Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ký sự: Kinh hoàng thay! Tu viện hay cung điện? (1)

Đàm Ngọc Tuyên 

 

Kì 1 – Xương trắng xây chùa hay là gỗ Giáng hương?

Người dân, bao gồm Phật tử ở Sài Gòn, cũng như trên cả nước, nói chung, (kể cả những người Việt hải ngoại), hầu như, đại đa đều biết, (hoặc nghe nhắc đến), về ngôi chùa Vĩnh Nghiêm, ở Q3. Hay còn gọi là Tổ đình Vĩnh Nghiêm, hệ phái Trúc Lâm, miền Vĩnh Nghiêm của Khối Phật giáo đồ, miền Bắc lập nghiệp và hành đạo tại miền Nam. Khai sơn là Cố HT Thích Tâm Giác – người từng là Giám Đốc Tổng nha Tuyên Uý QLVNCH, trước năm 1975.

Thời VNCH, ngôi chùa này, toạ lac trên đường Công Lý. Sau biến cố 30/4/1975, Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý, thương hải tang điền. Tuy nhiên, cách chùa tầm 30 mét, có cây cầu, vẫn giữ nguyên tên gọi Công Lý. Theo trục lộ này, hướng đi về Nhà thờ Đức Bà, thì chùa ở bên phải, vừa qua cầu. Trú trì đời thứ 3, hiện nay là, TT Thích Thanh Phong, (trước còn có chức danh Phó Trú trì là TT Thích Giác Dũng).

Tuy nhiên, rất ít người biết về một tu viện có cùng tên gọi, cũng ở Sài Gòn. Người xây dựng Tu viện Vĩnh Nghiêm, trên danh nghĩa, hẳn phải là ông Thanh Phong?! Còn nguồn tiền ở đâu càng khó biết biết bao?! Không nhiều người biết về Tu viện này, có lẽ, vì nó mới khởi công xây dựng, từ năm 2009. Tôi đoán chừng như thế, hơn nữa, lại nằm ở vùng ven, trước thuộc ngoại ô huyện Hóc Môn, bây giờ là Q.12.

Ở trên, có nêu ra thắc mắc, rất khó biết được nguồn gốc tiền ở đâu, để có nguồn kinh phí mà xây dựng? Trong khi, trực quan toàn cảnh tổng thể công trình này, vô cùng kinh hoàng về diện tích, sự nguy nga, kì vĩ, của nó. Trên tất cả, là lượng gỗ khổng lồ, tạo tác tu viện, cũng như sự xa hoa, ở chốn nơi này. Không khác những cung điện mà bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng, từng ghi khắc, ở Trung Hoa, cách nay đến mấy ngàn năm.

Xin xem qua những bức ảnh lột tả chốn na ná cung điện vậy. Bức ảnh số 1 – 6, là lượt quát ở Phật điện và bên trong. Quý vị hãy chú ý đến bức ảnh 5 và 6 nhé! Chỉ riêng tạo tác bằng gỗ Giáng hương, đã ngốn đến 200m3. Nếu có xuất xứ tại Lào, thì lượng gỗ ấy ước tính có giá lên đến 8 tỷ đồng.

Từ bức ảnh số 7 đến 20, được ghi hình vào thứ Hai, ngày 18/3/2019 (nhằm ngày 13/2/Kỷ Hợi). Khi Hoà thượng Thích Huyền Tôn, Toạ chủ chùa Pháp Vương (Úc châu), đến thăm Tu viện. Đây cũng là lần đầu tiên, vị Hoà thượng đã ngoài 90 tuổi, quy cố hương, sau 40 năm ly hương (hay tỵ nạn cộng sản?).

Hôm sau, Đại đức Thích Trí Minh, Trú trì chùa Phổ Minh, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Quốc doanh, TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắc Lắk), thăm Tu viện, vào ngày 19/3/2019 (nhằm ngày 14/2/Kỷ Hợi). Được lột tả bằng những bức ảnh từ số 21 – 32.

Những hình ảnh từ số 33 trở về sau, ghi nhận lại cảnh những thợ mộc, những nghệ nhân điêu khắc gỗ thi công. Cũng như bên trong xưởng mộc phục vụ cho công trình kinh khiếp này. Và, số lượng vật liệu là gỗ, được tập kết bên trong khuôn viên chùa.

Đây chỉ là một phần nhỏ, như cái móng tay, so với quy mô tổng thể của tu viện như cung điện này. Quả thật, tiền công đức của bá tánh, e rằng, không đủ lát gạch vỉa hè! Ghê rợn quá! Điều ấy, khiến người viết phải rùng mình, khi cảnh tang thương chết chóc của bá tánh ở miền Trung, lởn vởn hiện hiển. Mà, một lý do tiên quyết gây ra hoạ nhân tai, cần xác quyết đó là NẠN PHÁ RỪNG Ở VIỆT NAM.

Không hề huyễn tưởng, nếu có liên tưởng những thân cây gỗ kia, chính là xương cốt đồng bào chết thảm bởi dòng lũ (quỷ) dữ! Kinh hoàng thay!

(Còn tiếp, Kì 2 – Công đức cúng dường hay thuế dân?)


Tin bài liên quan:

VNTB – Hàng ngàn người TQ lại tiến sâu vào lãnh thổ VN, tụ tập trái phép. Ai bật đèn xanh?

Phan Thanh Hung

VNTB – Hòa thượng Thích Thanh Tịnh: vị chân sư tâm Phật tỏa sáng thiên thu, dẫu bị mù lòa bởi đòn thù cộng sản.*

Phan Thanh Hung

VNTB – Phá rừng ở miền Trung và trách nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo