Thái Thịnh (VNTB) Các quan chức Nhật Bản đã tiết lộ rằng Trung Quốc đã và đang xây dựng một giàn khoan mới gần đường đường trung tuyến phân chia ranh giới vùng nước của hai quốc gia.
Trung Quốc đang tiến hành khai thác mỏ khí đốt trong khu vực, và đã bắt đầu với một giàn khoan mới gần vùng biển Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Nakatani cho biết, điều này gây ra một mối quan ngại về an ninh, theo Bloomberg.
Quân sự hóa Hoa Đông của Trung Quốc
Nakatani tin rằng Bắc Kinh “có thể thiết lập giàn khoan với một hệ thống radar, hoặc sử dụng nó như là một cơ sở điều hành máy bay trực thăng hoặc máy bay không người lái.” Động thái này diễn ra giữa lúc căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đã tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với một số quốc gia khác nhau.
Sự lo ngại này là có cơ sở, khi Bắc Kinh đã và đang xây dựng, cải tạo đảo nhân tạo trên các rạn đá ngầm, san hô trong quần đảo Trường Sa, và đã có một đường băng dài 3.000m hoàn chỉnh.
Hoa Đông là khu vực tuần tra thường xuyên bởi lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, nước này từng phát hiện các công trình giàn khoan vào tháng 6/2013 và yêu cầu Bắc Kinh dừng lại, tuy nhiên, yêu cầu này đã bị bỏ qua.
Tranh chấp chạy dọc đường biên giới hàng hải
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói trong một cuộc họp đặc biệt: “Tôi phản đối mạnh mẽ (Trung Quốc) đơn phương thay đổi mọi thứ.”
Bắc Kinh từng tuyên bố lập ra khu vực xác định phòng không (ADIZ) ở Biển Đông vào tháng 11/2013.
“Nếu radar được thiết lập trên nền tảng giàn khoan, nó sẽ sẽ là một phụ trợ (cho ADIZ),” Nakatani nói. “Nó sẽ nâng cao năng lực của Trung Quốc trong giám sát và cảnh báo.”
Mỏ khí gây đau đầu
Trung Quốc đơn phương thăm dò và khai thác các mỏ khí ở giáp khu vực biên giới lãnh hải hai nước vào năm 2004, tại Shirakaba (tên Trung Quốc là Chunxiao), Kashi (Tianwaitian), Asunaro (Longjing) và Kusunoki (Duanqiao). Tháng 6/2008, Nhật – Trung đã đạt được một thỏa thuận về một khu vực khai thác chung, tuy nhiên, có rất ít tiến bộ đạt được trong thỏa thuận này.
Nhật Bản ngày càng lo lắng về quyết đoán của Trung Quốc trong vấn đề yêu sách biển Hoa Đông. Thủ tướng Shinzo Abe nhiều lần bày tỏ quan điểm muốn nới lỏng những áp đặt về chính sách quốc phòng nữa này, một di sản sau Thế chiến II.
Chính phủ Nhật coi đó là sự thay đổi cần thiết, vì hoạt động xâm hại của Trung Quốc đối với chủ quyền lãnh thổ nước này.
Quan hệ căng thẳng Nhật – Trung
Tokyo cũng từng bày tỏ mong muốn tham gia tuần tra Biển Đông với Mỹ. Mặc dù nước này không thể tham gia vào các hoạt động như vậy, trừ khi viết lại Hiến Pháp Hòa bình, nhưng điều này có thể khiến Trung Quốc nổi giận, trong đó Bắc Kinh luôn cảnh báo Nhật Bản đứng ngoài tranh chấp vì không có liên quan.
Hai quốc gia vốn dĩ căng thẳng ngay trong vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku (Điếu Ngư).
Tăng cường hiện diện trên biển là một trong những chiến lược của Bắc Kinh nhằm khẳng định vai trò và vị thế nước lớn trong khu vực châu Á, thách thức trực tiếp vị thế của Mỹ.