Việt Nam Thời Báo

VNTB – NDB khai trương ở Trung Quốc, thách thức tổ chức tài chính do Mỹ dẫn đầu

Thái Thịnh (VNTB) Tân Hoa xã đưa tin, ngày 21/7, Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) của khối các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã bắt đầu đi vào hoạt động tại thành phố Thượng Hải của Trung Quốc, như là một thay thế cho nguồn vay đa phương quốc tế hiện có.

“Ngân hàng phát triển mới”, được hỗ trợ bởi những quốc gia mới nổi (BRICS) như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, được xem như là một thách thức đối với các tổ chức ở Washington.

Trang web của NDB tự cho biết, nó sẽ “thay thế cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế bị thống trị bởi Mỹ”, nhằm giải quyết nhu cầu cho cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững.

Bắc Kinh thông qua Ngân hàng phát triển mới này cũng sẽ tìm kiếm một vai trò lớn hơn trên sân khấu chính trị toàn cầu, phản ảnh vị trí của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – bên cạnh Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Á châu (AIIB).

Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cùng Chủ tịch NDP Kundapur Vaman Kamath (KV Kamath) đã tham dự lễ khai trương ngân hàng.

“NDB sẽ bổ sung vào hệ thống tài chính quốc tế hiện tại,” ông Lâu Kế Vĩ nói trong lễ khai mạc của NDB ở Thượng Hải.

Tân Hoa Xã dẫn lời chủ tịch ngân hàng KV Kamath cho biết, “chính sách kinh doanh” và “chuẩn bị dự án” đã hoàn tất. Vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2016 sẽ bắt đầu hoạt động.

NDB được mở ra hai tuần sau khi một hội nghị thượng đỉnh BRICS tổ chức bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin kết thúc.

Moscow – quốc gia đang gánh chịu biến động tiền tệ lớn đang tìm cách thu hút các nhà đầu tư trở lại, từ sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Trong đó, tìm kiếm một tổ chức tài chính toàn cầu thay thế.

Tại thời điểm hội nghị thượng đỉnh, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết trong một tuyên bố rằng BRICS “được xem như một hệ thống đa trung tâm mới của quan hệ quốc tế”, thể hiện sự ảnh hưởng ngày càng tăng của các “trung tâm quyền lực mới”.

Các quốc gia BRICS, đại diện cho 40% dân số thế giới, chính thức đồng ý thành lập ngân hàng tại một cuộc họp ở Brazil vào tháng 7 năm ngoái.

Ngân hàng Thế giới cho biết họ hy vọng sẽ làm việc với những tổ chức tài chính mới.

“Chúng tôi cam kết hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng Phát triển mới (NDB) và các tổ chức đa phương khác, cung cấp và chia sẻ kiến ​​thức của chúng tôi cũng như đồng tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng”, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cho biết trong một tuyên bố. Ngân hàng Phát triển châu Á cũng cho biết sẽ “nhìn về phía trước” để làm việc với NDB.

Các nhà phân tích của Trung Quốc đã bác bỏ quan điểm rằng, ngân hàng BRICS thành lập là nhằm thách thức các cơ quan tài chính đa phương khác.

“Đó là một sự bổ sung, thay vì là một thách thức, các tổ chức quốc tế hiện hành,” Li Daxiao, Giám đốc tài chính sàn chứng khoán Yingda, nói với AFP.

“Nó giúp củng cố thị trường tiền tệ và duy trì một trật tự tài chính ổn định thông qua sự ổn định nội bộ của các nước BRICS,” ông nói.

Tin bài liên quan:

Nợ xấu: Nỗi lo ‘đâu lại vào đấy’?

Phan Thanh Hung

(VNTB)-Vượt 25% tổng thu ngân sách: Nợ công nguy ngập

Phan Thanh Hung

VNTB – BRICS và viễn ảnh đầy đe doạ của thế chiến thứ ba

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.