Việt Nam Thời Báo

VNTB – Philippines sẽ quyết đòi lại chủ quyền biển Đông dù mất nhiều thế hệ

Thái Thịnh (VNTB) Ngay cả khi Philippines nhận được quyết định có lợi của tòa án quốc tế về vấn đề yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, thì cũng không hy vọng  nước này ngay lập tức được nhận lại vùng lãnh thổ hiện nay, vốn đã bị kiểm soát bởi người khổng lồ châu Á, chuyên gia luật quốc tế Senior Associate và nhà nghiên cứu Biển Đông Antonio Carpio cho biết.

Trong một cuộc phỏng vấn trong chương trình “Nhà nước của dân tộc với Jessica Soho,” Carpio cho rằng phán quyết của Tòa án Quốc tế về Luật Biển chống lại yêu sách lịch sử của Trung Quốc và lý thuyết đơn phương đường chủ quyền 9 đoạn sẽ chỉ là bước đầu tiên để Philippines giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ tranh chấp của mình dựa trên các Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.
“Sẽ mất một thời gian. Chúng ta nên xem xét điều này như là một cuộc đấu tranh lâu dài, thậm chí là một cuộc đấu tranh qua nhiều thế hệ,” Carpio, người nghiên cứu về các tranh chấp Biển Đông tại Philippines cho biết.
Ông nói rằng nếu Toà Trọng tài quốc tế về Luật biển (ITLOS) ủng hộ Philippines, thì nước này cần nhận được sự ủng hộ của cộng đồng thế giới thông qua một nghị quyết tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.
“Tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi giành chiến thắng, phần lớn các quốc gia trên thế giới sẽ hỗ trợ chúng tôi trong việc giải quyết đó. Và chúng tôi sẽ làm điều này mỗi năm cho đến khi Trung Quốc tuân thủ”, Carpio nói.
“Thế hệ này nhận được phán quyết. Thế hệ tiếp theo sẽ thuyết phục thế giới [để ủng hộ chúng tôi], và có lẽ các thế hệ sau đó sẽ thuyết phục Trung Quốc,” ông nói thêm.
Quân đội Philippines được coi bất cân xứng về năng lực khi so với Trung Quốc.
Carpio trích dẫn trường hợp của nước Cộng hòa Nicaragua. Nơi Mỹ đã bị kiện vì hỗ trợ cho một cuộc nổi dậy chống chính quyền Nicaragua.
Năm 1986, Tòa án Công lý Quốc tế đã quyết định ủng hộ của Nicaragua và phán rằng Mỹ nên bồi thường thiệt hại.
Carpio đã chỉ ra rằng Hoa Kỳ lúc đó, cũng như Trung Quốc bây giờ từ chối tham gia tố tụng về vấn đề Biển Đông.
Phải mất năm nghị quyết, và Mỹ tìm cách phủ quyết, cho đến khi Đại hội đồng LHQ thúc giục Mỹ thực hiện bồi thường thiệt hại và trả tiền.
Mặc dù Mỹ vẫn từ chối trả tiền, nhưng cuối cùng, Nicaragua đã nhận được nửa tỷ USD viện trợ trong năm 1992, Carpio nói.
“Đã có tuân thủ cuối cùng,” ông nói.
Carpio cho biết thêm rằng, việc tuân thủ các phán quyết của tòa án quốc tế như ICJ và ITLOS là 97%, mặc dù nhận được sự tuân thủ là một vấn đề mang tính thời gian.
Bảo vệ tài nguyên trong Biển Đông
Ông cho rằng, ngay cả khi Trung Quốc bỏ qua phán quyết của ITLOS, có nhiều cách để bảo vệ các nguồn tài nguyên trong khu vực. Philippines có thể kiện các công ty Trung Quốc khoan ở Biển Đông.
“Điều quan trọng nhất là có được phán quyết,” ông nói.
Philippines đã nhấn mạnh vào việc sử dụng ngoại giao và một cách tiếp cận dựa trên luật lệ để tranh chấp Biển Đông, trong đó có dùng đến trọng tài tòa án quốc tế. Và ông cũng nhấn mạnh vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thông qua việc ra một ràng buộc ứng xử ở Biển Đông.
Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ 5 cho biết: “Trung Quốc không chấp nhận và sẽ không tham gia tố tụng về vấn đề Biển Đông với Philippines. Điều này là rất rõ ràng.”
Hoa nói thêm: “Chúng tôi tin hành động của Philippines thực sự là một khiêu khích chính trị trong vỏ bọc của pháp luật, nước này tìm cách chối bỏ chủ quyền của Trung Quốc và các quyền hàng hải ở Biển Đông.”
Thượng nghị sĩ Ferdinand Marcos Jr và Francis Escudero đã hối thúc các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp hàng hải.
Nhưng Carpio cảnh báo rằng khi giải pháp hoà giải giữa Philippines và Trung Quốc diễn biến tốt, nó sẽ trở thành một trở ngại đối với Philippines tại tòa án trọng tài. 
Ông nói rằng các cuộc đàm phán song phương có thể củng cố lập luận của Trung Quốc rằng các trường hợp kiện tụng ra trọng tài quốc tế là quá sớm bởi vì các cuộc đàm phán đang diễn ra.
“Từ năm 1995, chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán trong nhiều năm liền. Mỗi lần chúng tôi ngồi xuống, họ [phái đoàn Trung Quốc] nói không có gì phải bàn đến,” Carpio nói.
Ông cho biết các bên phải làm cho rõ ràng rằng, bất kỳ cuộc đàm phán song phương vào thời điểm này và về sau cũng sẽ không ảnh hưởng đến bản chất kiện ra tòa án quốc tế mà Philippines đang theo đuổi.

Tin bài liên quan:

Tổng thống Obama: ‘các nước nên theo 1 nguyên tắc tại tranh chấp biển Đông’

Phan Thanh Hung

‘Một tai nạn trên Biển Đông có thể khơi mào chiến tranh Mỹ-Trung’

Phan Thanh Hung

VNTB – Mĩ nới lỏng thêm lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam trước sự trỗi dậy Trung Quốc?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo