Anh Quân
(VNTB) – Hàng trăm công nhân Việt Nam tại Serbia lên tiếng kêu cứu nhưng dường như vô vọng.
Đại sứ quán Việt Nam ở Rumani đã có chuyến thăm chớp nhoáng đến công nhân Việt Nam hiện đang kêy cứu ở Belgrado.
Theo lời bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam: “Đại sứ quán cho biết đã nhận được một số thông tin trên báo chí Serbia và đang nỗ lực xác minh thông tin, liên hệ với các công ty tại Serbia và các công ty phái cử lao động cùng cơ quan liên quan sở tại. Thông tin ban đầu cho hay, không có chuyện hành hung hay đánh đập”.
Bà Hằng cho biết thêm, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo đại sứ quán tiếp tục nắm thông tin và theo sát tình hình, liên hệ cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin, có các hành động cần thiết để bảo vệ và bảo đảm an toàn, quyền lợi của người lao động Việt tại Serbia.
Phía Bộ Ngoại Giao Việt Nam khẳng định không có chuyện công nhân Việt Nam bị hành hung hay dánh đập, nhưng không có thông tin về điều kiện ăn ở, sinh hoạt của công nhân Việt Nam tại đây ngay cả sau khi đại diện đại sứ quán đã đến thăm và tìm hiểu.
Hàng trăm người lao động Việt Nam ở Serbia đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan: muốn về cũng không được, ở lại làm thì cũng không thể chịu đựng được điều kiện ăn ở thiếu thốn trong mùa đông kéo dài, khắc nghiệt.
Phía chính phủ Serbia cũng không mong muốn để lộ sự việc vì sợ ảnh hưởng đến đầu tư của Trung Quốc vào nước này. Phía đại lý đưa người đi lao động không bày tỏ thiện chí hay muốn tìm hiểu về tình cảnh của công nhân. Phía Trung Quốc tịch thu hộ chiếu, cấm người lao động tiếp xúc với báo chí hay các tổ chức phi chính phủ.
Trong cái lạnh cắt da, áo quần không đủ ấm, nhiều người chỉ có dép lê, máy sưởi không được mở vì chủ người Trung Quốc không ở nguồn điện, không bảo hiểm y tế… những công nhân Việt Nam với ước vọng đổi đời không có nhiều lựa chọn. Ở lại làm việc trong diều kiện khắc nghiệt với nhiều rủi ro, muốn về nhà cũng không được vì không có tiền mua vé máy bay hoặc trốn sang một nước thứ ba.
Đã có những lời mời chào họ trốn khỏi Serbia để đi lậu sang Đức, Bỉ, và các nước Tây Âu để đích đến cuối cùng của họ có thể lại là những chuyến vượt eo biển Manche sang Anh đầy bất trắc đã cướp đi sính mạng của không biết bao nhiêu người đồng hương xấu số.