Việt Nam Thời Báo

VNTB- Lập trường của các nước về tranh chấp ở Biển Đông sau phán quyết PCA

(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
 
(VNTB) – Một tháng sau khi tòa ra phán quyết, AMTI đã xác định 7 nước đã công khai kêu gọi tôn trọng phán quyết, 33 nước khác đưa ra tuyên bố có lợi cho phán quyết nhưng không kêu gọi các bên tuân thủ, 9 nước đưa ra các tuyên bố trung lập và 6 nước phản đối. 
 
Vào ngày 12/7, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague (Hà Lan) đã ban hành quyết định được chờ đợi từ lâu về trường hợp Manila kiện Bắc Kinh ở Biển Đông. Việc có bao nhiêu quốc gia công nhận phán quyết mang tính ràng buộc đối với cả hai bên hoặc kêu gọi tôn trọng phán quyết sẽ xác định giá trị của phán quyết, khi áp lực quốc tế là cơ chế thực thi duy nhất của tòa án. Trong những tháng gần đây, AMTI đã thu thập những tuyên bố chính thức nhằm xác định lập trường của các quốc gia về phán quyết này. Một việc có ý nghĩa là so sánh mức độ ủng hộ quốc tế đối với tòa án này trước ngày 12/7 và sau ngày đó. Bạn đọc có thể truy cập một danh sách các tuyên bố chính thức, cả trước và sau phán quyết ở phần cuối của bài này.
 
Trong nửa đầu năm nay, Bắc Kinh nhận thấy rằng phán quyết của tòa án sẽ có ý nghĩa quan trọng nên đã thực hiện các nỗ lực ngoại giao để thuyết phục các chính phủ trên thế giới lên tiếng ủng hộ lập trường của Trung Quốc, rằng tòa án này không hợp lệ và thiếu thẩm quyền để đưa ra phán quyết về tranh chấp Trung-Phi. Ngay trước giờ tòa án tuyên bố phán quyết, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng địn rằng có hơn 60 nước ủng hộ lập trường này, nhưng lại không đưa ra được danh sách đầy đủ và chứng cứ cho khẳng định của mình. Về phần mình, AMTI xác định rằng có 31 quốc gia đã công khai lên tiếng ủng hộ cho lập trường của Bắc Kinh, 4 nước từ chối có sự ủng hộ như vậy và 26 nước im lặng cho dù Bắc Kinh nói họ ủng hộ. Ngược lại, có 40 nước cho rằng phán quyết của tòa án nên mang tính bắt buộc và kêu gọi Trung Quốc và Philippines tôn trọng nó.
 
 
 
 
41 nước (21%)  công khai ủng hộ phiên tòa, coi phán quyết mang tính bắt buộc
121 nước (63%) trung lập hoặc không đưa ra tuyên bố
31 nước (16%) công khai phản đối phiên tòa, coi phiên tòa không hợp pháp
 7 nước (4%) kêu gọi tôn trọng phán quyết
33 nước (17%)  công nhận kết quả phiên tòa nhưng không đưa ra lời kêu gọi
147 (76) nước trung lập hoặc không đưa ra tuyên bố
6 (3) nước phản đối kết quả phiên tòa
Một tháng sau khi tòa ra phán quyết, AMTI đã xác định 7 nước đã công khai kêu gọi tôn trọng phán quyết, 33 nước khác đưa ra tuyên bố có lợi cho phán quyết nhưng không kêu gọi các bên tuân thủ, 9 nước đưa ra các tuyên bố trung lập và 6 nước phản đối. Có một số thay đổi của các nước ủng hộ phán quyết trước và sau khi tòa ra phán quyết.
 
28 thành viên của Liên minh châu Âu, cùng với một số nước không là thành viên của khối, lên tiếng ủng hộ trọng tài ràng buộc theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong một tuyên bố chung về Biển Đông vào tháng 3, nhưng sau đó không đưa ra một thông cáo để đòi phán quyết mang tính bắt buộc. Các nước này bao gồm Đức, Pháp, Ý, và Anh Quốc, tất cả đều đã ký vào một tuyên bố tại cuộc họp cấp cao của G-7 ở Nhật Bản, kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các phán quyết sắp tới. Một trong những thành viên không thuộc EU mà tự nguyện ký vào tuyên bố chung của khối là Montenegro, thậm chí thay đổi lập trường của mình sau ngày tòa ra phán quyết, đứng về phía Trung Quốc để bác bỏ phán quyết.
 
Một số quốc gia châu Á đã giữ thái độ im lặng trước khi tòa ra phán quyết-Ấn Độ, Malaysia, Myanmar, và Hàn Quốc-đã đưa ra các tuyên bố có lợi cho phán quyết mà không có những lời kêu gọi làm phật lòng Trung Quốc. Đài Loan đã phản đối phán quyết vì tòa cho rằng Ba Bình (Itu Aba), một thực thể duy nhất mà Đài Bắc đang chiếm hữu ở Biển Đông, là một thực thực thể đá chứ không phải là một hòn đảo. Nhưng phần lớn sự ủng hộ lập trường của Trung Quốc trước ngày 12/7 không thấy lên tiếng sau ngày phán quyết. Đa số các nước ủng hộ Trung Quốc trước phán quyết, bao gồm 22 thành viên của Liên đoàn Ả rập, đã đưa ra thái độ của mình bằng những tuyên bố chung trong đó có đề cập đến quyền của các quốc gia không tham gia vào các tranh chấp từ  việc giải quyết tranh chấp bắt buộc theo quy định của Điều 298 của UNCLOS (điều mà Trung Quốc cho rằng không có hiệu lực các tố tụng trọng tài, vì chúng động chạm đến phân định biên giới, mà từ đó nước này không tham gia). Sự ủng hộ cho những nguyên tắc chung không được liệt vào dạng phản đối công khai phán quyết.
 
Có một sự tương quan mạnh mẽ giữa việc ủng hộ phán quyết của tòa trọng tài về Biển Đông và mức độ tham nhũng và sức mạnh quản trị/thượng tôn pháp luật được đo bằng chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index -CPI) của Minh bạch Quốc tế (Transparency International) và “Điểm tự do trên thế giới” của Freedom House. Có một số ngoại lệ trong số các nước liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông hoặc các tranh chấp tương tự, nhưng nói chung những nước có tính thượng tôn luật pháp ở quốc nội và ít bị ảnh hưởng bởi kinh tế Trung Quốc thường sẵn sàng lên tiếng để bảo vệ cho tòa trọng tài và luật pháp quốc tế.
 
Những nước lên tiếng ủng hộ phán quyết về Biển Đông thường có chỉ số tham nhũng 67 và điểm số 81 của Freedom House trong khi những nước công nhận phán quyết nhưng không kêu gọi công khai có các chỉ số tương ứng 62 và 86. Còn những nước công khai chống lại phán quyết có chỉ số tham nhũng 37 và điểm số 50 của Freedom House.
 
AMTI xác định sự ủng hộ lập trường của Trung Quốc trước ngày 12/7 dựa trên những điều sau: 1) Tòa trọng tại thiếu thẩm quyền hoặc tính chính danh, 2) Quyền của mỗi quốc gia để lựa chọn phương cách giải quyết bất đồng nên được tôn trọng (và do vậy cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc như của tòa án là không hợp lệ, 3) Quyền của các nước được miễn trừ một số tranh chấp từ giải pháp bắt buộc theo Điều 298 của UNCLOS nên được tôn trọng.
 
Phản ứng của các nước về phán quyết PCA ở Biển Đông
 
Kêu gọi tôn trọng phán quyết
Đánh giá cao phán quyết nhưng không đưa ra lời kêu gọi
Đưa ra các thông cáo trung lập không nhắc đến phán quyết
Phản đối phán quyết
Australia
Canada
Nhật Bản
New Zealand
Philippines
Hoa Kỳ
Việt Nam
Bỉ
Bosnia & Herzegovina
Bulgaria
Croatia
Síp
Séc
Đan Mạch
Estonia
Phần Lan
Pháp
Đức
Hy Lạp
Hungary
Irelancd
Algeria
Brunei
Cambodia
Indonesia
Laos
Russia
Serbia
Syria
Thái Lan
Trung Quốc
Montenegro
Pakistan
Sudan
Taiwan
Vanuatu

 

Tin bài liên quan:

TUYÊN BỐ ỦNG HỘ PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Phan Thanh Hung

VNTB – “Trump tốt hơn”: Ở châu Á, các lực lượng ủng hộ dân chủ lo lắng về Biden

Phan Thanh Hung

VNTB- Làm thế nào tay trong của Hà Nội giúp định hình một chương trình nghị sự của CSIS ở Washington?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.