Việt Nam Thời Báo

VNTB – Kẻ chiến thắng là kẻ dai dẳng không chịu bỏ cuộc

Trần Tịnh Hiền/ bác sĩ nội trú bệnh viện Bình Dân trước năm 1975

 

(VNTB) – Kẻ chiến thắng là kẻ lì lợm đeo bám nhất. Đó là nguyên nhân khiến mọi cuộc rút quân, vốn là điều không thể tránh đối với một đội quân viễn chinh, đều có vẻ như một sự thua cuộc.

 

Sự hiện diện của quân Mỹ ở Afghanistan kéo dài hơn so với Việt Nam, nhưng rồi Mỹ cũng triệt thoái sau cuộc đàm phán dai dẳng với kẻ thù – tuy không thất bại trên chiến trường. Kẻ chiến thắng là kẻ lì lợm đeo bám nhất. Đó là nguyên nhân khiến mọi cuộc rút quân, vốn là điều không thể tránh đối với một đội quân viễn chinh, đều có vẻ như một sự thua cuộc.

Courrier International dịch bài viết của trang Gandhara ở Kaboul, điểm qua tình hình Afghanistan sáu tháng trước khi khi quân Mỹ rút đi và kết luận “Không, phe Taliban không hề thay đổi” như họ khẳng định. Tại những vùng phe này kiểm soát, người dân vẫn bị đàn áp, tự do ngôn luận không hiện hữu. Phụ nữ không được đi làm, các bé gái không còn được đến trường. Từ 2016, Taliban cấm các chiến binh dùng điện thoại thông minh, và nay mở rộng lệnh cấm đến thường dân.

Trang web tuần báo Le Point có bài viết so sánh việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan trong hiện tại với cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây. Việt Nam, Irak rồi đến Afghanistan : từ nửa thế kỷ qua, người Mỹ tuy chưa bao giờ chiến bại, nhưng vẫn liên tục có những cuộc triệt thoái, dẫn đến thất bại trong cuộc chiến truyền thông.

Cùng với loan báo rút quân Mỹ khỏi Afghanistan, một kỷ niệm lại hiện đến. Ký ức tập thể in đậm dấu ấn cuộc di tản bằng trực thăng trên nóc tòa đại sứ Mỹ ở Saigon – thủ đô Việt Nam Cộng Hòa sắp bị quân cộng sản Bắc Việt tràn ngập ngày 30/04/1975.

Kẻ chiến thắng là kẻ dai dẳng không chịu bỏ cuộc

Người ta quên rằng trong chiến dịch “Frequent Wind” (Gió Lốc), trong số 7.000 người được di tản chỉ có khoảng 1.000 người Mỹ. Tuy chiến dịch điều tàu thuộc lực lượng đặc nhiệm 76 đến Vũng Tàu để giúp di tản do MACV (Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam) tiến hành, nhưng hầu như tất cả các quân nhân Mỹ đã ra đi từ lâu. Cụ thể là vào mùa hè 1973, tức sáu tháng sau khi ký Hiệp định Hòa bình Paris ngày 27 tháng Giêng năm đó.

Cũng vào mùa hè 1973, con số lính Mỹ đóng tại Việt Nam lại về zéro, sau khi từ 20.000 năm 1964, lên đến 543.000 tháng 4/1969 rồi sụt dần xuống 27.000 cuối 1972 theo chủ thuyết Việt Nam hóa chiến tranh của tổng thống Richard Nixon.

Sau trận đánh cuối cùng để gỡ thể diện – oanh kích ồ ạt Hà Nội trong dịp Noel 1972 – Hoa Kỳ thương lượng điều mà ông Nixon gọi là “hòa bình trong danh dự”. Lính Mỹ rút về nước, nhưng quân Bắc Việt vẫn tiếp tục ở lại miền Nam.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn tại vị, nhưng một cái chết dần mòn hiển hiện đối với Việt Nam Cộng Hòa.

Như tác giả John Prados trong cuốn “Chiến tranh Việt Nam” đã viết, Hoa Kỳ lẽ ra có thể chiến thắng nếu tiếp tục thả bom Bắc Việt trong nhiều tháng, nhưng chính quyền phải đối mặt với sự chống đối ở Quốc Hội, tâm trạng chán nản của công chúng.

Ngay cả Nixon sau này tỏ ra hối tiếc là đã không cứng rắn hơn. Saigon năm 1975 với dòng người hoảng loạn trước đại sứ quán Mỹ, những chiếc trực thăng bị quăng xuống biển để các phi cơ di tản đậu xuống hàng không mẫu hạm, vẫn còn gây đau lòng cho dư luận Mỹ hơn hết mọi thứ. Nước Mỹ đã thua trong cuộc chiến hình ảnh.

Sự hiện diện của Mỹ ở Afghanistan kéo dài hơn so với Việt Nam, nhưng Mỹ cũng triệt thoái sau cuộc đàm phán dai dẳng với kẻ thù, lần này là Taliban – tuy không thất bại trên chiến trường. Kẻ chiến thắng là kẻ lì lợm đeo bám nhất. Đó là nguyên nhân khiến mọi cuộc rút quân, vốn là điều không thể tránh đối với một đội quân viễn chinh, đều có vẻ như một sự thua cuộc.

Cuộc “sắp xếp” của người Pháp, Trung Cộng, tướng Minh và Quân đoàn 4 ở đồng bằng sông Mekong vẫn còn nhiều chi tiết chưa được biết! Một thông tin từ vị y sĩ Chỉ huy Trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ sau đây hé lộ vài điều ít được nói đến:

“Ngày 28-4-75, gặp tướng Pazzi trong đoàn ngọai giao Pháp tại Cần thơ, tướng Nguyễn Khoa Nam nói “Ông làm chứng giùm tôi, quân đoàn IV chúng tôi không thua, chính trị Saigon đã trói tay chúng tôi, bắt buộc chúng tôi phải thua”.

Tình hình quân sự biến đổi quá nhanh, tôi (bác sĩ Hoàng Như Tùng) hoang mang nên tìm đến gặp vị tư lệnh để xin ý kiến.

Câu đầu tiên ông hỏi tôi:

Quân y có việc gì đó?”.

Tôi đáp:

Thưa thiếu tướng tình hình đất nước quá xấu. Lãnh thổ quân khu IV có kế hoạch gì không?”.

Ông bình tĩnh trả lời:

Đừng lo, mình vừa đi họp với phái bộ tòa đại sứ Pháp. Sẽ có giải pháp ngọai giao, miền Tây không mất đâu, còn đầy đủ quân số tác chiến”.

Tôi toan xin phép ra về, không hiểu sao ông lại hỏi:

Nếu phải đánh nhau, Quân y tính sao?”.

Tôi đáp:

Xin tuân lệnh”.

Ông nói tiếp:

Quân y cần gì?

Tôi thưa:

Nếu phải chiến đấu thì quân y viện không có phương tiện phòng vệ để chống lại pháo 122 ly của địch. Xin thiếu tướng cho công binh xây gấp hầm nổi kiên cố để làm phòng mổ và một máy phát điện dự phòng”.

Ông đáp:

Tôi sẽ ra lệnh thi hành gấp. Có thể Bộ Tổng Tham mưu sẽ chuyển về Cần Thơ”.

Hầm giải phẫu nổi xây gần xong thì  tan hàng.

Sáng ngày 30-4-75 trong lúc các đơn vị trưởng đang họp tại phòng hội Quân đoàn IV để nghe Tư lệnh và Tư lệnh phó chỉ thị, thì tiếng loa phóng thanh loan tin tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng. Tướng Nam buồn bã thi hành lệnh thượng cấp. Đại tá Nguyễn Đình Vinh, tham mưu trưởng quân đoàn, nghiêm trang nói to:

Binh nghiệp chúng ta chấm dứt từ giờ phút này, xin quí vị dành cho thiếu tướng tư lệnh và tư lệnh phó lời chào kính cuối cùng”.

Nghiêm!”.

Rồi tan hàng, rã ngũ…

Những gì xảy ra sau đó đã được kể lại nhiều lần rồi…

Lịch sử là những gì lập lại trong không gian và thời gian khác.


Tin bài liên quan:

VNTB – Tháng Tư, 49 năm cũ

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Tuẫn Tiết

Trương Thế Tử

VNTB – Đêm nay, Phan Rang đợi sáng

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo