Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ocean Park Gia Lâm

Phương Ngô

 

(VNTB) –  Phi vụ biến đất công cộng thành phố thành 1.226 căn nhà phố/biệt thư của Tập đoàn #Vingroup & #Techcombank trị giá 30.000 tỷ đồng.

 

Phá vỡ quy hoạch kiến trúc của dự án #Ocean_Park 1, huy động vốn sai phép hay còn gọi là “lừa đảo” Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Gia Lâm – Cty con của Cty CP #Vinhomes (trực thuộc Tập đoàn Vingroup) còn gọi là CĐT (chủ đầu tư) gây thất thoát hơn 30.000 tỷ cho 1.226 NĐT (nhà đầu tư – cũng là khách hàng đã ký kết mua nhà phố/biệt thự liền kề) như thế nào?

HĐMB (Hợp đồng mua bán) được Vingroup cố tình sử dụng tên công trình xây dựng là “Lô Thương mại” để ký kết giao dịch. Trong đó, Tại Điều 3 “Quyền và nghĩa vụ của Bên Bán” ở khoản “d” ghi rất rõ: “Được bảo lưu quyền sở hữu Lô TM và/hoặc được từ chối bàn giao cho Bên Mua Lô TM, bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất liên quan đến Lô MT (“Giấy Chứng Nhận”) cho đến khi Bên Mua hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận trong Hợp Đồng”. Có nghĩa, khi ký kết hợp đồng mua bán NĐT đã được CĐT xác định rất rõ giao dịch có tính pháp lý quyền sở hữu hợp pháp. Và đó là cơ sở để NĐT đặt lòng tin.

Link đính kèm: https://drive.google.com/…/1a8a9H4HcYnw1OGsVo39…/view…

Dự án Ocean Park 1 được Vinhomes quảng cáo như Thành phố Đại Dương xanh giữa lòng Hà Nội Tọa lạc trên quỹ đất rộng lớn khu vực Gia Lâm với quy mô lên đến hơn 420 ha, với cảnh quan thiên nhiên theo tiêu chuẩn Singapore, cùng nhiều tiện ích ngoại khu hiện đại cùng vô vàn các điểm cộng đặc sắc khác của dự án Vinhomes Ocean Park, được xây dựng bên cạnh thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.”

Theo như văn bản số: 3955/QĐ-UBND ngày 01/08/2018 Quyết định của UBND và GPXD số: 24/GPXD ngày 11/05/2020 Sở XD – Hà Nội cấp cho Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Gia Lâm (công ty con của Cty CP Vinhomes trực thuộc Tập đoàn Vingroup) về việc giao đất và chi tiết mục đích sử dụng đất của từng hạng mục. Cho thấy, Ocean Park là đô thị nhà ở hiện đại với hệ thống tiện ích công cộng, trường học, bệnh viện, công viên cây xây đạt chuẩn.

Điều đáng lưu ý:

CĐT tức Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Gia Lâm (công ty con của Cty CP Vinhomes trực thuộc Tập đoàn Vingroup) không làm đúng như thiết kế quy hoạch mà cố tình tận dụng luôn 14 lô đất là “đất công cộng Thành phố” ký hiệu CCTP gồm: CCKO-05, CCKO-06 và các ô công cộng thành phố gồm 14 ô: CCTP-01, CCTP-02, ССТР-05, ССТР-06, ССТР-07, ССТР-08, ССТР-09, ССТР-11, ССТР-11(*), CCTP-11 (**), CCTP-12, CCTP-13, CCTP-14, CCTP-16, có hình thức đất là thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, được bố trí các chức năng: thương mại, dịch vụ, văn hóa, du lịch, TDTT, y tế, thư viện, tài chính, ngân hàng, văn phòng… tức không phải là ‘đất ở” cho dự án nhà ở thương mại để phân lô bán nền kèm theo Công trình xây dựng.

Link đính kèm:

1. 01 trong 14 GCN lô đất Công cộng thành phố được cấp cho CĐT: https://drive.google.com/…/1K6ULk95daOcSyIbq2np…/view…

2. Văn bản số: 3955/QĐ-UBND https://drive.google.com/…/1VYxWNPPfPLZWWJYwZJl…/view…

3. GPXD số 24/GPXD https://drive.google.com/…/16k-O6…/view…

Trên 14 lô đất Công cộng thành phố nói trên CĐT- Vingroup đã cho xây dựng 1.226 căn nhà phố biệt thự liền kề thiết kế 5 tầng hiện đại. Trên thực tế giá trị mỗi căn trung bình 25 tỷ đồng, với phi vụ này CĐT đã gây thiệt hại số tiền hơn 30,000 nghìn tỷ đồng tương đương 1,1 tỷ USD của NĐT.

Trọng tâm vấn đề: Điều thú vị đang dần hé lộ.

Để móc túi được con số 1,1 tỷ USD khác với dự án Grand World Phú Quốc là phi vụ lừa đảo tỷ USD của Tập đoàn Vingroup và Techcombank thì trong Ocean Park 1 còn có thêm sự hỗ trợ đắc lực của: sở, ban, ngành trực thuộc Tp. Hà Nội mà đứng đầu tại thời điểm này phải là Trần Sỹ Thanh – Chủ tịch UBND Thành phố quản lý.

Ngày 14/12/2023, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã phát hành và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho 1.226 NĐT mua Lô thương mại thuộc khối 14 lô đất công cộng Thành phố thuộc Dự án khu đô thị Gia Lâm tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Vấn đề càng dị thường mà chưa bao giờ có tiền lệ cũng như có văn bản, thông tư cho trường hợp này là: trong GCN chỉ xác nhận quyền sở hữu CTXD trên đất chứ không công nhận quyền sở hữu gắn liền với đất.

Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định nguyên tắc mua bán nhà, công trình xây dựng (hay Lô thương mại theo cách gọi của Vingroup) là phải gắn với quyền sử dụng đất, thứ mà Vingroup không thể chuyển nhượng cho khách hàng. Đồng nghĩa, Sờ TNMT tự ban hành GCN – chứng nhận quyền sở hữu nhà trên đất mà không được sở hữu đất. Chứng nhận này mở ra tiền lệ chưa từng có trong giao dịch BĐS của Việt Nam. Sở TNMT trực thuộc sự quản lý UBND – Thành phố Hà Nội đã thay thế Quốc Hội, VP Chính phủ và Bộ Xây dựng tiên phong/đột phá trong Quyết định cấp GCN về quyền tài sản trên đất không gắn liền với đất mà người có công lớn nhất là Trần Sỹ Thanh.

Link đính kèm: GCN số: DM 333196 cho NĐT https://drive.google.com/…/1MiR_BrhaYUaxf…/view…

Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 155 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất vào mục đích công cộng. Nhà nước giao đất Đất công cộng thành phố cho CĐT chỉ nhằm phục vụ cho những dự án công trình cộng đồng, không được sang nhượng, chuyển quyền sử dụng cho bất kỳ cá nhân/tổ chức.

Câu hỏi đặt ra:

– Sở TNMT lấy căn cứ vào đâu để chấp thuận cho CĐT được quyền sang nhượng, tách thửa 14 lô đất công cộng thành phố và cho 1.226 cá nhân là NĐT?

– Sở TNMT căn cứ vào quyết định và cơ sở nào để cấp GCN cho 1.226 cá nhân với hình thức sở hữu chỉ là tài sản nhưng không gắn liền với đất, không thuộc khu vực/vị trí quy hoạch dự án nhà ở TM?

Từ GCN và HĐMB mà CĐT đã phát hành khi giao dịch ký kết với 1.226 NĐT cho thấy sự không nhất quán.

Dù là dự án không đủ điều kiện pháp lý về giao dịch đảm bảo nhưng Techcombank vẫn trợ thủ liên minh, đồng lõa với Vingroup bất chấp ra chính sách hỗ trợ cho vay đến 80% giá trị đây cũng là yếu tố quan trọng trong phi vụ để tạo lòng tin tuyệt đối với 1.226 NĐT phải ký kết và quyết định xuống tiền. Phải nói thêm, hành vi này là sai phạm nghiêm trọng Techcombank đã vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999. Đến Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có sự thay đổi tên gọi thành tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tội vi phạm các quy định trong hoạt động ngân hàng được thực hiện với lỗi cố ý và có tổ chức.

Link đính kèm: HĐTD, HĐTC, Khế ước của Techcombank ký với NĐT https://drive.google.com/…/1aos2K-BN5tFKhJk2EfK…/view…

Cũng từ thời điểm phát hành 1.226 giấy GCN độc lạ của Sở TNMT thì xung đột giữa 1.226 NĐT và CĐT bắt đầu xảy ra. Sự gian dối dần hé lộ, rất nhiều văn bản từ NĐT được gửi đi đến các sở, ban, ngành cùng CĐT yêu cầu giải trình thỏa đáng những bất cập/mâu thuẫn.

Ngày 28/02/2024 Văn phòng Đăng ký đất đai – Sở TNMT Hà Nội phát hành Văn bản số: 2044/VPĐKĐĐHN-ĐK&CGCN gửi thông báo đến CĐT và 1.226 cá nhân là NĐT để trả lời: “dự án không đủ điều kiện để bán và cấp giấy CNQSDĐ”. Kèm khẳng định: “tại các Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 01/8/2018 và Quyết định số 6949/QĐ-UBND ngày 04/12/2019. Tại các Quyết định của UBND Thành phố nói trên thể hiện: 14 Lô đất công cộng thành phố Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển đô thị Gia Lâm được Nhà nước giao dưới hình thức cho thuê đất; không thuộc nhóm đất ở, đất nhà ở thương mại dịch vụ kết hợp ở được Nhà nước giao đất có thu tiền mà theo đó người mua nhà ở, công trình khác gắn liền với đất được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài.”. Trong văn bản cũng có hướng dẫn thêm cho 1.226 NĐT là: có quyền khởi kiện vụ án theo quy định tại Điều 26, Bộ luật TTDS năm 2015 để giải quyết.

Link đính kèm: Văn bản số 2044/VPĐKĐĐ-ĐK&CGCN https://drive.google.com/…/1yxfQLPDUAECJBhTNJCs…/view…

Ngày 01/03/2024 văn bản số: 2115/VPĐKĐĐHN-ĐK&CGCN của Văn phòng ĐKĐĐ Hà Nội cho thu hồi lần lượt/đồng loạt 1.226 GCN đã phát hành ngày 14/12/2023. Link đính kèm: Văn bản số: 2115/VPĐKĐĐ-ĐK&CGCN thu hồi GCN số: DM 333196 của NĐT Chấm dứt Hiệu lực https://drive.google.com/…/1N2Yt0OA1AMEtHYV2lm8…/view…

Đến đây thì xác định 1.226 cá nhân đã bỏ hơn 30.000 tỷ đồng ra để mua “VỊT TRỜI”.

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường, quy trình thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại gồm 04 bước:

Bước 1: Thủ tục “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư” dự án nhà ở thương mại do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện.

Bước 2: Thủ tục “phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500” do Sở Xây dựng (hoặc Sở Quy hoạch và Kiến trúc) thực hiện.

Bước 3: Thực hiện song song và nối tiếp các thủ tục “giao thuê đất; cấp Giấy phép xây dựng; chuyển mục đích sử dụng đất; xác định nghĩa vụ tài chính, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất”, như sau:

– Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thủ tục giao đất dự án nhà ở thương mại, sau đó Sở Xây dựng thực hiện thủ tục cấp Giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư trên cơ sở “Quyết định giao đất”, “quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500” và kết quả “Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng”, “Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng” theo quy định của Luật Xây dựng.

– Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính chủ trì thực hiện các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất căn cứ mục đích sử dụng đất theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt song song với Sở Xây dựng thực hiện thủ tục cấp Giấy phép xây dựng dự án nhà ở thương mại để chủ đầu tư triển khai thực hiện công tác xây lắp các công trình của dự án.

– Trong giai đoạn này thì Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính thực hiện thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự án nhà ở thương mại của chủ đầu tư (Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì công tác định giá đất; Sở Tài chính là Thường trực Hội đồng thẩm định giá đất thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá đất).

Bước 4: Thủ tục cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất” cho chủ đầu tư dự án và khách hàng mua nhà sau khi dự án hoàn thành nghĩa vụ tài chính và đưa vào sử dụng.

Tóm lại: UBND là đơn vị chủ quản để quản lý, giám sát, xử lý sai phạm và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng về những vấn đề phát sinh/bất cập của dự án. Tôi đẫn ra quy trình xét duyệt của các cơ quan ban ngành để biết sai phạm trong vụ phân lô 14 lô đất công cộng thành phố không đơn giản chỉ là sai phạm của cá nhân hay chỉ riêng Văn phòng Đăng ký đất đai – Sở TNMT mà là sự cấu kết của toàn hệ thống cùng người đứng đầu là ông Trần Sỹ Thanh – Chủ tich UBND Tp. Hà Nội,

Đến thời điểm này, cùng với Dự án Grand World Phú Quốc – Phi vụ lừa đảo tỷ USD của Vingroup & Techcombank (https://docs.google.com/…/1W9NZCfe6grmzxvHpn…/edit…) bị lộ thì phần nợ xấu mà Techcombank đang phải gánh là hơn 20.000 tỷ đồng và khả năng con số còn sẽ tăng cao.

 

_______________

Nguồn: Facebook Phuong Ngo

 


 

 

Tin bài liên quan:

NHNN đưa ra phương án siết cho vay bất động sản

Phan Thanh Hung

VNTB – VinFast thua lỗ làm tăng rủi ro tài chính cho Vingroup

Do Van Tien

Nguy hại: Trung Quốc đang vung tiền mua bất động sản!

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo