- Ông Phạm Chí Dũng không kháng cáo
- Ông Lê Hữu Minh Tuấn quyết định kháng cáo với sự trợ giúp của Luật sư bào chữa Đặng Đình Mạnh.
- Liệu Ông Nguyễn Tường Thuỵ có kháng cáo hay không vẫn chưa được rõ.
Ông Phạm Chí Dũng không kháng cáo
Lời cuối trước toà hôm 5/1/2021, ông Phạm Chí Dũng đã nói: Một bản án quá nặng đối với các nhà báo thuộc Hội nhà báo độc lập Việt Nam sẽ làm cho cả thế giới biết đến nền ‘tự do báo chí’ của Việt Nam.
Tôi đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại, vì nếu có một mức án nặng nề đối với chúng tôi, sẽ rất bất lợi cho bang giao quốc tế trong giai đoạn khó khăn này.”
Tiên liệu rằng việc kháng cáo cũng sẽ không làm thay hiện trạng của bản án đã tuyên, ông Dũng đã tuyên bố sẽ không kháng cáo ngay trong buổi tiếp xúc đầu tiên với các luật sư bào chữa sau phiên xử án. Tuy nhiên ông Phạm Chí Dũng đã khuyên hai đồng sự ông Nguyễn Tường Thuy và ông Lê Hữu Minh Tuấn nên kháng cáo.
Trước khi thời hạn kháng cáo kết thúc vào ngày 20/1/2021, ông Phạm Chí Dũng đã khẳng định không kháng thông qua một bản tuyên bố do chính tay ông ký với sự chứng kiến của hai Luật sư bào chữa Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh.
“Tôi đã chứng kiến việc các luật sư bào chữa cho tôi và các đồng nghiệp của tôi bị toà án Tp HCM đối xử thiếu văn hoá và thô bạo như thế nào.
Tôi hiểu đây là một bản án đã được định sẵn cho chúng tôi để bóp nghẹt tự do báo chí ở Việt Nam.
Nghe kết quả xét xử vụ án nhóm Hiến Pháp ngày 08/01/2021, không có sự thay đổi nào cả. Mà lẽ ra họ phải được trả tự do vì không có tội. Họ chỉ chuẩn bị đi biểu tình để đòi quyền Hiến Pháp chứ không phá rối an ninh.
Chứng kiến nhiều vụ án chính trị xét xử phúc thẩm không thay đổi bản án
Cho nên, tôi quyết định không kháng cáo bản án.
Không kháng cáo bản án không phải là chấp nhận bán án bất công và rất nặng nề này. Số phận của tôi không phải do phiên toà hay đảng cộng sản quyết định và do chúa quyết định.
Hãy để bản án này cho thể giới thấy cái gọi là quyền tự do nhân quyền, tự do báo chí ở Việt Nam như thế nào.”
Ông Phạm Chí Dũng đã gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, tổ chức trong và ngoài được đã bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ và thông cảm cho tình cảnh của ông và các cộng sự.
“Tôi gởi lời cảm ơn sâu sắc đến bộ ngoại giao Hoa kỳ, bộ ngoại giao đức, liên minh châu âu, cao uỷ nhân quyền LHQ và các cơ quan ngoại giao quốc tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã lên tiếng, chia sẻ sự cảm thông về tình cảnh của chúng tôi.
Rất cảm ơn hai luật sư Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh đã nhiệt tâm bào chữa, ủng hộ cho chúng tôi bất luận kết quả không như mong muốn.
Xin cầu nguyên thiên chúa giúp cho gia đình chúng tôi luôn bình an và hi vọng sớm sẽ gặp lại nhau.
Xin cầu nguyện dân chủ và nhân quyền sớm đến với dân tộc Việt Nam.”
Bất lợi cho bang giao quốc tế đến mức nào?
Ngày 21/11/2019, ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam đã bị bắt sau khi gửi thư cho Liên Âu yêu cầu hoãn phê chuẩn Hiệp định EVFTA cho đến khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết nhân quyền.
Lần lượt sau đó, phó chủ tịch Hội Nguyễn Tường Thuy và hội viên Lê Hữu Minh Tuấn đã bị bắt vào ngày 23/5/2020 và 12/6/2020. Cả ba ông đều bị cáo buộc theo điều 117 của Bộ Luật Hình Sự.
Gần 1 năm sau khi EVFTA được thông qua, ngày 5/1/2021 Việt Nam đã tuyên án ông Phạm Chí Dũng cũng hai đồng sự mức án khắc nghiệt chưa từng có cho những người bị kết án theo khoản 2 điều 117 của Bộ Luật Hình sự.
Mức án 15, 11 và 11 năm chẳng khác gì một cái tát vào mặt Liên Âu, chứng tỏ cho Liên Âu thấy rằng nhân quyền không những không được tôn trọng mà còn bị vi phạm ngày càng trầm trọng.
Nữ Dân biểu Maria Arena (Liên minh Xã hội & Dân chủ, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu) đã tuyên bố thẳng thừng về việc mất lòng tin đối với chế độ Cộng sản độc tài Việt Nam bởi không còn tin họ muốn tôn trọng nhân quyền” trong buổi họp ngày 22/1/2021.
“Ngày 22 tháng 2 năm 2020, Quốc hội này phê chuẩn Hiệp định EVFTA Liên Âu Việt Nam. Dù rằng chúng ta có tất cả những báo cáo từ những năm 2018, 2019, 2020 của các tổ chức nhân quyền như Ân Xá Quốc tế, Human Rights Watch, v.v… tố cáo các tội ác và những vi phạm các quyền cơ bản của người dân Việt.
Báo cáo viên Uỷ ban Thượng mại quốc tế Liên Âu (INTA), Ông Bourgeois nắm giữ các hồ sơ này, ông cũng đã từng đến Việt Nam hồi ông còn làm Bộ trưởng trong Chính phủ Vương quốc Bỉ. Ông phải biết các sự trạng này chứ. Thế mà ông chẳng hề lên tiếng đề cập vấn đề Nhân quyền. Cũng chính ông Báo cáo viên này còn ca hót rằng, nếu chúng ta nhận thấy những vi phạm nhân quyền trầm trọng và quy mô, chúng ta sẽ phải bỏ đi mọi ưu đãi thương mại cho Việt Nam. Vậy sao?
Nay tôi hướng tới ông Bourgeois và hướng tới Uỷ ban Liên Âu. Những vi phạm trầm trọng, vẫn còn hiện hữu đó, chúng đã hiện hữu và còn sẽ tiếp tục hiện hữu.
Cho nên, tôi yêu sách Liên Âu đình chỉ Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam.”
Ngày 22/1/2021, Quốc Hội Âu Châu đã ra nghị quyết về nhân quyền Việt Nam, đặc biệt về trường hợp của ba nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, và Lê Hữu Minh Tuấn với 592 phiếu thuận, 32 phiếu chống và 58 phiếu trắng.