể dính tới nạn buôn người.

Cuộc điều tra này chắc làm cho chính quyền Việt Nam lo ngại, nếu 4 người chết cháy cảnh sát Anh điều tra có liên quan đến nạn buôn người, chính phủ Việt Nam lại thêm một điều xấu khi vừa bị xếp hạng 3 trong nạn buôn người. Việt Nam Thời Báo mong muốn giúp chính phủ Việt Nam ngăn ngừa Nạn Buôn Người và dần có thể thoát khỏi hạng 3.

Nạn buôn người, human trafficking, hay trafficking in persons, khác với Đưa người vượt biên Human Smuggling, hai tội ác rất khác nhau nhưng thường hay bị hiểu lẫn lộn. Cả hai tội ác này đang xảy ra nghiêm trọng ở Việt Nam.

Buôn người là một tội ác nghiêm trọng, một hành vi lạm dụng nhân quyền, làm tổn hại đến an ninh quốc gia và kinh tế, phá hoại nhà nước pháp quyền và làm tổn hại đến hạnh phúc của cá nhân và cộng đồng ở khắp nơi. Đó là tội ác mà người lớn, trẻ em, phụ nữ mọi lứa tuổi đều là mục tiêu của bọn tội phạm. Nạn nhân bị cưỡng bức lao động hay buôn bán tình dục qua việc bị dụ dỗ, ép buộc phải làm việc gì đó dưới sự đe dọa nào đó và bản thân người đó không tự nguyện làm. 

Kẻ buôn người hay tổ chức dung dưỡng tội ác này, như chính phủ Việt Nam, phải bị trừng phạt. Chính phủ Hoa Kỳ phạt Việt Nam xuống hạng 3 trong tệ nạn buôn bán người và Việt Nam sẽ phải hứng chịu nhiều hình phạt về kinh tế, chính trị.

Buôn người, hay luật Việt Nam định nghĩa là Mua bán người, khác nhiều với hoạt động đưa người vượt biên, di cư trái phép mà  VN gọi là Đưa người di cư trái phép (smuggling of migrants/ migrant smuggling/ human smuggling/ people smuggling.)

Buôn bán người không nhất thiết là phải là khi nạn nhân bị đưa từ nơi này sang nơi khác. Nó có thể xảy ra ngay cả khi nạn nhân ở trong địa phương của họ.

Nạn nhân của việc buôn bán người có thể là bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi, bất kỳ chủng tộc, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tình trạng nhập cư hay thuộc tầng lớp kinh tế xã hội nào.

 

Những dấu hiệu chung giúp xác định nạn nhân của nạn buôn người

 

Những kẻ buôn bán người lợi dụng nhiều tình trạng không may mắn của nạn nhân để biến họ thành món hàng của chúng. Trẻ em bị lạm dụng và bỏ bê, bỏ trốn khỏi gia đình hay có thể từ trong cơ sở nuôi trẻ. Người lớn có thể là sống trong tình trạng kinh tế khó khăn, mất nhà cửa cơ nghiệp do thiên tai, bị lừa gạt. Nạn nhân buôn người thường “lẫn lộn trong đám đông trước mặt mình”. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân sẽ không nghĩ tới việc tìm kiếm sự giúp đỡ vì nhiều lý do như yếu thế, không rành ngoại ngữ, nếu ở nước ngoài, sợ cảnh sát, sợ mình hay gia đình bị trả thù, hoặc tệ hơn nữa, họ không nghĩ, không biết mình là nạn nhân của một tội ác lớn, không tha thứ được. 

Thao L. 15 tuổi, nhà ở Hà Giang, được môi giới làm osin cho một gia đình ở Hải Phòng. Gia đình L. được người môi giới ứng trước một số tiền. L. phải làm việc cật lực 12 giờ một ngày trong tiệm ăn của chủ nhà. L. phải ngủ trong nhà bếp bẩn thỉu. Tiền lương của L. một phần môi giới gửi về nhà trả bớt nợ cho cha mẹ trước, một phần trả tiền công cho môi giới hàng tháng, một phần chủ giữ nói rằng đề phòng L làm điều gì sai, làm vỡ, đánh mất đồ đạc, bỏ trốn .. L bị đe dọa đuổi việc, đền tiền, bắt giữ hoặc bỏ tù nếu không làm theo ý chủ. L. là nạn nhân của tổ chức buôn người, chủ nhà L. và người môi giới phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– là nạn nhân của tình trạng buôn người, nhưng ngoài nhìn vào có thể thấy công việc của cô bình thường, hợp pháp.

– đi xuất khẩu lao động ở Serbia, anh bị bắt lao động 12 giờ một ngày, bị giữ giấy tờ tùy thân, nơi anh cư trú có hại cho sức khỏe, anh bị theo dõi, bị chủ lao động xúc phạm, bị giữ lại một phần lương, …Chỉ trong một vài tình huống đó thôi, Anh M đang trong tình trạng bị buôn người.

Nhiều trường hợp khó phân biệt được người hành nghề bình thường và người đang bị bóc lột sức lao động, bị buôn người. Những dấu hiệu nhận biết thường bị lẫn lộn. Tuy vậy có những dấu hiệu có thể chỉ ra một người là nạn nhân, nhưng nếu chỉ căn cứ vào dấu chỉ bề ngoài đó thì cũng chưa đủ để kết luận. 

Người có thể là nạn nhân thường biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chán nản, căng thẳng hoặc lo lắng đặc biệt là tại nơi làm việc của họ. Không dám cãi lại, làm theo theo tất cả việc bị bắt làm. Thường mất ngủ, hay ngủ li bì, sức khỏe giảm sút…và còn nhiều biểu hiện tâm sinh lý khác thường nữa.

Các tổ chức giới thiệu người lao động, đưa người xuất khẩu lao động, chính phủ không quan tâm đến người lao động để xảy ra tình trạng buôn người đều phải chịu trách nhiệm. 

Chính phủ giữ vai trò chính, quan trọng trong việc ngăn ngừa nạn buôn người nên phải có các biện pháp tìm ra và giúp đỡ nạn nhân. Các tổ chức và người bênh vực nhân quyền, các tôn giáo và người có lương tri cần có biện pháp, tích cực tham gia để loại bỏ tệ nạn buôn người.

 

Bài 2. Phương cách giúp chấm dứt nạn buôn người 

 

___________________

Tham khảo

https://www.un.org/en/chronicle/article/prevention-prosection-and-protection-human-trafficking

https://www.acf.hhs.gov/otip/about/what-human-trafficking

https://www.acf.hhs.gov/sites/default/files/documents/otip/trafficking_infographic508.pdf


 

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)