Việt Nam Thời Báo

VNTB – Người lao động ‘có việc làm vẫn nghèo’

Hàn Lam

 

(VNTB) – Bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng

 

Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng trong năm 2024, đồng thời tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng và năng suất trì trệ là những yếu tố gây lo ngại mà ILO vừa cảnh báo.

Thông cáo báo chí phát hành ngày 10-1-2024 (giờ Thụy Sỹ) của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đưa ra nhận định chung rằng ở năm nay 2024, tiền lương giảm và tình trạng người lao động ‘có việc làm vẫn nghèo’ khả năng sẽ chạm đáy (*).

Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu năm 2023 ở mức 5,1%, một mức cải thiện khiêm tốn so với năm 2022 khi ở mức 5,3%. Khoảng cách việc làm toàn cầu và tỷ lệ tham gia thị trường lao động cũng được cải thiện vào năm 2023.

Tuy nhiên, báo cáo cho biết đằng sau những con số này, tình trạng mong manh đã bắt đầu xuất hiện. Báo cáo dự đoán rằng triển vọng thị trường lao động và tình trạng thất nghiệp toàn cầu đều sẽ trở nên tồi tệ hơn. Vào năm 2024, dự kiến sẽ có thêm hai triệu người lao động đang tìm kiếm việc làm, khiến tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu tăng từ 5,1% vào năm 2023 lên 5,2%. Thu nhập khả dụng đã giảm ở phần lớn các nước G20 và nhìn chung, sự xói mòn mức sống do lạm phát “khó có thể được bù đắp nhanh chóng”.

Hơn nữa, sự khác biệt lớn vẫn tồn tại giữa các quốc gia có thu nhập cao và các quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn. Trong khi tỷ lệ khoảng cách việc làm vào năm 2023 là 8,2% ở các nước thu nhập cao, thì tỷ lệ này ở nhóm các quốc gia thu nhập thấp hơn là 20,5%. Tương tự, trong khi tỷ lệ thất nghiệp năm 2023 duy trì ở mức 4,5% ở các nước thu nhập cao thì ở các nước thu nhập thấp là 5,7%.

Hơn nữa, tình trạng lao động nghèo có thể vẫn tiếp tục tồn tại. Mặc dù giảm nhanh chóng sau năm 2020, số lượng người lao động sống trong tình trạng nghèo cùng cực (kiếm dưới 2,15 đô la Mỹ mỗi ngày/người tính theo sức mua tương đương – PPP) vẫn tăng khoảng 1 triệu người vào năm 2023. Số lượng người lao động sống trong tình trạng nghèo ở mức vừa phải (kiếm được ít hơn 3,65 đô la Mỹ mỗi ngày/người tính theo PPP) tăng 8,4 triệu người vào năm 2023.

Báo cáo nhìn nhận sự bất bình đẳng về thu nhập cũng ngày càng gia tăng, đồng thời cho biết thêm rằng sự xói mòn của thu nhập thực tế khả dụng. Đây là điềm báo xấu về tổng cầu và sự phục hồi kinh tế bền vững hơn. Theo đó, tỷ lệ việc làm phi chính thức dự kiến sẽ không thay đổi, chiếm khoảng 58% lực lượng lao động toàn cầu vào năm 2024.

Tỷ lệ quay trở lại thị trường lao động trước đại dịch rất khác nhau giữa các nhóm khác nhau. Sự tham gia của phụ nữ đã phục hồi nhanh chóng nhưng khoảng cách giới tính đáng chú ý vẫn tồn tại, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tiếp tục là một thách thức. Tỷ lệ người được xác định là NEET (không được đào tạo, không học hành hoặc không có việc làm) vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ, đặt ra thách thức cho triển vọng việc làm lâu dài.

Báo cáo cũng cho thấy những người tái gia nhập thị trường lao động sau đại dịch có xu hướng không làm việc với số giờ như trước trong khi số ngày nghỉ ốm đã tăng lên đáng kể…

Trước đó, trong báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2023 công bố hạ tuần tháng 12-2023 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong năm 2020, 2021 thì người lao động mới trở về ĐBSCL. Nhưng đến năm 2022 khi hết dịch, người dân lại di chuyển đến các vùng khác tìm kiếm việc làm.  

“Đây là điều đáng suy nghĩ đối với các nhà làm chính sách. Khi chúng ta chấp nhận phải có lượng di dân, nhưng ngay khi di dân rồi thì với lực lượng còn lại vẫn thất nghiệp cao, vẫn thiếu công ăn việc làm. Thực trạng đó có nghĩa là chúng ta đang thiếu cơ hội nội sinh của nền kinh tế ĐBSCL”, ông Vũ Thành Tự Anh (trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam, trưởng nhóm nghiên cứu) phân tích.

Bức tranh đời sống xã hội toàn cầu và Việt Nam có vẻ đầy gam màu xám xịt trong năm Giáp Thìn này.

 

________________

Tham khảo:

(*) https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/—asia/—ro-bangkok/—ilo-hanoi/documents/publication/wcms_908191.pdf


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Intel hủy bỏ kế hoạch sản xuất chip tại Việt Nam

Do Van Tien

VNTB – Thị trường tài chính Việt Nam mùa làm ăn Tết lại thêm căng thẳng

Do Van Tien

VNTB – Ai chủ động, ai thích ứng và ai sẽ phục hồi nhanh?

Trương Thế Tử

1 comment

Nguyễn Tuấn Anh 14.01.2024 7:58 at 07:58

“Người lao động ‘có việc làm vẫn nghèo’”

Vì theo trí thức nước nhà, người chủ xứng đáng hưởng giá trị thặng dư hơn, & có quyền bóc lột công nhân của mình tới tận xương tủy

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo