Hiếu Bá Linh (Biên dịch)
Ngày 16/9 vừa qua, nữ Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức Gyde Jensen đã đến thăm vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển. Sau đó bà đã viết trên Instagram như sau:
Thành thật mà nói – tôi không biết liệu tôi có sẵn sàng đứng lên bảo vệ niềm tin và lập trường của mình không – ngay cả khi tôi bị đe dọa với án tù dài hạn, bị quấy rối, quản thúc tại gia và bị cô lập?
Tôi đã nhiều lần suy nghĩ về câu hỏi này kể từ năm 2018, bởi vì vào mùa xuân năm đó, tôi đã nhận bảo trợ cho ông Nguyễn Bắc Truyền trong chương trình bảo vệ nhân quyền [của Quốc hội Liên bang Đức] “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” [tên gọi ban đầu, sau này được mở rộng bảo vệ cho cả những người không phải là Dân biểu]. Ông Truyển bị nhà nước Việt Nam bỏ tù vì hoạt động chỉ trích chính phủ. Gần đây nhất, ông bị giam cầm trong 6 năm trời – không được tiếp cận với ánh sáng ban ngày, phương tiện truyền thông, chăm sóc y tế cần thiết và liên lạc thường xuyên với vợ. Vào ngày 8 tháng 9 vừa qua, ông ấy đã được thả ra và cùng vợ lên đường sang Đức – Đó là kết quả sau nhiều năm dài đàm phán, đối thoại, hy vọng và âu lo. Trong thời gian hiện nay có rất ít những thông điệp tích cực trong hoạt động nhân quyền quốc tế. Ngày 8 tháng 9 là một ngày có thông điệp như vậy đối với tôi. Hôm qua tôi đến thăm ông Truyển và bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ ông.
Tôi không có từ ngữ nào để có thể diễn tả sức mạnh và phẩm giá mà cả hai người đã duy trì, bảo vệ.
Cảm ơn công việc của tổ chức VETO và ông Vũ Quốc Dụng.
——–
Nguyên văn tiếng Đức:
Wäre ich bereit für meine Überzeugungen und meine Haltung einzustehen – auch wenn mir langjährige Haftstrafen, Drangsalierung, Hausarrest und Isolation drohen würden?
Ehrlich gesagt – ich habe keine Ahnung.
Ich habe mir über diese Frage aber seit 2018 immer wieder Gedanken gemacht. Denn im Frühjahr 2018 habe ich die Patenschaft in unserem Menschenrechtsschutzprogramm „Parlamentarier schützen Parlamentarier“ für Nguyen Bac Truyen übernommen. Der vietnamesische Staat inhaftierte ihn aufgrund seiner regierungskritischen Arbeit. Zuletzt war er 6 Jahre in Gefangenschaft – ohne Zugang zu Tageslicht, Medien, notwendiger medizinischer Versorgung und regelmäßigen Kontakt zu seiner Frau. Am 8. September konnte er gemeinsam mit seiner Frau – nach jahrelangen Verhandlungen, Gesprächen und Hoffen und Bangen – nach Deutschland ausreisen. Es gibt sie zwar sehr wenig in dieser Zeit. Diese positiven Botschaften in der internationalen Menschenrechtsarbeit. Der 8. September ist für mich ein solcher Tag. Gestern habe ich Truyen und seine Frau Bui Thi Kim Phuong besucht.
Ich habe keine Worte für die Stärke und Würde, die sich die beiden bewahrt haben Danke für die Arbeit VETO und Dung
https://www.instagram.com/p/CxQ2HZ8o1ki/?utm_source=ig_web_button_share_sheet