Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hành vi giết người: Quan chức nào chống lưng nhập thuốc ung thư giả?

Trúc Giang (VNTB) 


Trong nhóm bệnh ung thư, sử dụng “giả dược” với ý nghĩa điều trị bệnh, là hành vi giết người.
Trong ngành y có sử dụng cụm từ “placebo – giả dược”. Khái niệm placebo hay hiệu ứng placebo chính thức xuất hiện trên thế giới từ năm 1894, với nghiên cứu ban đầu là những viên thuốc không có dược chất trị bệnh. Sau này, hình thức placebo được mở rộng hơn thành các dạng như thuốc tiêm, truyền tĩnh mạch hay thậm chí là phẫu thuật. Qua trình khám phá hiệu quả của placebo cho thấy hiệu ứng này thường tỏ ra hữu ích đối với các bệnh lý liên quan đến hoạt động của hệ thống thần kinh của con người. Các thống kê y học đã chỉ ra rằng, có từ 45 – 60% người đến với phòng khám là do tâm lý.
Tuy nhiên trong nhóm bệnh ung thư đang có phác đồ chữa trị, thì sử dụng “giả dược” với ý nghĩa của thuốc đặc trị, chính là hành vi giết người.
Nói lời sau cùng vào chiều ngày 23-8 trước khi hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP. HCM nghỉ để nghị án, nguyên tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng cho rằng trong vụ án này, bị cáo chỉ sai phạm về mặt thủ tục hành chính: “Bị cáo không phải là người biết và làm ra các giấy tờ pháp lý giả về nguồn thuốc ở Canada. 9.300 hộp thuốc H – Capita 500mg không phải là thuốc giả, bị cáo mua trúng phải lô hàng không đúng nguồn gốc. Mong hội đồng xét xử chấp nhận những tình tiết giảm nhẹ để bị cáo được trở về với gia đình, xã hội và gây dựng lại công ty”.
Bị cáo Phạm Văn Thông (dược sĩ – người được VN Pharma thuê viết hồ sơ thuốc) đã xin hội đồng xét xử xem xét bị cáo có phạm tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” hay không. Bởi vì theo luật sư Nguyễn Minh Tâm cho rằng bị cáo Thông chỉ làm một việc là dịch tài liệu kỹ thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt và biên soạn sắp xếp các thông số kỹ thuật cho phù hợp với yêu cầu của bộ hồ sơ nhập khẩu thuốc do Bộ Y tế quy định.
Về tố tụng hình sự, đúng là khi minh định rõ về “thuốc giả” và “thuốc kém chất lượng” sẽ giúp các bị cáo chịu tội danh và khung hình phạt thấp hơn. Thế nhưng trong nhóm bệnh ung thư, thì “thuốc giả” và “thuốc kém chất lượng” đều là thủ phạm giết người, chỉ khác mỗi chỗ là nhanh – chậm khác nhau. Điều này có thể xác định rõ là hàng tuần, báo chí vẫn hay thực hiện các bản tin kiểu: “Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế vừa có văn bản gửi đến Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước thông báo đình chỉ lưu hành trên toàn quốc đối với thuốc… Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, thuốc này không đạt tiêu chuẩn chất lượng về các chỉ tiêu…
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty XYZ phải phối hợp với nhà cung cấp và phân phối khẩn trương gửi thông báo thu hồi của Cục đến các địa điểm phân phối và sử dụng thuốc…, Số lô…; HD:…, SDK: VN-… và tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc này. Đồng thời Công ty XYZ phải gửi báo cáo thu hồi về Cục Quản lý Dược trước ngày…, hồ sơ thu hồi bao gồm số lượng nhập khẩu, ngày nhập khẩu, số lượng thu hồi, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng đã mua thuốc theo quy định tại Thông tư số 09/2010/TT-BYT ngày 28/04/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc”.
PGS.TS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y khoa TP.HCM) cho biết thuốc kém chất lượng cũng được xem là thuốc giả. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa về thuốc giả như sau: “Thuốc giả là sản phẩm được gắn nhãn hiệu sai một cách gian dối và có chủ đích về đặc tính hoặc nguồn gốc. Thuốc giả có thể bao gồm sản phẩm với đúng hoặc sai hoạt chất, không có hoạt chất hoặc không đủ hàm lượng hoạt chất hoặc với bao bì giả”.
Như vậy, thuốc giả theo WHO bao hàm cả thuốc kém chất lượng, là thuốc có chứa hoạt chất nhưng không đủ hàm lượng. Vẫn theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, nói rộng hơn, thuốc kém chất lượng là thuốc có chứa hoạt chất nhưng không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Thuốc kém chất lượng có thể là thuốc có chứa hoạt chất nhưng thấp không đúng với hàm lượng thuốc đã đăng ký. Như thuốc amoxicillin 500mg kém chất lượng là thuốc mà 1 viên khi kiểm nghiệm chỉ chứa 400mg amoxicillin thay vì 500mg như đã đăng ký…
Theo báo cáo khoa học từ các chuyên gia, thực tế tình trạng buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng ngày càng phức tạp với số lượng lớn, từ loại thuốc phổ biến thông thường như kháng sinh, cảm cúm, đến loại đặc trị như ung thư, tim mạch. Thậm chí một báo cáo của WHO còn cảnh báo là đã có sự bùng nổ thuốc giả trên phạm vi toàn cầu. Thuốc giả chiếm tới 10% thị trường dược phẩm thế giới với doanh thu 45 tỉ euro/năm, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong do thuốc giả.
Thuốc giả và thuốc kém chất lượng gây ra tác hại lớn cho sức khỏe người bệnh như phản ứng dị ứng, nhiễm độc kim loại nặng, dễ kháng thuốc. Nguy hiểm hơn, thuốc giả, thuốc kém chất lượng còn gây ra tình trạng vô hiệu các giải pháp điều trị để cứu sống người bệnh.
Năm 2012, Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) tại cuộc họp lần thứ 80 tổ chức ở Việt Nam cũng cảnh báo rằng thuốc giả là mặt hàng siêu lợi nhuận và rất khó phát hiện. Châu Á là thị trường “béo bở” để thuốc giả lộng hành. Khi ấy, đại diện Interpol tại Việt Nam, đại tá Nguyễn Thị Minh Hòa, cũng cho hay trong chiến dịch truy quét dược phẩm giả tại Việt Nam mới đây, cơ quan chức năng đã phát hiện rất nhiều thuốc giả, chủ yếu tại TP.HCM. Đáng lo ngại là có nhiều loại mẫu giống nhau nhưng chất lượng không như công bố.
Liệu trong vụ án đang xảy ra tại công ty cổ phần VN Pharma có phải từng nằm trong tầm ngắm của đại diện Interpol tại Việt Nam, thế nhưng do có sự chống lưng của nhiều quan chức trong ngành y tế, nên phải mãi đến nay mới bắt đầu công khai dần trong bối cảnh ông Tổng bí thư đang hì hục ra sức quạt lửa lò?

Tin bài liên quan:

VNTB- Bắt cô giáo chăm khách như chăm bé: ‘Nhiệm vụ chính trị’ của đảng viên Nguyễn Văn Hổ?

Phan Thanh Hung

VNTB- Ông chủ Facebook có thể hầu tòa Việt Nam !

Phan Thanh Hung

VNTB- Đi tù ngày giáp tết và ma mị “chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo