VNTB – Mỹ có nên sử dụng đòn bẩy để đối phó với Việt Nam?

Thạch Lam Trần (VNTB) Chính quyền cộng sản Việt Nam là một vấn đề. Đầu tiên nó là vấn đề đối với người dân Việt Nam, những người vẫn còn bị đàn áp chính trị bất chấp những cải cách kinh tế thị trường theo định hướng – vốn làm cho nền thương mại nước này trở nên nhộn nhịp và giúp nhiều người Việt Nam thoát khỏi đói nghèo, theo tác giả Editorial Board cho biết.

Bốn mươi năm sau sự sụp đổ của Sài Gòn, đã có không có dấu hiệu chuyển đổi nào sang nền dân chủ đa đảng; vẫn còn 110 tù nhân chính trị đang bị giam cầm, kiểm duyệt rộng rãi.

Do đó, bản thân chế độ của Việt Nam là một vấn đề đối với những người có lập trường ủng hộ nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Mỹ gắn với thỏa thuận Hợp tác thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP). 
Tổng thống Obama bắt tay với  Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng vào hôm thứ Ba. (Jonathan Ernst / Reuters)
Vừa qua, Tổng thống Obama sau cuộc đối thoại với ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận, “Có sự khác biệt đáng kể trong triết lý chính trị và hệ thống chính trị giữa hai nước chúng ta”.
Tuy nhiên, sự khác biệt đáng kể trong triết lý chính trị không ngăn cản sự hợp tác và thúc đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia, về một lợi ích mang tính chiều sâu. 
TPP là một thỏa thuận tốt cho nền kinh tế Mỹ bởi vì nó cắt giảm thuế quan, do thuế quan của Việt Nam đối với hàng hóa của Mỹ cao hơn mức thuế của Mỹ đối với hàng hóa Việt. Thỏa thuận này cũng sẽ buộc Việt Nam cam kết tôn trọng quyền lợi của người lao động; một cam kết để làm cơ sở pháp lý cho phía ngoại giao Mỹ khi đề cập đến tình trạng nhân quyền và vấn đề hoạt động nhân quyền tại Việt Nam.
Trong khi đó, cả hai đều cân nhắc đến yếu tố chiến lược: Việt Nam và Mỹ chia sẻ lợi ích trong việc kiểm soát hành vi của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Và cũng như lịch sử của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, dân chủ ở châu Á khởi sắc với sự hỗ trợ và sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong cung cấp vấn đề an ninh.
Tóm lại, lợi ích kinh tế và địa chính trị có thể biện minh cho sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt. Chính quyền Obama và người kế nhiệm sau đó buộc phải chú trọng mối quan hệ này, coi đó như là phương tiện để đạt lấy: sự tự do hơn về chính trị cũng như kinh tế. Và như một ví dụ, Việt Nam đã phóng thích 50/160 160 tù nhân lương tâm trong năm 2014. 
Sự thay đổi này cho thấy rằng, Hà Nội cần chúng ta – có lẽ nhiều hơn chúng ta cần họ. Điều đó cho phép Hoa Kỳ sử dụng các đòn bẩy đối với Việt Nam trong “triết lý chính trị” của mình.

TS Cù Huy Hà Vũ, trong một bài viết trên The Washington Times đã cho biết, “Cộng đồng quốc tế thường tập trung vào việc đòi hỏi chính quyền Việt Nam phóng thích tù nhân. Và Việt Nam đối xử với tù nhân lương tâm như một món hàng hóa để trao đổi lợi ích an ninh và thương mại cũng như viện trợ nước ngoài với Hoa Kỳ và các nước phương Tây”

Và ông cho rằng, chính phủ các nước nên yêu cầu Việt Nam tháo dỡ các điều luật dùng làm công cụ đàn áp, bắt đầu bằng việc hủy bỏ các Điều 79, 88 và 258 của Bộ luật hình sự.

“Tôi thành kính yêu cầu chính phủ Mỹ sử dụng biện pháp song phương và đa phương, bao gồm cả các cuộc đàm phán về thương mại và an ninh cũng như các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, để tìm kiếm sự bãi bỏ ngay lập tức các Điều 79, 88 và 258, và trả tự do vô điều kiện tất cả các tù nhân lương tâm bị kết án theo các điều luật này”, TS Cù Huy Hà Vũ cho biết.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)