Cuộc chiến 1979 đã khiến 50.000 người thiệt mạng.
Sự xung đột với Trung Quốc bao giờ thực sự kết thúc, tôi hỏi Phạm Thị Kỳ.
“Không”, cô nói. “Nó sẽ không bao giờ kết thúc. Với Trung Quốc, làm thế nào để có thể kết thúc?”.
Lịch sử 2.000 năm của Việt Nam với láng giềng phương Bắc rất phức tạp. Đã có vô số cuộc xung đột và giao hưởng văn hóa diễn ra suốt trong thời kỳ đó. Văn Miếu ở Hà Nội là một ví dụ, nó được dựng vào năm 1070 bởi vua Lý Thánh Tông nhằm tôn vinh Khổng Tử – nhà triết học Trung Quốc.
Và nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Phạm Thị Kỳ (bên phải) cùng người trong gia đình thăm mộ người anh trai – người đã bị giết chết trong cuộc chiến Biên giới 1979. Ảnh: NPR |
Hai nước chia sẻ ý thức hệ cộng sản – một ý thức hệ bị bỏ rơi bởi phần còn lại của thế giới. Điều đó giải thích vì sao, cả hai chính phủ đều không thích đề cập đến cuộc chiến đã qua – 1979.
Nguyễn Duy Thức, một cựu chiến binh 1979 chia sẻ: Vào buổi sáng ngày 17/02, khi chúng tôi đang ngủ, thì pháo binh Trung Quốc rót vào. Một số người mặc áo, một số khác thậm chí không có thời gian mặc quần để lao nhanh vào cuộc chiến đấu.
Ít nhất 200.000 quân Trung Quốc đổ vào dọc biên giới Việt – Trung nhằm trừng phạm Việt Nam vì can tội chống lại chính quyền Khmer Đỏ – một chính quyền do Trung Quốc hậu thuẫn.
Rất nhiều lính tràn sang, Nguyễn Duy Thức nhớ lại, những người lính trong hầm đã bắn “AK-47 đến mức đỏ nòng”.
Nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục tràn đến, cuối cùng công sự bị chiếm, lính Trung Quốc bơm gaz vào hệ thống thông gió. 800 người bao gồm binh sĩ, phụ nữ, trẻ em chỉ có 3 người trốn thoát, trong đó có ông. Sau một tháng, Trung Quốc rút quân, tuy nhiên, xung đột biên giới vẫn tiếp tục.
Đó là ký ức kinh hoàng không thể lãng quên. Đến nỗi, giờ đây, mỗi khi vợ ông xem một bộ phim Trung Quốc, ông sẽ tìm cách tắt nó đi.
Những ký ức cuộc chiến và nhiều những cuộc chiến xâm lược, chiếm đóng, trả thù trong suốt chiều dài lịch sử, phản ánh một màu sắc đặc trưng của quan hệ Việt – Trung.
Điều đó đặc biệt đúng, khi Việt Nam đối diện với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông, với giàn khoan trong vùng tranh chấp…
Thậm chí, một cuộc bạo loạn chống Trung Quốc phía nam nước này khiến cho hàng chục người bị thương, trong đó có bốn người Đài Loan (bị nhầm lẫn là người Trung Quốc).
Căng thẳng gia tăng, thì một số người dân ở thị trấn biên giới của tỉnh Lạng Sơn lại lo lắng, họ lo sợ một sự kiện 1979 lặp lại.
“Năm ngoái, chúng tôi đã rất sợ hãi. Chúng tôi dự trữ gạo và thực phẩm. Chúng tôi lo sợ có chiến tranh,” Phạm Thị Kỳ nói.
Không chỉ có mỗi mình Việt Nam lo lắng.
Chính quyền Hoa Kỳ thực hiện “xoay trục về châu Á” như một sự nhắc nhở sự hiện diện của nước này tại vùng biển Đông, trước sự bành trướng của Trung Quốc – một điều khiến các nước Đông Nam Á, kể cả Nhật Bản lo lắng.
Tại Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục kiên cố hóa đảo tranh chấp, mở rộng đảo trên những rặng san hô. Vào tháng 4/2015, hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây dựng một đường băng bê tông kiên cố đầu tiên trên hòn đảo nhân tạo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa, khiến cho Việt Nam – Philippines lên tiếng phản đối – vì cả hai đều khẳng định chủ quyền đối với hòn đảo này.
Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một đường băng bê tông đang được xây dựng trên đảo Đá Chữ Thập. Ảnh: janes.com |
“Chúng tôi nghĩ rằng, điều này có thể được giải quyết bằng ngoại giao, Việt Nam hay Philippines tuy là nước nhỏ so với Trung Quốc, nhưng không có nghĩa có thể hất họ sang một bên,” Tổng thống Obama cho biết.
Dương Trung Quốc, một thành viên Quốc hội Việt Nam, biên tập viên tạp chí Past & Present nói: “Tôi nghĩ Trung Quốc không còn là vấn đề của Việt Nam, nó là vấn đề của thế giới”.
Dương nói, ông ngưỡng mộ nền văn minh của Trung Quốc, nền văn minh đưa mình trở lại với vũ đài chính trị thế giới”.
“Nó không xảy ra với Ấn Độ, Hy Lạp,” ông nói. “Nhưng Trung Quốc lại có cơ hội làm điều đó”.
Bởi Trung Quốc biết cách để làm sao cho nước này được vươn lên hàng đầu (cường quốc).
“Bởi Trung Quốc luôn quan niệm mình là trung tâm, và các nước xung quanh là phụ thuộc”, ông nói.
“Đừng tin Trung Quốc,” Dương nói, “kể cả khi nước này tỏ ra tốt đẹp – thì đó là một cái bẫy. Và người Việt Nam – nên biết điều đó.”
“Sau chiến tranh, Việt – Mỹ có thể dung hòa, tương tự là Pháp – Việt. Cựu chiến binh hai bên có thể ngồi lại và nói chuyện với nhau. Nhưng điều đó không xảy ra với cựu binh Việt – Trung”, Dương nói.
Tại sao?
“Người Việt Nam đã có quá nhiều bài học với người Trung Quốc, quá nhiều cuộc chiến, xâm lược, đô hộ. Người Việt Nam không thể tin vào Trung Quốc”, ông nói thêm.
Rất ít buổi nói chuyện của chính phủ Việt Nam cởi mở về mối đe dọa phương Bắc. Họ (chính phủ Việt Nam) cảnh giác với nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Và Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tìm kiếm ở Trung Quốc một mô hình nhà nước độc tài trong thời đại internet.
Trong khi đó, tinh thần chống Trung Quốc trong người dân Việt Nam vẫn đang lan rộng.
Võ Cao Lợi, sống tại thành phố Đà Nẵng, nơi quân Mỹ đổ bộ đầu tiên vào năm 1965. Ông nói rằng, ông là nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ Lai, nhưng ông không còn coi người Mỹ là kẻ thù, ông coi đó là bạn, thậm chí là đồng minh, nhằm chống lại kẻ thù lâu năm của Việt Nam.
Ông tin rằng, Trung Quốc đã và đang tìm cách chiếm đoạt thứ thuộc về nước mình.
“Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đã bị chiếm một phần”, ông nói. “Chúng tôi phải lấy lại được những hòn đảo đã bị cưỡng chiếm. Bởi vì nó thuộc về tổ tiên chúng tôi”.
“Việt Nam muốn lấy lại, nhưng Trung Quốc rất mạnh. Vì vậy, cuộc đấu tranh của chúng tôi sẽ kéo dài. Bao lâu? Tôi không thể nói?”
Nguồn: Ask The Vietnamese About War, And They Think China, Not The U.S.