Việt Nam Thời Báo

VNTB – Quảng Ngãi: Chính quyền xâm phạm tài sản và chèn ép Hội thánh Tin lành?

Thiên Điểu

(VNTB) – Phải chăng có sự dối trá của chính quyền Quảng Ngãi khi báo cáo sai sự thật và sự bao che của Đoàn thanh tra khi xử lý vụ tranh chấp đất đai của cơ sở tôn giáo Tin lành địa phận Quảng Ngãi?
                      

Sau giải phóng 1975 một năm, một số cán bộ chính quyền mới được chính quyền tỉnh Quảng Ngãi hậu thuẫn đã ngang nhiên tới chiếm đất, cất nhà ngay trên phần đất của Hội thánh Tin lành Quảng Ngãi do Mục sư Nguyễn Luận trực tiếp quản lý. Việc khiếu nại dai dẳng, liên tục từ đó tới nay được kết luận ‘’không xem xét’’ căn cứ vào Luật đất đai sửa đổi năm 1998.

Trao đổi với CTV Việt Nam thời báo, Mục sư Nguyễn Luận cho biết:

Trước 1975, ông được Hội thánh Tin lành Việt Nam giao chức trách quản lý địa hạt Quảng Ngãi, đứng tên trên phần đất rộng 4,700 m2 tại 16, Võ Thị Sáu – thành phố Quảng Ngãi hiện nay. Giấy tờ sở hữu được chính quyền cũ xác nhận đầy đủ. Sau 1975, là một nhà truyền giáo, ông cùng gia đình vẫn ở và quản lý phần đất của Hội thánh và tiếp tục mục vụ theo chức trách của mình. Sau khi ổn định chính quyền, một số người trong đó có cả cán bộ, sĩ quan của chính quyền mới bao gồm Công an, Đặc công, Phụ nữ.v.v. đã tới chiếm đất, cất nhà trên phần đất do ông đứng tên quản lý. Trong khi ông là người có đầy đủ các chứng từ, cơ sở xác nhận là chủ sử dụng hợp pháp thì không được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất theo quy định của chính quyền mới vì lý do ‘’ đất có tranh chấp’’ thì các cán bộ này lại được cấp sổ hồng rất nhanh chóng (?).

Cuộc khiếu nại để bảo vệ tài sản tôn giáo kéo dài tới tháng 10/2010 thì Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo, giao cho Bộ Tài nguyên & Môi trường lập đoàn thanh tra về địa phương xem xét, giải quyết.

Xâm phạm, chèn ép và dối trá?

Mục sư Nguyễn Luận  cho cho rằng:

Việc khiếu nại thực chất là bảo vệ tài sản tôn giáo – do ông Nguyễn Luận được Hội thánh giao quản lý –  chứ không đơn thuần là một tranh chấp cá nhân. Việc xử lý, giải quyết ngoài vấn đề tuân thủ luật pháp còn phải đảm bảo yêu tố chính trị liên quan chính sách tôn giáo mà chế độ đã cam kết.

Về vấn đề đứng quyền sử dụng, Mục sư Nguyễn Luận là chủ sở hữu – chính quyền trước – liên tục quản lý, kê khai và nộp thuế đầy đủ cho chính quyền mới thì căn cứ Luật đất đai 1993, chính quyền Quảng Ngãi phải cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho ông. Việc thực thi không đúng luật của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi tại điểm này kết hợp với việc không phê chuẩn đơn xin sửa chữa cơ sở truyền giáo tại Công văn số 62/CV-UB của UBND Phường Chánh Lộ ngày 27/08/1999, sau đó là dùng lực lượng Công an, các lực lượng khác phối hợp cưỡng chế gia đình ông – là chủ đất – để các hộ có tranh chấp xây nhà trên phần đất của Hội thánh, cho thấy việc xâm phạm dẫn đến tranh chấp ở đây thể hiện có sự thống nhất, chỉ đạo của chính quyền địa phương.

Ngày 07/12/1999, UBND Thị xã Quảng Ngãi (nay là Thành phố Quảng Ngãi) ra Quyết định số 437/QĐ-UB về việc giải quyết đơn của Mục sư Nguyễn Luận với nội dung bác đơn do áp dụng Khoản 2, Điều 2, Luật đất đai 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung ‘’Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước VNDCCH, Chính phủ CMLTCHMN và Nhà nước CHXHCNVN..”.
Rõ ràng điều khoản này là bất hợp lý bởi các lý do:

Thứ nhất: Đây là đất thuộc tổ chức tôn giáo, được quy định bởi Điều 32, Luật Đất đai  1987: Chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo đang sử dụng đất hoặc chưa được giao đất sử dụng nếu có yêu cầu chính đáng và có khả năng sử dụng có hiệu quả thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và khả năng đất đai của địa phương để quyết định diện tích đất được giao cho chùa, nhà thờ, thánh thất đó.’’

Thứ hai: Tại Luật đất đai 1993 và Nghị định hướng dẫn thi hành thì ‘’cá nhân và tổ chức hiện quản lý, sử dụng đất ổn định 3 năm không có tranh chấp thì được cấp quyền sử dụng đất’’.

Đây là 2 điều khoản không trái và không bị sửa đổi trong cả phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai 1998.

Thứ ba: Nguyên tắc áp dụng luật và ban hành luật là: Hiệu lực văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành kể từ khi ban hành về sau. Các điều chỉnh của văn bản sau là áp dụng cho các trường hợp xảy ra sau khi luật mới đã điều chỉnh lại phương pháp giải quyết chứ phải để áp dụng cho những việc xảy ra trong thời hiệu của Luật trước, nếu không thì thành ra chế độ ăn nói ‘’tiền hậu bất nhất’’. Việc lấn chiếm, tranh chấp xảy ra trước khi ban hành luật đất đai 1998 nên vụ việc phải được xử lý theo Luật 1987 và phạm vi điều chỉnh của Luật 1993. Vậy tại sao lại vận dụng Luật đất đai 1998 để xử lý việc vi phạm trong thời gian hiệu lực của Luật trước là Luật đất đai 1987 và 1993? 

Ngày 12/10/2010, đoàn Thanh tra của Bộ Tài nguyên & Môi trường do ông Hoàng Thanh Hải làm trưởng đoàn và ông Bùi Thọ Văn – Thanh tra viên về Quảng Ngãi làm việc liên quan vụ việc, nhưng lại không làm rõ các sai phạm của chính quyền địa phương, không xem xét các cơ sở mà UBND tỉnh Quảng Ngãi đã viện dẫn khi trình lên Chính phủ vì Mục sư Nguyễn Luận khẳng định: ‘’ Đất của Hội thánh và tôi không hề ký kết bất cứ văn bản nào hiến tặng hay ủy lạo cho ai khác’’.

Vụ khiếu nại đã trải qua một thời gian rất dài. Vấn đề minh bạch và công bằng là yếu tố nền tảng giữ cho xã hội ổn định. Những nội dung và các cách giải quyết của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi liên quan vụ việc này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể hơn ở  bài viết sau.
Phải chăng ở đây có sự dối trá của chính quyền Quảng Ngãi khi báo cáo sai sự thật và sự bao che của Đoàn thanh tra khi xử lý vụ tranh chấp đất đai của cơ sở tôn giáo Tin lành địa phận Quảng Ngãi?

Toàn văn cuộc trao đổi cùng Mục sư Nguyễn Luận tại đây:



Tin bài liên quan:

Hồng Kông: Câu hỏi cho tuổi trẻ sinh viên Việt Nam

Phan Thanh Hung

Sân bay Long Thành – Lợi ích nhóm và những kịch bản máu?

Phan Thanh Hung

VNTB – Đại hội Đảng và “thông tin bịa đặt”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.