Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Học đại học làm chi rồi cũng đi làm thuê”

Trần Quí Thường



Những năm gần đây, dư luận thường xuyên bàn về vấn đề “có nên học đại học hay không” trước thực trạng nhiều cử nhân phải chạy xe ôm để mưu sinh.

Mới đây nhất, một diễn giả khách mời của trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TPHCM (HUFLIT) tiếp tục xoáy sâu vào vấn đề này. Khi lập luận trước hàng trăm sinh viên rằng “trong 30 nhân viên của anh, không ai có tấm bằng đại học. Vậy tụi em học đại học làm gì rồi sau này cũng đi làm thuê cho người ta?”

 

Tình trạng giáo dục đại học tại Việt Nam

Việt Nam hiện có khoảng 650 cơ sở giáo dục đại học. Mỗi năm có khoảng 300.000 sinh viên tốt nghiệp đại học. Một số trường đại học lớn cũng đã góp mặt vào top 1000 trường đại học uy tín hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nếu so sánh với các trường trong khu vực Đông Nam Á, chất lượng giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn rất tụt hậu. Trong khi Việt Nam mới có hai đại diện thuộc top 1.000 trong bảng xếp hạng QS và THE, Indonesia đã có 9 và 3 trường, Thái Lan 8 và 5. Malaysia và Philippines đều có số lượng trường được xếp hạng nhiều hơn Việt Nam.

Các lãnh đạo đảng cộng sản luôn hô hào câu chuyện “giáo dục là Quốc sách”, nhưng thực tế họ chính là những kẻ đang phá hoại nền giáo dục và tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam. Cấp phép xây dựng trường đại học tràn lan nhưng không đi kèm chất lượng, thậm chí một số trường còn là sân sau của các cán bộ đảng viên cao cấp. Không ít trường đại học trở thành nơi kinh doanh, hợp thức hoá bằng cấp cho các viên chức nhà nước với hình thức “đào tạo từ xa”, “vừa làm vừa học”.

“Định hướng xã hội chủ nghĩa” là một trong những lý do được nhiều người nói tới về sự thụt lùi của nền giáo dục đại học hiện nay. Bà Thảo, một phụ huynh có con đang học tại Sài Gòn cho rằng “chương trình đại học dành khá nhiều thời gian cho các môn chính trị, triết học Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong khi đáng ra phải dành thời gian cho các nghiên cứu thực tế, các môn học chuyên ngành”.

Tại sao con cái đảng viên đều được định hướng học đại học?

Một lý do khiến cho sinh viên ra trường không có việc làm là do yếu kém trong công tác quản lý, do các sai lầm trong chính sách phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của nhà nước. Thất nghiệp tràn lan không phải là do người học, mà là do cơ sở hạ tầng và các định hướng, các chính sách thượng tầng của nhà cầm quyền không đáp ứng đúng tiềm năng của con người.

Kinh tế đi xuống, các công ty thi nhau phá sản thì chỉ có thể lo lót vào các cơ quan nhà nước để có việc làm. Muốn xin một chân vào biên chế giáo viên cũng tốn gần trăm triệu đồng. Lo vào các công ty tập đoàn nhà nước thì vài trăm triệu. Còn để làm cán bộ trong cơ quan hành chính thì ngoài tiền thì phải có quen biết, con ông cháu cha.

Một mặt họ truyền tai nhau rằng “đại học ở Việt Nam mà học làm gì”, họ khuyên người dân không cần cho con học đại học vô ích. Mặt khác, họ vẫn cho con cháu họ học đại học, theo đúng đường lối ngu dân dễ trị. Họ biết giáo dục là Quốc sách, nhưng nó chỉ dành cho thế lực cầm quyền.

Những thế lực độc tài hiểu rõ rằng dân càng học thì quyền lực của phe thống trị càng có nguy cơ sụp đổ. Chính vì vậy, họ tăng học phí lên mức cao ngất ngưỡng, để chỉ có gia đình họ mới đủ tiền tiền tiếp cận với sự học. Từ đó mở ra cơ hội việc làm cho con cái họ. Dân nghèo chạy cơm từng bữa sẽ gặp nhiều khó khăn khi chọn con đường đại học. Rồi những người thất học chỉ có thể tìm kiếm những việc làm công để phục vụ cho hệ thống cầm quyền.

“Chi bằng học”

Doanh nhân Đỗ Cao Bảo, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FPT viết trên facebook cá nhân: “Có lẽ bạn đã nghe quá nhiều về việc nước Mỹ nổi tiếng có rất nhiều doanh nhân tỷ phú bỏ học đại học giữa chừng để khởi nghiệp, trong đó có cả các tỷ phú Bill Gates, Steve Job, Larry Ellison, Mark Zuckerberg, Michael Dell, Jack Dorsey. 

Thế nhưng rất tiếc rằng bạn lại chưa biết một kết quả thống kê sau đây ở nước Mỹ: trong số 34 triệu sinh viên Mỹ bỏ học đại học giữa chừng thì khả năng thất nghiệp, nghèo đói, sống trong nợ nần lại cao gấp 4 lần nhóm những người đã tốt nghiệp đại học”.
Môi trường học tập ở Việt Nam có thể không bằng các quốc gia khác, tỷ lệ thất nghiệp sau khi ra trường cao. Nhưng đại học lại cung cấp nhiều điểm tích cực mà những nơi khác không hề có. Một sinh viên tốt nghiệp đại học bằng chính năng lực của mình thì dẫu có làm nông dân cũng sẽ khác với một người nông dân không học hành.

Sự học không phải là nhu cầu cấp bách hiện nay, mà từ 100 năm trước Phan Châu Trinh đã khuyến học, để khai dân trí, chấn dân khí, để đổi mới cuộc sống, canh tân quốc gia. Một câu danh ngôn của ông là “Bất Như Học”, nguyên văn chữ Hán, được phát biểu vào năm 1907, trên tờ Đăng Cổ Tùng Báo.

Sau đó Huỳnh Thúc Kháng dịch thành tiếng Việt, đăng trên báo Tiếng Dân số 613 năm 1933, trong toàn bài nhan đề là Hiện trạng Vấn đề: Vậy xin cùng nói lời chính cáo cùng người nước ta rằng: “Không bạo động, bạo động tất chết! Không trông người nước ngoài, trông người nước ngoài tất ngu! Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, là “Chi Bằng Học”.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Buồn cho một ông tiến sĩ

Do Van Tien

VNTB – 6.300 câu hỏi cho bộ trưởng bộ GD&ĐT: đừng hứa suông và trả lời cho có!

Do Van Tien

VNTB – Cứu hoả thì xách từng can nước, còn trực thăng thì để kinh doanh du lịch

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo