Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ồ ạt đầu tư năng lượng điện mặt trời và những cảnh báo về chất thải rắn

Khánh Hòa

(VNTB) – Việc ồ ạt đầu tư dự án điện mặt trời như hiện nay dự báo sẽ mang đến nhiều hệ lụy. Chất thải từ việc sản xuất và chất thải từ pin năng lượng mặt trời sau khi đã qua vòng đời sử dụng, nếu rò rỉ ra bên ngoài sẽ gây tác hại khó lường.

Cảnh báo từ câu chuyện túi nhựa

Pin năng lượng mặt trời, hay pin mặt trời, hoặc còn gọi pin quang điện (Solar panel) bao gồm nhiều tế bào quang điện (solar cells) – là phần tử bán dẫn có chứa trên bề mặt một số lượng lớn các cảm biến ánh sáng là điốt quang, thực hiện biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.

Cường độ dòng điện, hiệu điện thế hoặc điện trở của pin mặt trời thay đổi phụ thuộc bởi lượng ánh sáng chiếu lên chúng. Tế bào quang điện được ghép lại thành khối để trở thành pin mặt trời với thông thường 60 hoặc 72 tế bào quang điện trên một tấm pin mặt trời. Tế bào quang điện có khả năng hoạt động dưới ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo. Chúng có thể được dùng như cảm biến ánh sáng, ví dụ cảm biến hồng ngoại, hoặc các phát xạ điện từ gần ngưỡng ánh sáng nhìn thấy hoặc đo cường độ ánh sáng.

Một trong những nguyên do dẫn đến đầu tư ồ ạt các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, đến từ Trung Quốc. Theo số liệu thống kê, Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng nhà máy điện mặt trời, vận hành số tấm pin năng lượng mặt trời cao gấp hai lần so với Mỹ, và nước này chưa chuẩn bị kế hoạch xử lý các tấm pin cũ.

Để dễ hình dung về mối nguy của chất thải tấm pin năng lượng mặt trời trong vài mươi năm tới, có thể liên tưởng đến túi nhựa dẻo quen thuộc lâu nay làm từ nhựa nhiệt dẻo Polyetylen. Túi nhựa cũng được làm với tay cầm, lỗ treo, băng dính hoặc các tính năng bảo mật. Một số túi nhựa có quy định để mở dễ dàng và có khả năng kiểm soát. Các tính năng có thể đóng lại, bao gồm dải dây kéo ấn để niêm phong, là phổ biến cho túi nhựa dùng trong nhà bếp và cho một số thực phẩm.

Một số túi được niêm phong có khả năng chống mở túi, bao gồm cả một số túi mà tính năng bấm để nối lại chỉ có thể truy cập được khi lớp dán bên ngoài bị xé ra.

Túi đựng thực phẩm để luộc, hấp (Boil-in-bags) thường được sử dụng cho thực phẩm đông lạnh kín, đôi khi hoàn thành món khai vị. Các túi thường là nylon hoặc polyester kín nhiệt chịu được nhiệt độ của nước sôi. Một số túi kiểu này là xốp hoặc đục lỗ để cho nước nóng tiếp xúc với thực phẩm như gạo, mì,…

Túi nhựa không phân hủy có thể mất tới từ vài trăm năm trở đi để phân hủy. Túi nhựa không có khả năng phân hủy sinh học mà thay vào đó là photodegrade, một quá trình mà túi nhựa được chia thành các phần độc hại nhỏ hơn. Vào những năm 2000, nhiều cửa hàng và công ty bắt đầu sử dụng các loại túi phân hủy sinh học khác nhau để tuân thủ các lợi ích môi trường nhận thức được.

Hơn hai mươi năm đã đi qua, Việt Nam hiện vẫn chưa có thói quen sử dụng các loại túi phân hủy sinh học. Và thêm hai mươi năm nữa sắp tới, cùng rác thải nhựa ấy đầu độc môi trường, còn có thêm những tấm pin cũ được thải ra từ những tấm lợp ở những dự án điện mặt trời quy mô gia đình, cho tới quy mô công nghiệp.

Yếu tố Trung Quốc và chính sách của Việt Nam?

Có ý kiến, Việt Nam và EU đã ký kết EVFTA, vậy chính phủ Việt Nam đã xây dựng các sách lược gì trong xử lý chất thải rắn này?

EU có rất nhiều kinh nghiệm trong xử lý rác điện tử, trước đó chủ yếu là rác điện tử đến từ các đồ gia dụng. Cho nên khi bắt đầu phát triển điện mặt trời họ đã có kinh nghiệm và có bước chuẩn bị, hướng dẫn quy định về mặt xử lý rác đối với pin mặt trời đã qua sử dụng.

Điều này đòi hỏi chính sách của chính phủ Việt Nam phải rất rõ ràng, cộng với các cơ chế hạ tầng cụ thể. Như với điện thoại di động, người dân châu Âu khi trả tiền mua điện thoại đã trả tiền để xử lý rồi, cho nên khi họ không dùng nữa thì không phải tự đem bỏ, mà sẽ có chỗ để thu gom và nhà sản xuất ban đầu phải có trách nhiệm thu gom, xử lý, lấy lại các phần nguyên liệu để tái sử dụng, giảm rác thải ra môi trường.

Liệu Việt Nam đã có những chính sách tương tự với loại rác thải là các tấm pin trong những dự án đầu tư năng lượng mặt trời đã được ồ ạt lắp đặt tại Việt Nam?

Đơn cử, các dự án năng lượng mặt trời Dầu Tiếng 1, Dầu Tiếng 2 và Dầu Tiếng 3 của công ty cổ phần Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh với tổng công suất thiết kế 500 MW, sử dụng 720 ha đất bán ngập của hồ Dầu Tiếng. Ông Vũ Hùng Cường, đại diện chủ đầu tư, cho biết 3 dự án này ước tính mang lại doanh thu 350.000 – 400.000 USD/ngày. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khiến chủ đầu tư khá đau đầu là phương án xử lý các tấm pin mặt trời sau khi hết thời gian sử dụng.

“Lắp tấm pin rất dễ về mặt kỹ thuật, dự án lớn cũng chỉ cần khoảng 6 tháng là có thể hoàn thành. Cái khó nằm ở khâu xử lý tấm pin sau khi hết giá trị sử dụng. Do không thể tự xử lý được nên trong hợp đồng cung ứng pin, chúng tôi đã thiết kế điều khoản yêu cầu nhà cung cấp Trung Quốc quay lại thu hồi và xử lý sau khi tấm pin hết hạn, trong đó có ràng buộc về mặt tài chính bằng cách giữ lại một khoản chi phí” – ông Vũ Hùng Cường cho hay.

Thế nhưng, ai cũng biết chữ tín để ràng buộc khi làm ăn với Trung Quốc thì…

Tin bài liên quan:

VNTB – Chuyện ‘câu – chữ’ trong lập luận của quan chức xứ Việt

Phan Thanh Hung

Bộ Tài chính: Tăng thuế môi trường với xăng dầu để bù đắp nguồn thu

Phan Thanh Hung

VNTB – Thu tiền rác theo ký lô và màu sắc: chóng mặt với những quan chức ‘cõi trên’

Phan Thanh Hung

2 comments

Ba-Hong Thai 01.09.2020 4:43 at 16:43

Ngoài ra cánh quạt Tua bin điện gió ở nơi có khí hậu nhiệt đới cũng rất nhanh.

Reply
Ba-Hong Thai 01.09.2020 4:43 at 16:43

Bị rỉ, khi ký hợp đồng lắp đặt cần lưu ý điểm này bởi vì việc thay cánh quạt điện gió rất phức tạp và tốn kém.

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo