Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nạn nhân ngừng tim ngoài bệnh viện

TS Phạm Đình Bá

 

(VNTB) – Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở Mỹ

 

Gần đây các đoạn clip ghi lại cảnh lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra các xe cứu thương được chia sẻ trên mạng xã hội thu hút sự quan tâm của dư luận. [1] Tuy vụ việc có thể có nhiều khúc mắc, nhưng trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe khẩn cấp, sự sống còn của nạn nhân được cấp cứu, nhất với bệnh tim, tùy thuộc vào thời gian phản hồi trong dịch vụ cấp cứu y tế. [2]

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở Mỹ. Những trường hợp tử vong như vậy thường là do tim ngừng đập, hoạt động cơ học của tim ngừng đột ngột biểu hiện bằng việc không bắt được mạch, không phản ứng và ngừng thở. Các hệ thống dịch vụ cấp cứu y tế đã phát triển các hỗ trợ giữ cho tim hoạt động nhiều mặt, bao gồm hồi sức tim phổi, khử rung tim, thông khí nhân tạo, đặt nội khí quản và dùng thuốc. [2]

Tranh luận nhiều về hiệu quả của các phương pháp chăm sóc tim cấp cứu khác nhau do tỷ lệ sống sót được báo cáo giữa các trung tâm có sự khác biệt lớn, dao động từ 0% đến 44%. Sự khác biệt này có thể là do sự khác biệt về loại hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khẩn cấp, tỷ lệ nạn nhân nhận được hồi sức tim phổi của người ngoài cuộc, khoảng thời gian phản hồi của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khẩn cấp, hoặc tùy vào thành phố nơi sự cố diễn ra.

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khẩn cấp khác nhau về mức độ đào tạo của họ và khả năng có thể hoặc không thể vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ cấp cứu cơ bản cung cấp oxy và hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bị ngừng tim. Các nhà cung cấp cơ bản có khử rung tim cho bệnh nhân bằng máy khử rung tim tự động hoặc bằng tay. Các nhà cung cấp hỗ trợ cấp cứu cao cấp được đào tạo để thực hiện đặt nội khí quản và quản lý liệu pháp tiêm tĩnh mạch, cũng như những cách quản lý khác. 

Chăm sóc cấp độ cơ bản hoặc cấp cơ bản với khử rung tim có thể được cung cấp bởi các nhân viên y tế khẩn cấp trong xe cứu thương hoặc nhân viên cứu hỏa trong xe bơm hay xe van cứu hỏa. Nói chung, chăm sóc hỗ trợ cấp cứu cao cấp chỉ được cung cấp bởi các nhân viên y tế khẩn cấp trong xe cứu thương.  

Nhóm ứng phó với trường hợp ngừng tim ở một thành phố nhất định có thể là một phần của hệ thống dịch vụ cấp cứu y tế một cấp hoặc hai cấp. Trong hệ thống dịch vụ cấp cứu y tế một cấp, một nhà cung cấp và loại phương tiện duy nhất đáp ứng các trường hợp khẩn cấp về y tế. Trong hệ thống hai cấp, hai loại nhà cung cấp và/hoặc phương tiện phản hồi. [2]

Các phương tiện có thể bao gồm xe cứu thương, đáp ứng từ các căn cứ cứu thương; hoặc xe bơm hay xe van cứu hỏa, phản ứng từ các trạm cứu hỏa. Trong các hệ thống dịch vụ cấp cứu y tế hai cấp, các nhà cung cấp đầu tiên thường đến nhanh hơn vì thường phục vụ cộng đồng nhiều hơn. Ở các thành phố có hệ thống dịch vụ cấp cứu y tế hai cấp, nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng cấp thứ hai có khả năng chăm sóc hỗ trợ cấp cứu cao cấp. [2]

Khoảng 75% dân số đô thị ở Mỹ được phục vụ bởi hệ thống dịch vụ cấp cứu y tế hai cấp thay vì một cấp. [2]

Tỷ lệ sống sót trung bình ở nạn nhân ngừng tim ngoài bệnh viện cho đến khi xuất viện là 6,4% (giao động từ 3,7% cho đến 10,3%). [2] Tăng tỷ lệ sống sót khi xuất viện có thể liên quan đến việc giảm khoảng thời gian phản hồi trong dịch vụ cấp cứu y tế và với việc sử dụng hệ thống dịch vụ cấp cứu y tế hai cấp thay vì một cấp. 

Tỷ lệ sống không đổi nếu thời gian đáp ứng khử rung tim ít hơn 6 phút. Tỷ lệ sống sót giảm đi khi khoảng thời gian đáp ứng tăng lên khoảng từ 6 đến 11 phút, và chững lại sau 11 phút. [2]

______________

Nguồn: 

1. VTC.vn. CSGT Đắk Nông nói gì về 2 clip ‘dừng xe cứu thương’ gây bão mạng? 27/04/2023; Available from: https://vtc.vn/csgt-dak-nong-noi-gi-ve-2-clip-dung-xe-cuu-thuong-gay-bao-mang-ar768892.html

2. Graham Nichol, lan G Stiell, Andreas Laupacis, Ba’ Pham, Valerie d De Maio, George A Wells. A cumulative meta-analysis of the effectiveness of defibrillator-capable emergency medical services for victims of out-of-hospital cardiac arrest. Annals of emergency medicine, 1999. 34(4): p. 517-525.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Trọng ơi, bao giờ hết ngu ngơ!

Do Van Tien

VNTB – Tố cáo Hối lộ tại Tân Sơn Nhất khi gia đình Phạm Thanh Nghiên đi tị nạn cộng sản

Do Van Tien

VNTB – Hùng Dũng Thành Thụy 

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo