Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Lương Tâm Chính Trị của người Công Giáo” (Kỳ cuối)

Trần Xuân Thời 

 

(VNTB) – Trên bình diện quốc gia, chúng ta cảm nghiệm được hưởng nhiều ơn phúc và sức mạnh, bao gồm cả truyền thống tự do tôn giáo và tự do tham gia chính trị. Tuy nhiên, với tư cách của một công dân, chúng ta cũng đương đầu với các thử thách quan trọng về chính trị và luân lý.

 

V- Học Thuyết Xã hội Công giáo 

  1. Nền luân lý được áp dụng thường xuyên trong đời sống tạo thành một khung cảnh luân lý cho người Công giáo tham gia vào đời sống chính trị và được hiểu một cách đứng đắn chứ không lẫn lộn cho rằng mọi vấn đề như có giá trị luân lý như nhau và cũng không thu hẹp giáo huấn Công giáo vào một hay hai vấn đề. Luân lý Công giáo phát xuất từ sư cam kết của Giáo hội trong vấn đề bảo vệ đời sống của con người từ khi được đậu thai cho đến khi chết theo luật tự nhiên và tôn trọng nhân phẩm của mỗi người như là con cái của Thiên Chúa. Nền luân lý đó kết hợp nhân loại như “Một con người của sự sống và cho đời sống” (Evangelium Vitae, no.6, 77) mà Thánh GH Gioan Phao Lồ II gọi là “Văn hoá của sự sống- Culture of life”. Văn hoá nầy bắt nguồn từ sự bảo vệ thai nhi khỏi phải bị tấn công và tiếp tục bảo vệ khi nào thai nhi còn bị de dọa …
  2. Cử tri Công giáo phải xét định lập trường của các ứng cử viên theo giáo huấn của Giáo hội về những vấn đề liên quan đến đời sống và nhân phẩm của con người cũng như các vấn đề liên quan đến công lý, hòa bình và phải lưu tâm đến sự thanh liêm, chủ trương cá nhân và thành tích của mỗi ứng cử viên. Người tín hữu phải nhìn xa hơn cương lĩnh và chương trình của các chính đảng và chọn ứng cử viên theo lương tâm chứ không theo khuynh hướng chính trị đảng phái hay tư lợi cá nhân. (Living the Gospel of life, no 33)
  3. Là cử tri Công Giáo chúng ta không bầu cho một lập trường duy nhất. Vì ứng cử viên hỗ trợ một lập trường duy nhất không đáng để bầu. Tuy nhiên nếu lập trường của ứng cừ viên hỗ trợ phá thai hay kỳ thị chúng ta không được hỗ trợ các ứng viên như vậy.
  4. Như đã trình bày, cử tri Công giáo phải trung thành với các nguyên tắc được hướng dẫn qua Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo hội về phương diện luân lý và theo lương tâm chính trực của những người có thiện tâm.

QUYỀN SỐNG VÀ PHẨM GIÁ CỦA CON NGƯỜI

  1. Đời sống của con người là thiêng liêng. Nhân phẩm của con người là nền tảng của viễn tượng luân lý của xã hội. Hành vi tấn công những người vô tội không được chấp nhận trong bất cứ giai đọan nào của đời sống…
  2. Giáo huấn Công giáo về sự tôn trọng nhân phẩm kêu gọi chúng ta chống đối: Các sự tra tấn, chiến tranh phi nghĩa, luật tử hình, ngặn chận sự diệt chủng, sự tấn công người thường dân, chống kỳ thị để vượt qua sự nghèo đói và đau khổ. … Chúng ta bảo toàn đời sống thai nhi, đời sống của những người bị đe dọa vì chiến tranh, vì thiếu thực phẩm…và đơì sống của nhân loại là con cái của Thiên Chúa. 

LỜI MỜI GỌI LIÊN QUAN ĐẾN GIA ĐINH, CỘNG ĐỒNG 

  1. Đời sống con người chẳng những có tính cách thiêng liêng mà còn có tính cách xã hội chỉ có thể được phát triển toàn diện trong sự tương quan với những người khác. Gia đình căn bản phát xuất từ hôn nhân giữa một Nam và một Nữ để nuôi dưỡng con cái. Gia đình phải được bảo vệ và thăng tiến. Gia đình đã bị khuynh hướng đồng tính luyến ái làm thay đổi tính cách thiêng liêng của hôn nhân. Định chế gia đình phải được bảo vệ qua các chính sách và chương trình nhằm duy trì quyền lợi và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái và sự giáo dục con cái.
  2. Phương thức tổ chức xã hội – về kinh tế, chính trị, luật lệ và chính sách – ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chung và khả năng của cá nhân trong sự phát triển tiềm năng của mỗi người. Mọi người có quyền tham gia vào sự hình thành xã hội và thăng tiến an sinh chung …
  3. Nguyên tắc phụ trợ lưu ý chúng ta là các tổ chức lớn trong xã hội không được lấn áp các tổ chức nhỏ mà phải có trách nhiệm phụ trợ để cùng nhau bảo vệ nhân phẩm, thỏa mãn nhu cầu nhân sinh và đồng tiến xã hội.

QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM

  1. Nhân phẩm phải được tôn trọng và phúc lợi chung phải được thăng tiến…Mọi người đều có quyền sống. Quyên sống là quyền căn bản phát sinh ra các quyền khác như quyền đươc được sống xứng đáng, có thực phẩm để ăn, nhà để ở, được chăm sóc khi lâm bệnh, già yếu, được làm việc, tự do tín ngưỡng, xây dựng gia đình …Tất cả được bắt nguồn từ các căn bản tôn trọng nhân phẩm của con người…
  2. Mười điều Tâm Niệm

Giáo huấn về tín lý và xã hội Công Giáo hướng dẫn cử tri, các viên chức công quyền được đề cử (appointed) hay được bầu cử (elected) phải tuân theo các nguyên tắc luân lý căn bản nhằm vào việc hình thành chính sách hoặc thi hành chính sách phải nhắm vào 10 mục tiêu sau đây:

  1. Bảo vệ những người yếu đuối – kể cả trẻ em chưa sinh- bằng cách chấm dứt sự sát hại thai nhi.
  2. Duy trì quốc gia khỏi lâm vào cảnh bạo tàn bằng cách đối đầu với những vấn đề căn bản như phá thai, trợ tử, tự tử, dùng luật tử hình để ngăn chận tội phạm, trông cậy vào vũ lực để giải quyết tranh chấp thế giới; 
  3.  Minh định định chế hôn nhân là sự kết hiệp giữa một người nam và một người nữ. Hỗ trợ đời sống luân lý, xã hội, kinh tế của gia đình, giúp đở cha mẹ giáo huấn con cái, tôn trọng đời sống và duy trì các giá trị luân lý xã hội;
  4. Tu chính luât lệ về di trú, kiểm soát sự an toàn biên giới, tôn trọng luật lệ, quan tâm đến các vấn đề di dân bắt buộc vì hoàn cảnh;
  5. Chống nạn nghèo đói bằng cách cung cấp việc làm, huấn nghệ, gia tăng mức sống tối thiểu, phát triển hệ thống cứu trợ, thương mãi quốc tế;
  6. Cung cấp y tế cho quần chúng thiếu chăm sóc y tế, trong lúc tôn trọng nhân phẩm, tự do tôn giáo trong hệ thống cung cấp y tế; 
  7. Chống đối chính sách khích lệ sự kỳ thị, gây hấn, và các hình thức kỳ thị khác
  8. Khuyến khích sự hợp tác giữa các hiệp hội, cơ quan công quyền, tư nhân, để thăng tiến phúc lợi chung;
  9. Kiến tạo và áp dụng các giới hạn về vấn đề xử dụng vũ lực, khi nào được xử dụng, theo thẩm quyền nào, vấn đề tổn phí sinh mạng và biện pháp chuyển tiếp từ chiến tranh sang hòa bình…

(10) Xây dựng sự an bình bằng cách phối hợp với các cơ quan nhân quyền, tự do tôn giáo, thăng tiến sự công bằng về kinh tế và các công trình sáng tạo.

Tạm kết 

(1) Người tín hữu phải hiểu rằng nếu lương tâm không được đào luyện, họ có thể quyết định lầm lẫn. 

(2) Cả hai hành động chống đối các hành vi độc ác (phần tiêu cực) và thực thi việc thiện (phần tích cực) đều là những bổn phận thiết yếu để chu toàn ơn gọi, loan truyền Tin Mừng cho nhân thế trong sự tôn trọng sự sống của thai nhi, nhân phẩm, nhân quyền, tự do tôn giáo… 

(3) Giáo hội hiện hữu để hướng dẫn, bảo vệ quyền sống là quyền căn bản ưu tiên cho mọi nhân quyền khác hầu mang lại đời sống sung mãn cho nhân loại.

(4) Chúng tôi khuyến khích tín hữu trên toàn quốc Hoa Kỳ tích cực tham gia tiến trình chính trị, đặc biệt trong những giai đoạn có nhiều thách đố nầy.

(5) Sự tôn trọng nhân phẩm của mỗi người là điểm chính của các chân lý nầy. 

(6)  Bảo vệ đời sống của con người từ khi được đậu thai cho đến khi chết theo luật tự nhiên và tôn trọng nhân phẩm của mỗi người. Nền luân lý đó kết hợp nhân loại như “Một con người của sự sống và cho đời sống” (Evangelium Vitae, no.6, 77

(7) Sự thờ phượng làm vui lòng Thượng Đế không bao giờ được xem là việc riêng tư…mà cần nhân chứng cho đức tin của chúng ta.” Worship pleasing to God can never be a purely private matter, without consequences for our relationships with others: It demands a public witness to our faith” (Sacramentum Caritas, no.83)

(8) Trên hết, tiếng kêu gào chung, được vang lên nhân danh nhân quyền – ví dụ quyền hưởng sự chăm sóc về y tế, nhà ở, việc làm, gia đình, văn hóa, – là giả tạo và không tưởng nếu quyền sống, là quyền căn bản nhất và là điều kiện cho tất cả các quyền cá nhân không đuợc bảo vệ tối đa” (Christifideles Laity, no. 38) 

(9) Tất cả mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống liên hệ với nhau vì sự kính trọng bị suy thoái đối với một cá nhân hay một nhóm người trong xã hội sẽ làm suy thoái toàn bộ cuộc sống của con người. “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” (Prov.). “Một phần tử được vinh quang cả tập thể được quang vinh “(Bible). 

(10) Người tín hữu không thể bỏ phiếu cho ứng cử viên có lập trường thiên về việc ác như phá thai… Trong các trường hợp như vậy, người Công Giáo sẽ bị phạm tội hợp tác với tội ác. (A Catholic cannot vote for a candidate who takes a position in favor of an intrinsic evil such as abortion…In such case, a Catholic woud be guilty of formal cooperation in grave evil).

(11) Điều quan trọng là người tín hữu lựa chọn về các quyết định chính trị không những có ảnh hưởng trên sự an bình và thịnh vượng mà còn ảnh hưởng đến sự cứu rỗi của mỗi người. Cũng vậy, các luật lệ, chính sách được các viên chức công cử hỗ trợ có thể ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người công dân như ĐGH Benedicto XVI đã đề câp đến trong Tông thư “a Eucharist form of life”, nghĩa là tình yêu qua phép Thánh Thể có mãnh lực hình thành tư tưởng, lời nói, quyết định của chúng ta.

(12) Tại quốc gia nơi chúng ta đang sống “Phá thai và trợ tử đang là mối đe dọa cho nhân phẩm của con người, vì các hành vi nầy đang tấn công chính đời sống là điều thiện căn bản nhất làm điều kiện cho mọi việc khác” (Abortion and euthanasia have become preeminent threats to human dignity.) (Living the Gospel of Life no.5).

(13) Lương tâm không phải chỉ là cơ năng thích nghi để thực hiện điều chúng ta mong muốn, cũng không phải là cảm xúc về những việc chúng ta phải làm hay không nên làm. Hơn thế nữa, lương tâm là tiếng nói của Thượng Đế vang vọng trong tâm hồn của chúng ta, linh thông chân lý cho chúng ta và mời gọi chúng ta làm những việc lành và tránh xa những điều ác.

(Biên soạn phỏng theo chủ trương của HĐGM Hoa Kỳ)


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Tình yêu và thi ca

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Người Việt cao quý

Phan Thanh Hung

VNTB – Cảm nghiệm về Lương Tâm: Từ lầm lẫn đến thánh thiện

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo