Hải Nguyễn (VNTB) Ngày 29/06/2017 – họ (tòa án Khánh Hòa) đã tuyên án blogger Mẹ Nấm (tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) với mức án là mười năm. Họ vẫn giữ “bảo bối” của mình là điều 88 để ghép tội Mẹ Nấm vào những khoản a,b,c, và một trong những chỉ dấu ý chí sắc bén này đã được Luật sư Luân Lê ngộ ra trong bản kết luận điều tra và cáo trạng của VKS là: “giám định tư tưởng” bị cáo.
Thoáng nghĩ, “giám định tư tưởng” nếu có, có lẽ thường tình ĐCS chỉ dành cho hơn 4 triệu Đảng viên của mình để quán triệt tư tưởng, chứ đối với hơn 90 triệu dân lâu nay, họ dường như chỉ âm thầm “giám định tư tưởng” trong âm thầm chứ không lộ liễu trong bản kết luận và cáo trạng như vậy.
Ngay sau đó, LS Luân Lê được đại diện VKS trả lời rằng : “tôi không tranh luận bất kỳ vấn đề gì liên quan đến bốn bản giám định mà luật sư Lê Văn Luân vừa nêu”.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và con gái (bé Nấm) chụp hồi 2011. (Hình: Uyên Vũ/Người Việt) |
Vậy, có nên hiểu VKS đồng ý với những điều mà Ls Luân Lê đã nhận định. Nếu đúng như vậy, ông Chánh án Tòa án Khánh Hòa dựa vào đâu để tuyên án blogger Mẹ Nấm có tội?.
Thực tế, qua những điều mà các Ls tranh biện, có thể thấy ngay được rằng – ngày 29/06/2017, có một phiên tòa đã được mở ra để khai thông dân trí bằng những tiền lệ sau.
– Phiên tòa công khai nhưng các ngõ đường đến tòa hầu như bị ngăn chặn từ xa không cho người dân được tiếp cận.
– Quyền yêu cầu có đủ luật sư của bị cáo cũng như lời đề nghị từ chính những luật sư có mặt đều bị tòa bát bỏ.
– Khai thông dân trí bằng điều lệ mới đó là: “giám sát tư tưởng”.
– VKS không tranh luận lại với luật sư nhưng tòa án vẫn có quyền kết tội.
– Cùng một ngày có hai phiên tòa, nhưng dường như chỉ có một phiên được PR.
Thấy gì sau bản án?
Đầu tiên là sự phản ứng mạnh mẽ không chỉ từ các cá nhân, tổ chức về nhân quyền, mà cả những người ưa chuộng công lý.
– Đa số người dân cộng đồng mạng từ bất bình cho đến phẫn nộ từ bản tuyên án của tòa án Khánh Hòa- Nha Trang.
– Hàng ngàn giáo dân và lương dân xuống đường kêu gọi trả tự do cho Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
– Các tổ chức nhân quyền thế gới, bộ ngoại giao Mỹ, Bộ ngoại giao Đức, đều lấy làm quan ngại và đồng thời kêu gọi trả tự do cho Mẹ Nấm ngay lập tức.
Vì sao người dân và các tổ chức đều phản ứng như vậy?
Bởi, tất cả đều thấy Mẹ Nấm chỉ đấu tranh bảo vệ cho biển đảo quê hương, cho môi sinh của đất nước mình một cách ôn hòa.
Bởi, những tiền lệ xấu từ ngành công an “nhân dân” đã để xảy ra cho đến nay là hơn 260 công dân chết một cách “bất đắc kỳ tử” trong đồn công an kể từ sau khi cựu chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phải thốt lên rằng, ông “xúc động” trước hiện trạng như vậy.
Tiền lệ xấu trong tương lai là gì?
Đó là nếu, nhà cầm quyền thật sự không muốn lắng nghe những tiếng nói phản biện từ người dân thì mãi mãi họ sẽ không bao giờ nhận ra những việc làm sai trái của mình. Và nếu nhà cầm quyền tiếp tục bắt bớ, đàn áp những nhà bất đồng chính kiến, tìm cách “giám sát tư tưởng” công dân mình thì những mỹ từ như “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra” chỉ là những thứ xảo trá.
Và sau tất cả, nhà cầm quyền có nên đặt câu hỏi và nhận thức lại sự quản trị và điều hành đất nước của mình hay không?. Khi sự chính danh qua từng phiên tòa xử người bất đồng chính kiến đã từng chút một, đã dần bị tước bỏ!!?