Anh Đào
(VNTB) – Câu hỏi ” Ở Nhật thì làm gì nhanh giàu ạ?” nghe có vẻ ngây ngô nhưng lại rất thật!
Trộm để làm giàu?
Ngày 28 tháng 10 đã có 4 người Việt Nam là cựu thực tập sinh kỹ thuật sống ở Ota bị bắt giữ là Cao Xuan Tung, 27 tuổi , Nguyen Van Ngoc, 32 tuổi, Tran Viet Hao, 22 tuổi, and Nguyen Dung Hop, 32 tuổi. (1)
Cảnh sát đã phát hiện ra nhiều dao và thịt lợn được đóng gói sẵn trong căn hộ của 4 người này và nghi ngờ họ bắt đầu giết mổ lợn tại nhà vào tháng 7.
Luật ở Nhật cấm cá nhân giết mổ gia súc tại gia nếu không có giấy phép đặc biệt nhằm mục đích tự tiêu thụ cho bản thân.
Nếu bị kết án, những người này sẽ lãnh án 3 năm tù giam và bị phạt hành chính 3 triệu yên ( 28.700 đô la)
Ngày 1 /11/2020, một thực tập sinh người Việt khác lại bị bắt liên quan đến vụ trộm lớn sống là Tran Xuan Cong 29 tuổi. Tran Xuan Cong nhập cảnh vào Nhật hồi tháng 7 năm 2019 với thị thực có thời hạn một năm và đã từng bị bắt vì nghi ngờ ở lại quá hạn visa vào ngày 21/10. (2)
Tran Xuan Cong khai báo với cảnh sát Nhật rằng anh ta không nghĩ giết mổ lợn lại là trái phép ở Nhật vì ở Việt Nam người ta thường tự giết mổ.
Cảnh sát phát hiện trên điện thoại của Tran Xuan Cong rao bán thịt cho người khác. Tran Xuan Cong khai đó là thịt mua lại của người khác và muốn bán lại cho người quen. Tuy nhiên cảnh sát lần ra được đầu mối này là nhờ có người hàng xóm báo tin Tran Xuan Cong trộm lợn và lê để mang đi bán lại.
Tran Xuan Cong cho hay phải vay mượn 6.700 đô la để sang Nhật lao động với mức lương 140,000 yên một tháng ( 31 triệu đồng) trong một nhà máy chế biến thực phẩm ở Yokohama. Sau khi visa hết hạn, Cong trốn ở lại làm việc nhờ bạn bè giúp đỡ.
Liên quan đến vụ trộm liên tục này, trước đó cảnh sát đã bắt 13 người Việt cả nam lẫn nữ ở Ota ngày 26/10/2020 sau khi theo dõi xe chở lê và thịt vào trung tâm thành phố tiêu thụ.(4)
Nhóm trộm này đánh cắp 9.000 quả lê và nho trong năm nay.
Cảnh sát hiện đang điều tra xem các nhóm này có liên hệ với nhau hay không.
Không tha thứ cho kẻ trộm!
Một nhóm người Việt ở Nhật mới đây đã bị bắt vì liên quan đến vụ trộm lợn, bò ở vùng phía bắc khu vực Kanto.
Theo cảnh sát Ashikaga 6 con bê đã bị đánh cắp trong khoảng tháng 6-tháng 8 năm nay. Đây là những con bê Nhật lông đen chỉ mới 4 tuần tuổi và nặng chừng 50kg. Số bê bị đánh cắp này có giá trị chừng 26.000 đô la mỹ ( gần 500 triệu đồng) (2)
Có ba người tham gia vào vụ trộm này và việc tiêu thụ sản phẩm ăn cắp không thể thông qua các kênh chính thống vì những con bê này đề được bấm số ở tai.
Ở Gumma, 719 con lợn, phần lớn là lợn sữa cũng đã bị đánh cắp từ tháng 7 năm nay ở bảy khu vực khác nhau. Bên cạnh đó họ còn đánh cắp thêm 1 con bò, 144 con gà. Ở Saitama có 8 con dê, 130 con lợn và 80 con gà bị trộm.
Thiệt hại được ước tính vào khoảng gần gần 30 triệu yên ( khoảng 6,6 tỷ đồng).
Những người chủ trang trại Nhật đã rất sốc khi gia súc của họ bị đánh cắp, không chỉ vì tình cảm dành cho gia súc mà còn ảnh hưởng đến vệ sinh và phòng dịch bệnh cho đàn gia súc trong trang trại do khả năng làm lây lan virus gây dịch bệnh.
Một chủ trang trại đã tuyên bố rằng họ sẽ không tha thứ cho những thủ phạm trộm cắp.
Tỷ phú ở quê nhà?!
Câu hỏi “Ở Nhật thì làm gì nhanh giàu?” có vẻ như ngây ngô nhưng lại rất thật!
Có câu hỏi được đưa ra có lẽ là vì có những bài viết với tựa đề hết sức mời gọi như: “Làng tỷ phú” Giàu lên nhờ đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản; Những làng quê tỷ phú ở Việt Nam nhờ con cái đi xuất khẩu lao động Nhật Bản; Ngôi làng “toàn tỷ phú” nhờ xuất khẩu lao động tại Nghệ An lên báo nước ngoài của các công ty môi giới việc làm lẫn báo chí chính thống.
Những người dân quê Việt Nam ở Nghệ An, không có kỹ năng tay nghề cao, những việc họ làm ở Nhật được gọi là thực tập sinh – vừa học nghề vừa lĩnh lương, học việc hoặc làm các việc như chế biến thức ăn, xây dựng, làm vườn… Nhưng điều kỳ lạ là họ đều tích luỹ được tiền và gửi về nhà để trả nợ ngân hàng, xây biệt thự, mua xe hơi, thậm chí là cả gửi tiền về tích luỹ để sau này trở về lại quê hương.
Người ta đã có ảo tưởng rằng hễ đi lao động xuất khẩu là sẽ thàng tỷ phú và tiền kiếm ở nước ngoài rất dễ. Thế nhưng khi sang đến Nhật thì với lý do “Điều kiện lao động khó khăn, đồng lương ít ỏi cùng với áp lực trả nợ các khoản vay môi giới sang Nhật” thì mộng đã tan, nên không ít người lao động chọn cách trốn ra ngoài, làm việc “chui.” và bất chấp mọi đạo lý, ranh giới đạo đức để làm giàu bất chính.
Theo thống kê từ tháng 1/2017 đến tháng 9/ 2018, có trên 5.000 người bỏ ra ngoài làm việc chui, và có lẽ đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có lẽ số người lao động chui hay thất nghiệp con cao hơn rất nhiều.
Chỉ khi nào người ta dám nhìn nhận thật sự việc lao động bất hợp pháp, trộm cắp để kiếm tiền gửi về quê nhằm mục đích xoá đói giảm nghèo là không thể chấp nhận được, chỉ khi nào những bài báo tâng bốc những tài sản bạc tỷ là sự thành công của nỗ lực đưa người đi xuất khẩu lao động lại được xem hoạt động bền vững giảm đi thì nỗi nhục về người Việt ăn cắp hàng loạt ở xứ người mới có thể giảm đi được.
________________
Ghi chú:
(1) http://www.asahi.com/ajw/articles/13882057
(2) http://www.asahi.com/ajw/articles/13892315
(3) http://www.asahi.com/ajw/articles/13684408
(4) https://mainichi.jp/english/articles/20201029/p2a/00m/0na/011000c