Việt Nam Thời Báo

VNTB – Những người vợ của những người bất đồng chính kiến.

 

 

Trịnh Hồng Duẩn

 

 

(VNTB) – Không một ai bị bỏ rơi vì đấu tranh nhân quyền!

 

 

Cho đến nay, thành-bại của một cuộc đấu tranh (dân sự, chính trị) phụ thuộc rất lớn vào cách mà xã hội lưu tâm đến gia đình của những người đấu tranh.

 

Những người cộng sản là người nắm bắt được tốt nhất nguyên tắc này. Những chuyến “đi B” trong thời kỳ chiến tranh đã tạo ra nguồn động viên, khuyến khích cực kỳ to lớn để đảm bảo sự đấu tranh không là vô ích và làm gia tăng ý chí của người đấu tranh.

 

Tại Việt Nam, đấu tranh đòi hỏi quyền con người không phải là đấu tranh bạo lực, càng không phải là đấu tranh nhằm tranh giành quyền lực. Thế nhưng, vì xác lập quyền làm chủ của nhân dân thông qua các quyền tự do phổ quát, nên yếu tố độc tôn quyền lực và chân lý bị lung lay, khiến bản thân chính đảng cộng sản e-ngại, sợ-hãi. Bằng quyền lực nhà nước, đảng cộng sản sử dụng bộ máy an ninh và nhà tù để ngăn cản phong trào “tìm quyền của dân”.

 

Bất kỳ ai tìm về nhân quyền và thực thi xác lập quyền đều bị “trả giá” ít nhiều.

 

Khi một người đàn ông có gia đình ra toà, gánh nặng gia đình trở thành nỗi trăn trở nhất. Khi gia đình còn chưa hiểu họ, và sự sợ hãi còn tồn tại trong họ thì khi đó, “lan toả nhân quyền” vẫn chưa thể hiện diện trong thực tế.

 

Chị Nguyễn Thuý Hạnh, người đang duy trì quỹ 50k là người hiểu rõ hơn hết vai trò hậu phương. Nỗi lo sợ, nỗi đau, và sự mất mát ở những gia đình mà chị gọi nó bằng cái tên thân thương “tù nhân lương tâm”.

 

Chị Hạnh chứng kiến quá trình chuyển hoá ở những người vợ có chồng đang bị truy đuổi hay chịu án tù. Là nỗi sợ hãi, trốn tránh và cô đơn đến đối diện, tự hào và chiến đấu với cuộc sống thay chồng.

 

Một chia sẻ trên Facebook cá nhân ngày 29/11 của chị Hạnh.

 

“Tôi đã nhiều lần bị xua đuổi khi tiếp cận với người thân của những người tù để giúp đỡ họ, vì họ sợ hãi”.

 

Suy cho cùng, trong hệ thống nhà nước mà quyền dân còn chưa được tôn trọng thì sự sợ hãi đó cũng là lẽ thường tình. Và sự quan tâm đúng mức sẽ xoa dịu nỗi sợ hãy đó, tiếp sức mạnh để vượt qua nỗi sợ hãi, để những người phụ nữ vốn dĩ chân yêu tay mềm trở thành “trụ cột gia đình” trong hoàn cảnh cần thiết.

 

“Có các anh chị, em không sợ cô đơn”, câu nói của vợ Giáo sư Hớt tóc Nghiêm Nguyễn cũng không khác gì quan điểm của chị Loan (vợ Tiến sĩ Phạm Chí Dũng), người đã chia sẻ với ông Nguyễn Tường Thuỵ, “thấy mọi người quan tâm sốt sắng cho anh Dũng, em cảm thấy đỡ cô đơn hơn.”

 

Đó là sự kiên cường của người phụ nữ Việt, và khi có sự kiên cường đó, nó hỗ trợ rất lớn cho tinh thần người đang bị truy đuổi hay tù đày. Một sức mạnh, một ý chí vượt qua lằn ranh của dùi cui, súng và những thủ đoạn đê hèn khác của quyền lực nhà nước.

 

Chị Maria Nguyễn Thị Tình, vợ thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh – vừa bị kết án 11 năm tù trong một chia sẻ ngày 29/11 trên Facebook cá nhân đã thể hiện đầy đủ tinh thần kiên trung đó.

 

“Dịp Giáng Sinh và Năm mới, nỗi nhớ mong, yêu thương lại càng quặn thắt hơn rất rất nhiều anh ạ! Nhưng em sẽ vì anh, vì lí tưởng của anh để quên đi tất cả, bỏ lại tất cả những muộn phiền cá nhân để mạnh mẽ hơn, để anh yên lòng và thanh thản.”

 

Điều mà Nhà nước Việt Nam không nghĩ đến là khi bắt một người vì tiếng nói của họ thì gia đình họ sẽ kế tục tinh thần đó. Án tù càng dài càng khiến cho cách nhìn của người thân họ về phía nhà nước càng gay gắt hơn. Đến mức, lựa chọn của họ trở thành lựa chọn của những người thân.

 

“Em rất tự hào về anh, em sẽ thay anh nuôi dạy 2 con trai nên người và tiếp nối lí tượng của anh. Anh yên tâm anh nhé! Em luôn yêu thương, tôn trọng và chờ đời anh về để chúng ta hoàn thành những kế hoạch, hoàn thành lí tượng!”, chị Maria Nguyễn Thị Tình bày tỏ.

 

Nếu bắt giữ một người và kết án người bất đồng chính kiến là một thành công của nhà nước-đảng, thì những người vợ bày tỏ lòng tự hào, ý chí kiên cường và tiếp nối lý tưởng sẽ là một thất bại vô cùng lớn, có tính dư âm sâu cho chế độ.

 

Có thể cầm tù được thân xác, nhưng tư tưởng không bao giờ như thế. Và khi tư tưởng lan toả, thì liệu nhà tù nào có thể chứa cho đủ hết?

 

Con số tù nhân tăng lên, nhưng khi sự quan tâm người bất đồng chính kiến và gia đình họ gia tăng theo. Thì đến một lúc, nhà tù sẽ vỡ trận và cuộc cách mạng chống lại sự sợ hãi, chống lại “sự ghét thay đổi” sẽ thành công đến mức nhà nước buộc phải trao trả quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân.

 

Quan tâm đến gia đình tù nhân lương tâm chính là không để bất kỳ ai dấn thân bị bỏ rơi. Và mọi sự thành công bắt đầu từ quan tâm như thế.

 

 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Nếu nhà báo Phạm Chí Dũng là người… Singapore

Phan Thanh Hung

VNTB- Đơn khởi kiện của nhà báo Phạm Chí Dũng đối với báo Phú Yên

Phan Thanh Hung

VNTB – Đồng Tâm, Tiên Lãng và việc nhận lỗi trước dân

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.