Việt Nam Thời Báo

VNTB- Một góc nhìn mới về nạn bội chi vô tội vạ của ngân sách VN

“Tui tien” Nha nuoc 3 nam nay thu khong du chi - Anh 2
bảng số liệu của Chứng khoán Bảo Việt
Từ trước tới nay, phần lớn các báo cáo chỉ dẫn giải tỷ lệ bội chi ngân sách Việt Nam theo công thức lấy phần bội chi chia cho GDP. Theo đó, tỷ lệ bội chi ngân sách “chỉ có” khoảng 5-6% GDP. 
Nhưng mới đây, một báo cáo của Chứng khoán Bảo Việt cho biết thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao hơn nhiều so với dự toán.
Vào cuối tháng 7/2016, Quốc hội đã thông qua quyết toán ngân sách nhà nước 2014 với tổng thu ngân sách nhà nước là 1,130,609 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 1,339,489 tỷ đồng, và bội chi là 249,362 tỷ đồng. So với dự toán, mức bội chi này cao hơn đến 11% – tức gấp đôi tỷ lệ bội chi/GDP.
Đáng lưu ý, số liệu quyết toán năm 2013 cho thấy mức thâm hụt ngân sách trên thực tế còn cao hơn nhiều so với dự toán, lên tới 46%. Gần đây nhất, số liệu cập nhật ngân sách lần hai vào tháng 4/2016 của Bộ Tài chính cũng cho thấy mức thâm hụt ngân sách năm 2015 dự kiến cao hơn 13% so với dự toán.
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao trong mấy năm gần đây. Thống kê cho thấy, tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP của Việt Nam từ 2013 – 2016 lần lượt là 6.6%; 6.3%; 6,1% và ước tính (theo dự toán) 5.5% năm 2016, bất chấp không ít lần thủ tướng Việt Nam vào thời gian đó là Nguyễn Tấn Dũng hô hào “quyết tâm” giảm mức bội chi về dưới 5% GDP, cùng lúc một số bộ ngành liên quan được chỉ đạo “báo cáo láo” về tỷ lệ bội chi chỉ khoảng 4% GDP, nhưng sau đó lại phải “điều chỉnh” lên đến hơn 6% GDP. 
Theo phân tích của Chứng khoán Bảo Việt, tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở Việt Nam có thể không phù hợp với thông lệ quốc tế khi nó bao gồm cả khoản chi trả nợ gốc của Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả khi loại trừ khoản chi trả nợ gốc thì mức thâm hụt của Việt Nam vẫn ở mức rất cao, từ 4.2 đến 5% GDP, cao hơn nhiều so với giới hạn cảnh báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là 3%.
Đáng chú ý là con số dự báo cho năm 2016 cho thấy áp lực ròng gia tăng nợ công đến từ thâm hụt ngân sách là 197,350 tỷ đồng, chiếm 51% tổng áp lực ròng gia tăng nợ công trong năm. Phần còn lại trong áp lực gia tăng nợ công đến từ các khoản trái phiếu đầu tư, cho vay lại và bảo lãnh của Chính phủ.
Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy nước nào vướng vào nạn bội chi ngân sách liên tục trong một tài khóa thì đều dễ rơi vào tình cảnh vỡ nợ quốc gia.
Ngân sách Việt Nam đang rất có triển vọng vỡ nợ như thế. Vỡ nợ ngân sách lại liên đới rất mật thiết đến chân đứng chính trị của chế độ, đặc biệt sau vụ quan chức thảm sát nhau ở tỉnh Yên Bái…
Lê Dung / SBTN

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.