David Hutt, The Diplomat, ngày 22/03/2017
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Cách nào cũng vậy, chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện những gì mà nó làm tốt nhất: đàn áp giới bất đồng chính kiến và tiếp tục như không có gì bất thường.
Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị côn gan Việt Nam tống giam vì phản đối Formosa.
Trong nhiều năm, việc Trần Thị Nga bị quấy nhiễu và đàn áp bởi nhà chức trách Việt Nam được ghi lại trong một báo cáo công bố bởi Human Rights Watch đầu năm nay. Cuối cùng, cô đã bị bắt vào tháng Giêng vì đã sử dụng “Internet để đăng một số video clip và bài báo để tuyên truyền chống lại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, theo báo chí nhà nước.
Điều thực tế mà cô thực sự đã làm là tham gia vào một số cuộc biểu tình môi trường và thể hiện tình đoàn kết với các nhà hoạt động xã hội bằng cách gặp gỡ họ tại nhà và tham dự các phiên tòa của họ.
Cô ấy không cô đơn. Trong khoảng thời gian vài tuần, các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã bắt giữ Nguyễn Văn Oai, cựu tù chính trị, và Nguyễn Văn Hòa, một nhà hoạt động nhân quyền đã vận động chống lại thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa gây ra. Mấy tháng trước họ đã bắt Nguyễn Danh Dũng; blogger Hồ Hải và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và một số người Degar ở Tây Nguyên. Theo Human Rights Watch, có ít nhất 112 blogger và nhà hoạt động xã hội hiện đang phải ngồi tù chỉ vì nói lên suy nghĩ của họ.
Điều đặc biệt là nhiều nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đã tập trung vận động về các vấn đề môi trường trong những năm gần đây. Tại sao? Thứ nhất, bởi vì nó đã trở thành một vấn đề nóng bỏng trong nước. Vào tháng 4 năm 2016, những cuộc biểu tình lớn đã diễn ra ở khắp Việt Nam sau khi Formosa xả thải độc hại và làm chết khoảng 70 tấn cá chết dọc theo bờ biển dài hơn 200 km ở miền Trung Việt Nam.
Trong một loạt bài báo về châu Á của tờ The Economist ở châu Á trong những ngày 18-24/02/2017 được viết từ Đồng Hới, thủ phủ của tỉnh Quảng Bình, một trong những địa phương bị ảnh hưởng bởi Formosa năm 2016. Ngày nay, người dân địa phương không dám ăn cá biển, số lượng khách du lịch suy giảm mạnh, đầu tư gần như đã ngừng, và ngư dân phải vật lộn để mưu sinh. Ở những nơi khác, tình hình môi trường không khá hơn. Tờ The Economist viết rằng ô nhiễm trầm trọng hơn so với cảnh quan của đất nước – việc xây dựng đâp thủy điện trên đầu nguồn sông Mê Công đang phá hủy đồng bằng sông Cửu Long; khói bụi bao phủ Hà Nội trong khi thành phố Hồ Chí Minh sẽ cạn kiệt nguồn nước ngầm vào cuối thế kỷ này. Hàng loạt các vấn để nổi lên.
Thật thú vị, một lý do khác cho việc gia tăng phong trào bảo vệ môi trường là vì vấn đề này là một trong số nhiều vấn đề không gây chia rẽ. Nó kết hợp ngư dân nghèo và những người tự do tương đối giàu có ở thành thị; người tiêu dùng và người sản xuất; người mang tư tưởng dân chủ và người theo xã hội dân túy.
Đây cũng là lý do tại sao môi trường trở thành một vấn đề quan trọng đối với chính phủ Việt Nam. Tôi nghi ngờ viêc chính phủ hiểu rẳng, không giống như nghiệp đoàn công đoàn hoặc tự do ngôn luận, những mối quan tâm về môi trường làm dấy lên làn sóng chỉ trích và làm lung lay những kẻ trung thành với chế độ. Kẻ nghèo khó có thể bị truyền thông nhà nước và bộ máy tuyên truyền của đảng khống chế. Nhưng khi ruộng vườn bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp hoặc trong nước chỉ có cá không ăn được, hay một nhà máy nước ngoài coi thường việc xử lý chất thải, lý tưởng của cuộc cách mạng cộng sản sẽ bị nghi ngờ.
Kết quả là, chính phủ đã tìm cách hạn chế thiệt hại về môi trường. Trên thực tế, luật về môi trường của nước này khá nghiêm khắc (trên lý thuyết thì nghiêm ngặt hơn của Trung Quốc) và có kế hoạch cắt giảm lượng khí thải carbon gây ra bởi nền kinh tế. Tuy nhiên, như tờ The Economist đã nói đúng, “luật này mâu thuẫn với kế hoạch xây dựng hàng tá nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.”
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam sẽ thất bại. Môi trường, có thể sẽ là một vấn đề nghiêm trọng hơn những vấn đề khác, chỉ ra những vấn đề cơ bản tồn tại trong chế độ Cộng sản Việt Nam.
Thật vậy, đối với tất cả các sự phức tạp hiển nhiên của chính trị Việt Nam, nó thực sự khá đơn giản: nếu không có bầu cử và bất kỳ sự tham gia của công chúng có ý nghĩa, tính hợp pháp của chính phủ phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế. Nhưng các mối quan tâm về môi trường đang nghiêm khắc kiểm tra tính hợp pháp này.
Một ví dụ: Chính phủ từ lâu tuyên bố rằng các nhà hoạt động chỉ là những con rối của các thế lực nước ngoài. Bây giờ, chính phủ lại bảo vệ những nhà đầu tư nước ngoài bị buộc tội hủy hoại môi trường.
Quan trọng hơn, để duy trì tăng trưởng kinh tế, chính phủ Việt Nam cần đầu tư nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, điều này sẽ phá huỷ môi trường, vì người dân ở Đồng Hới biết quá rõ. Một phát ngôn viên của Formosa, một công ty ở Đài Loan, đã là người tiên phong khi ông nói rằng người Việt Nam nên quyết định liệu họ có muốn bắt cá hay “xây dựng ngành thép hiện đại”. Cụm từ Tôi Yêu Cá trở nên nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Mặc dù chính quyền trung ương của Việt Nam đã quyết định rằng việc hủy hoại môi trường cần phải được kiềm chế, nó sẽ phải chống lại quái vật mà nó tạo ra. Một trụ cột của Đổi mới, bắt đầu vào năm 1986, là phân cấp, chuyển quyền lực từ trung ương cho các địa phương. Tuy nhiên, đến năm 2004, khi chính phủ ban hành Nghị quyết 08, rõ ràng là những điều đã không được thực hiện theo kế hoạch. “Sự hiểu biết và nhận thức về các chính sách và giải pháp phân quyền không rõ ràng, không liên kết và không nhất quán giữa chính quyền trung ương và địa phương”, nghị quyết nói.
Người ta không mong đợi điều gì từ cây bút của một phù thủy. Tuy nhiên, rõ ràng là vào đầu năm 2004, chính phủ đã nhận thức được những sai lầm của chính mình. Mặc dù vậy, việc phân quyền vẫn luôn bị ngăn cản bởi những sự không tương thích cơ bản của nó với chế độ. Như Vũ Thành Tự Anh, giám đốc nghiên cứu tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright ở thành phố Hồ Chí Minh, viết trong một bài báo năm 2016, “Việt Nam: Phân quyền giữa sự phân tán”:
Sự phân quyền đòi hỏi sự thay đổi cơ bản trong vai trò của nhà nước, từ lập kế hoạch xã hội và người ra quyết định đến người điều hành và người quy định. Tuy nhiên, trong một hệ thống phân cấp và thống nhất như Việt Nam, sự chuyển đổi này không bao giờ đơn giản vì nó không chỉ liên quan đến sự thay đổi trong tổ chức nội bộ của chính phủ, mà còn làm suy yếu quyền lực vốn có của nó.
Ông Tự Anh tiếp tục nói rằng “sự tự chủ ngày càng tăng của chính quyền địa phương không tự nó đảm bảo trách nhiệm giải trình”. Thực tế, trách nhiệm chưa bao giờ là yếu tố đầu tiên. Không có dân chủ, ai là người buộc các quan chức Việt Nam phải chịu trách nhiệm? Càng ở cấp cao tình hình càng tồi tệ. Tuy nhiên, phân cấp làm suy yếu bộ máy, tạo ra nhiều quốc gia trong một quốc gia, dưới hình thức chủ nghĩa địa phương mà đã được cảnh báo từ nằm 2004. Sự không hiệu quả như vậy đã được tờ The Economist nhận dạng “Trong khi Bắc Kinh bắt đầu đóng cửa các nhà máy và hạn chế việc sử dụng xe hơi để đối phó với việc ô nhiễm khí quyển, thì ở Hà Nội, chính quyền còn đang vật lộn với việc đối phó với người để xe máy ở via hè.”
Đây là cách chúng ta dự đoán về tính hiệu quả của việc chính phủ đưa ra nhiều luật để hạn chế thiệt hại về môi trường và chỉ có vài quan chức cấp tỉnh chú ý đến vấn đề này. Thật vậy, nhiều người đã trở nên giàu có từ việc không tuân thủ quy định. Giải pháp duy nhất là củng cố ý chí của bộ chỉ huy trung ương, gây nguy hiểm cho chương trình phân quyền đã được thực hiện trong 4 thập kỷ qua, hoặc cố gắng cải cách hành động của các nhà quản lý cấp tỉnh, điều này dường như không hiệu quả. Cách nào cũng vậy, chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện những gì mà nó làm tốt nhất: đàn áp giới bất đồng chính kiến và tiếp tục như không có gì bất thường.