Việt Nam Thời Báo

VNTB- Phóng sự điều tra: Vỡ quy hoạch làng đại học Thủ Đức – ‘Hợp chủng quốc’ và ‘thiên đường nhà trọ’ (kỳ 3)

Kiều Phong

(VNTB) – Càng không may, dân giang hồ dồn đến sống ở đó.  Ngày nay, khi vào khu dân cư ở làng đại học quốc gia TP.HCM, người ta sẽ thấy dân ở đây cứ mười thanh niên thì có đến sáu- bảy người xăm trổ.

Những vị khách không mời

Khu đô thị đại học quốc gia, về nguyên tắc  thuộc sở hữu do đại học quốc gia. Trên thực tế, đại học quốc gia không điều hành nổi dân cư nơi này. Dân cư ở làng đại học không phải là dân bản xứ, trong khi mặt bằng ý thức rất kém.

Sau ngày 30/04/1975, quân đội miền Bắc sửng sốt trước một Sài Gòn hàng hóa nhiều vô kể. Trước sự phồn hoa của miền Nam Việt Nam, từng đoàn dân ngoài vĩ tuyến 17 đổ vào  Sài Gòn làm ăn. Chính phủ mới chỉ biết lùng sục  quân cán chính miền Nam để đưa đi cải tạo, họ  không hề kiểm soát  dòng người  phe mình mang vào Nam.

Trong niềm vui của người chiến thắng, quân Hà Nội được cấp mỗi người một lô đất ở khu rừng hoang sơ Thủ Đức. Thời gian đầu, đất còn là của lính. Thời gian sau, trước một Sài Gòn hàng hóa nhiều vô kể, lính bán đất ở rừng để vào thành phố mua nhà của dân Sài Gòn di cư với giá tượng trưng, dưới sự bảo lanh của nhà nước mới. Tận dụng cơ hội đó, vô số dân không rõ lai lịch mua được đất Thủ Đức với giá rẻ bèo, qua những mẩu giấy chuyền tay. Điều này cũng được Trần Bang, một người lính miền Bắc đồng thời là một kỹ sư xây dựng xác nhận.

Sau 1975, người miền Bắc mới biết rằng Sài Gòn trù phú và dễ làm ăn quá sức tưởng tượng. Lũ lượt dân nhập cư  (chủ yếu từ Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh) du nhập vào tam giác Biên Hòa- Dĩ An- Bình Dương làm ăn thoát nghèo. Những người dân đó còn tự ý cắm cọc chiếm đất ở những khu đất rừng không có người ở. Chẳng may cho nền giáo dục và đào tạo, khu đất rừng ngày đó lại là nơi triển khai khu đô thị đại học quốc gia TP.HCM ngày nay.

Dân cư ở tam giác giáp ranh Dĩ An- Thủ Đức- Biên Hòa trở thành một cộng đồng hầu hết không có sổ hồng hay sổ đỏ. Dân số sống “ ngoài pháp luật” này dĩ nhiên không chịu đi vào bất kỳ quy hoạch nào. Nạn mua bán đất bằng những mẩu giấy chuyền tay trở nên không thể kiểm soát.

Và càng không may, dân giang hồ dồn đến sống ở đó.  Ngày nay, khi vào khu dân cư ở làng đại học quốc gia TP.HCM, người ta sẽ thấy dân ở đây cứ mười thanh niên thì có đến sáu- bảy người xăm trổ.

Bản thân ngành công an TP.HCM cũng phải thừa nhận rằng làng đại học là tụ điểm ưa thích của tội phạm. Tội phạm tràn lan, số vụ giật túi xách và điện thoại gia tăng chóng mặt. Nơi này còn tiếp nhận tội phạm từ cả nước, trở thành vương quốc của trộm cướp. Đến nỗi, ban quản lý khu đô thị phải treo giải thưởng nóng 3 triệu cho bất kỳ ai bắt được một tên cướp. Vào đầu năm học, sinh viên các trường phải đi sinh hoạt đầu khóa, ngành công an cử người đến căn dặn các em về cẩn thận  phải khóa cửa kỹ càng, khi ra đường phải cẩn thận.

Đô thị đại học phải là một môi trường  thanh lịch, nơi sinh viên yên tâm học hành hay là một  nơi sinh viên đến ngủ cũng lo bị mất trộm? 

Nhà trọ tồi tàn

Khu đô thị đại học quốc gia có hai ký túc xá ( khu A và khu B). Mỗi phòng trong ký túc xá thường chứa không dưới 08 sinh viên, mỗi người ngồi học bằng cách xếp bằng trên giường tầng. Nếu so sánh với một trường đại học quốc gia ở Ấn Độ, nơi mỗi phòng tối đa ba sinh viên và có bàn ngồi học thì rõ ràng ký túc xá ở Việt Nam là xe buýt nhét khách.

Từ ký túc xá đi đến các trường khá xa, hầu hết phải đi bằng xe máy. Lưu ý không thể đi bằng xe đạp, vì khi nhà nước mới xây dựng các trường đã không tính đến trường hợp những con dốc.

Với hai nguyên nhân bất tiện kể tên, sinh viên bỏ ký túc ra ngoài ở trọ rất nhiều. Các nhà trọ thì mọc ra vô tội vạ, các trường đại học bị bao quanh bởi  vô số những dãy dân sinh cấp bốn tồi tàn, lợp mái tôn.

Như đã nói trong đoạn trước của bài viết này, dân nhập cư mua giấy tờ nhà đất viết tay ( hầu hết không có sổ hồng hay sổ đỏ) và xây nhà trọ. Theo như phóng viên xác minh, giới chủ nhà trọ tại vùng này không biết thuê kiến trúc sư hay kỹ sư khi xây nhà. Họ chỉ thuê theo ngày những nhóm thợ xây những dãy nhà cấp bốn theo ý mình. Những khu với  đủ loại hình dạng tròn, vuông, méo, cái thì lồi, cái thì thụt.

Chất lượng nhà trọ trong làng đại học đã thấp, dịch vụ dân sinh còn thấp hơn. Giá điện mà các chủ nhà trọ tư nhân đánh lên sinh viên cao gấp hai- ba lần so với giá điện thị trường.

Nước máy không đến được những khu nhà trọ này. Không có nước máy, những khu nhà trọ sử dụng nước giếng khoan. Những giếng nhà nào có nước nhiễm phèn, sinh viên cũng đành cắn răng chịu đựng sống cho qua ngày.

Nguy hiểm hơn nữa, việc khoan giếng và sử dụng vô tội vạ làm cho nguồn nước ngầm dần cạn kiệt. Có những chủ nhà trọ phải đào giếng sâu đến 20 mét mới có nước. Trong ảnh, một chủ nhà trọ  thuê 4 tốp thợ đào giếng bất thành, mãi đến tốp thợ thứ 5 mới tìm ra mạch nước.

Images intégrées 1
Một giếng nước của khu nhà trọ sâu tới 20 mét mà vẫn không đủ nước. Ảnh VNTB
Điều gì sẽ xảy ra nếu nguồn nước ngầm bị khai thác quá mức? Hệ quả tất yếu của vét cạn nước ngầm – sụt lấn đất sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào. Và biết bao ảnh hưởng địa chất khác mà chưa kiến trúc sư nào dám đưa ra ước lượng.

Vậy là, những người cộng sản đã đổi trắng rừng Linh Trung để đổi lấy làng đại học, nhưng làng đại học họ cũng làm không đến nơi đến chốn. Hậu quả đè lên vai của trăm ngàn thế hệ sinh viên Việt Nam về sau.

Thủ phạm gây ra điều này là thành phần dân cư và giới chủ nhà trọ sống vô tổ chức sinh ra từ thời buổi nhá nhem chuyển tiếp chế độ.

———————-

Xem lại: 

http://www.ijavn.org/2016/06/vntb-phong-su-ieu-tra-vo-quy-hoach-o.html (Kỳ 1)

http://www.ijavn.org/2016/06/vntb-phong-su-ieu-tra-vo-quy-hoach-lang.html (Kỳ 2)

Tin bài liên quan:

VNTB- Họp nhóm phóng viên 1 Hội NBĐLVN: Ngân khố quốc gia ngàn cân treo sợi tóc

Phan Thanh Hung

VNTB- Hội Nhà báo độc lập VN tổ chức sinh hoạt chuyên đề phóng viên

Phan Thanh Hung

VNTB – Sinh viên đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM và vấn nạn ô nhiễm không lưu .

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo