VNTB – Ký sinh ở hè phố Sài Gòn đây, ông trưởng đài ạ…

VNTB – Ký sinh ở hè phố Sài Gòn đây, ông trưởng đài ạ…

Quang Nhựt

(VNTB) – Có lẽ vì ông trưởng đài là một ‘ông lớn’ ở Bộ Chính trị, nên ông chẳng màng chi chuyện cúi đầu nhận lỗi với người dân đã nai lưng ra làm và đóng thuế để nuôi cả bộ máy tuyên truyền của ông.

Mấy bữa rày, lùm xùm câu chuyện về đài truyền hình quốc gia, hết gọi những con người buôn bán hàng rong ở khắp các nẻo phố của Sài Gòn là ký sinh hôm sáng 15-8, rồi ký sinh trùng vào hôm 17-8. Sau đó là hết phát thanh viên xin lỗi trên tài khoản cá nhân facebook, rồi tới biên tập viên lên xin lỗi trên sóng cho chương trình ‘vạ miệng’ hôm 17-8. Chỉ có mỗi ngài đứng đầu đài quốc gia là làm thinh.

Hồi nào giờ tôi chưa từng đi quay, chưa từng ngồi vào ‘bàn dựng’ một lần nào, càng chưa từng viết một đoạn ‘text’ nào cho phát thanh viên đọc (dù chỉ là trong những buổi học) nên nói nào ngay, cái lý thuyết về mảng truyền hình hay báo chí là mù tịt, càng không nằm trong nội bộ của mấy anh truyền hình “tầm cao quốc gia” nên càng mù mờ. Nhưng tôi vẫn thấy có cái gì đó hơi… kỳ kỳ…

Tôi nhớ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có những câu như “mũi dại lái chịu đòn”, “con dại cái mang”… ngụ ý rằng con cái mắc lỗi, bậc làm cha mẹ thường hay đứng ra chịu. Sau này, khi bắt đầu đi làm, tôi thấy cũng nhiều sếp cũng sẵn sàng đứng ra che chở cho nhân viên. Cho nên, cũng chính vì thế, nhân vụ VTV gọi hàng rong Sài Gòn là ký sinh, rồi ký sinh trùng này, tôi lại càng thắc mắc, sếp của mấy anh/chị phát thanh viên với biên tập viên đâu mà toàn thấy mấy anh/chị hết người này tới người khác lên xin lỗi!

Cũng xin được nói thêm với ông trưởng đài, tôi là đứa con sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà quý đài gọi là ký sinh ở hè phố Sài Gòn đây. Lúc nhỏ, má hay quẩy gánh ra chợ Thị Nghè ngồi bán. Chẳng phụ được gì nhiều nhưng mỗi khi má ra chợ, cứ dịp nghỉ hè là tôi thường đòi má cho đi theo. Lon ton chạy hết con đường này tới con đường khác trong chợ, và hình như, tôi được cái “dễ thương” hay sao mà hay được mấy dì, mấy cậu trong chợ cho bánh với kẹo lắm. Rồi thời gian dần trôi, tôi lớn lên cũng nhờ từng gánh hàng rong mà má không quản nắng, mưa; ra chợ từ lúc trời còn chưa sáng tỏ ấy.

Lớn lên, học đại học, sinh viên mà, tiền đâu có nhiều để được ăn nhà hàng này, quán xá cao cấp nọ. Sáng, mua một gói xôi, một tô cháo lòng hoặc chăng là một hộp hủ tiếu xào ở gánh hàng rong nào đó gần trường rồi vào học.

Thành ra, tôi mới thắc mắc một điều, bộ hàng rong ở Sài Gòn có “thù oán” gì với ông trưởng đài hay sao mà ông lại để ‘lính’ của mình dùng từ nặng nề đến thế? Có thể, với những người “tài cao học rộng” như ông, đó chỉ đơn thuần là hai từ “ký sinh”, nhưng đối với những con người đang mưu sinh bằng nghề bán hàng rong, đó là một sự xúc phạm.

“Người ta nói là đụng chạm tự ái danh dự của người ta đó. Trời ơi, bán cái gì cũng là bán chứ đâu phải… ụa bộ chú đó là dòng họ chú đó không có ai bán, hồi nhỏ lớn giờ không có ai bán cái này hết hả? Mấy đời, không có đời nào bán ở ngoài đường hết hả?”, bà Hoàng, một cựu giáo chức bức xúc về vấn đề này.

Còn theo bà Tuyền – một người bán hàng rong hè phố, thật sự bà cũng không hiểu sao gọi hàng rong ở Sài Gòn là ký sinh? “Sống ký sinh là giờ anh kê khai ra anh lãnh tiền nhà nước anh ăn, người kia hỗ trợ, người kia tài trợ, nhà nọ tài trợ thì gọi là ký sinh. Đây người ta tự túc tự sống, tự bươn chải mà lấy ở đâu mà sống kiểu ký sinh, nhờ vả người khác. Tôi nghe tôi cũng bức xúc. Người đó nói tầm bậy quá. Ngồi không hưởng bát vàng mới gọi là sống ký sinh. Còn đây người ta bỏ công sức ra thì làm sao sống ký sinh được”.

Với bà Cúc – bán bánh mì lề đường, thì cho rằng không biết có phải do mình nghèo nên họ muốn nói gì thì nói không, nhưng nghèo đâu phải cái tội: “Tại vì người ta nghèo, thực sự nhưng mà mình có đi xin ông đó hay xin ai đâu? Mình cũng bỏ công bỏ sức ra mà. Chứ như buôn bán, nửa đêm mình dậy, chuẩn bị này nọ rồi ra đường ngồi bán. Nghĩ ra đường ngồi bán là khỏe lắm hả? Khói bụi này nọ rồi lâu lâu còn phải canh mấy ông trật tự nữa”…

Tôi nhớ, ngày còn con nít, đi học, được thầy cô dạy kiểu văn chương hàn lâm: “Nghề nào phù hợp với pháp luật thì cũng là nghề cao quý”.

Thưa ông trưởng đài,

Những con người xuất thân từ bán hàng rong như mẹ của chúng tôi cũng kiếm đồng tiền lương thiện, không chờ ai ban phát kiểu như ông hàng năm ngóng trông ngân sách quốc gia, vậy xin ông đừng dung dưỡng cho cái thói ‘đứng trên đầu cha thiên hạ’ mà xúc xiểm giới cần lao. Dẫu thế nào đi chăng nữa, nghề bán hàng rong cũng có cái danh dự của nghề.

Và thật sự, cần lắm một lời xin lỗi thật lòng từ ông trưởng đài là đương kim ủy viên Bộ Chính trị.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (3)
  • comment-avatar
    Dien Vu 4 years

    Nhung nguoi gia o VN. kho lam … con o ben MY chung toi kong kho dau va sung suong lam co moi thu chung toi co the an va mac va nha cua duoc sach se bac si san soc tan tinh cho toi suoi tay … do la su thuc 100% kong noi phet (no lying )

  • comment-avatar
    Dien Vu 4 years

    nhung lop tre moi lon len sau 75 an noi het suc vo giao duc nhung nguoi ban hang rong dau co la xau xa ? do la cuoc song o nhung nuoc nuoc kem mo mang cong then nha cam quyen kong biet giai quyet .

    • comment-avatar
      Trần Dung 4 years

      Dien Vu không phải tất cả lớp trẻ sau 75 đều như thế , hãy xem lớp trẻ đó thuộc thành phần nào ?