Việt Nam Thời Báo

(VNTB)-Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 6)

(Tái bản lần 2)

Người dịch: Vũ Quốc Ngữ

Phần 1: Quyền con người trước phiên tòa (tiếp theo)

Chương 7- Quyền của người bị giam giữ được xét xử trong khoảng thời gian hợp lý hoặc được trả tự do (bài 8)

Người bị giam trước khi xét xử có quyền có thủ tục tố tụng được thực hiện kịp thời. Nếu một người bị giam giữ không được đưa ra xét xử trong một thời gian hợp lý, họ có quyền được trả tự do.

7.1 Quyền được xét xử trong một khoảng thời gian hợp lý hoặc được trả tự do
7.2 Thế nào là “một khoảng thời gian hợp lý”?
7.2.1 Các cơ quan chức trách có hành động với sự siêng năng cần thiết?

7.1 Quyền được xét xử trong một khoảng thời gian hợp lý hoặc được trả tự do

Có hai bộ tiêu chuẩn đòi hỏi thủ tục tố tụng hình sự được hoàn thành trong một thời gian hợp lý. Ở bộ đầu tiên, được nhắc đến trong chương này, được áp dụng cho những người bị giam giữ trước phiên tòa. Bộ tiêu chuẩn thứ 2, được nhắc đến trong Chương 19, áp dụng cho tất cả những người bị cáo buộc tội danh hình sự, không phân biệt có bị giam giữ trước phiên tòa hay không. Trong cả hai trường hợp đều có sự giả định vô tội và lợi ích của công lý.

Bất cứ ai bị bắt giữ về tội hình sự có quyền được xét xử trong một thời gian hợp lý hoặc được tại ngoại trước phiên tòa.

Quyền này được dựa trên giả định vô tội và quyền tự do, đòi hỏi việc giam giữ chỉ được tiến hành trong trường hợp cần thiết, và không nên kéo dài hơn cần thiết, và tùy theo từng trường hợp cụ thể. (Xem lại Chương 5 phần 3 và Chương 6 phần 3).

Giam giữ trước xét xử không được sử dụng cho các mục đích trừng phạt. Việc không tuân thủ về thời gian bị giam giữ hợp lý là tương tự như trừng phạt mà không kết tội, đi ngược lại với những nguyên tắc chung của pháp luật.

Sự chậm trễ kéo dài trong việc đưa một cá nhân bị bắt giữ ra tòa, và kết quả là kéo dài thời gian bị giam giữ trước khi xét xử, làm trầm trọng thêm tình trạng quá tải tại các cơ sở giam giữ và có thể dẫn đến tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế. (Xem Chương 10. phần 3).

Được tại ngoại thoát khỏi bị giam giữ trước khi xét xử với lý do thủ tục tố tụng xét xử chưa bắt đầu hoặc kết thúc trong một thời gian hợp lý không có nghĩa là các cáo buộc bị mất đi. Sự tại ngoại như thế cần phải có điều kiện thích hợp để đảm bảo người bị cáo buộc phải tham dự phiên tòa, ví dụ như nộp tiền bảo lãnh, gắn chíp hay yêu cầu báo cáo định kỳ.

7.2 Thế nào là “một khoảng thời gian hợp lý”?

Theo luật pháp quốc tế thời gian giữ thời điểm bị bắt giữ và thời điểm xét xử thay đổi tùy theo từng trường hợp

Trong khi người bị giam giữ thường phàn nàn về việc bị giam giữ kéo dài, thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về nhà chức trách để biện minh cho sự chậm trễ.

Khung thời gian để đánh giá tính hợp lý của việc giam giữ trước khi xét xử bắt đầu khi một nghi can bị tước đoạt tự do và kết thúc với bản án sơ thẩm.

Những yếu tố cần được xem xét trong việc kiểm tra tính hợp lý của thời gian bị giam giữ trước khi xét xử :

– Sự phức tạp của vụ án,
– Liệu các nhà chức trách đã hiển thị “siêng năng đặc biệt” trong việc tiến hành các thủ tục tố tụng, xem xét sự phức tạp và đặc điểm đặc biệt của việc điều tra (xem Chương 7 phần 2 mục 1 dưới đây),
– Sự chậm trễ là do thái độ của người bị cáo buộc hoặc do quá trình truy tố,
– Và các biện pháp thực hiện bởi các cơ quan chức năng tiến hành thủ tục tố tụng.

Một số quốc gia có luật thiết lập thời gian tối đa bị giam giữ trước khi xét xử. Cho dù thời gian giam giữ trước khi xét xử của một người là ít hơn mức cho phép trong luật pháp quốc gia, nhưng nó không phải là quyết định trong việc xác định tính hợp lý theo luật nhân quyền quốc tế. Ủy ban Nhân quyền đã nêu mối quan ngại về những luật cho phép thời gian tối đa bị giam giữ trước khi xét xử liên quan đến hình phạt có thể cho hành vi phạm tội mà người bị giam giữ bị cáo buộc. Các luật này tập trung vào các hình phạt tiềm năng chứ không phải là cần thiết để bảo vệ lợi ích hợp pháp, để rút ngắn thời gian bị giam giữ trước khi xét xử và đưa tù nhân ra xét xử kịp thời. Những luật này và những luật yêu cầu bắt buộc tạm giam để chờ xét xử không phù hợp với suy đoán vô tội, suy đoán tại ngoại trước xét xử và quyền được xét xử trong một thời gian hợp lý hoặc được trả tự do.

ICCPR , Điều 9
” Bất cứ ai bị bắt hoặc bị giam giữ về tội hình sự sẽ được đưa kịp thời trước một thẩm phán hoặc quan chức được pháp luật trao quyền để thực hiện quyền tư pháp. Người bị giam giữ được xét xử trong một thời gian nhất định hoặc được trả tự do. Không nhất thiết người chờ xét xử phải bị giam giữ, nhưng để được tại ngoại thì người được tại ngoại cần tuân thủ những quy định nhất định nhằm đảm bảo sự có mặt tại phiên tòa.

Những yếu tố để xác định độ phức tạp của một vụ việc bao gồm bản chất của hành vi phạm tội, số lượng người bị cáo buộc, và các vấn đề pháp lý liên quan. Sự phức tạp của vụ án không là yếu tố quyết định đển việc xác định thời gian bị giam giữ trước tòa.

Khi người bị cáo buộc thực hiện các quyền của mình, kể cả quyền giữ im lặng, thì không bị dùng để đánh giá rằng bị cáo cố tình trì hoãn thủ tục tố tụng.

Khoảng thời gian được coi là hợp lý để giam giữ một người trước khi xét xử có thể ngắn hơn sự chậm trễ được coi là hợp lý trước khi xét xử một người không bị giam giữ, như mục tiêu của các tiêu chuẩn này là để giới hạn thời gian bị giam giữ trước khi xét xử.

Trong trường hợp một người đàn ông bị buộc tội giết người, người này bị giam giữ hơn 22 tháng trước khi phiên tòa, Ủy ban Nhân quyền cho rằng, trong những trường hợp liên quan đến tội nghiêm trọng mà bị cáo bị tòa án từ chối bảo lãnh tại ngoại, bị cáo phải được xét xử một cách nhanh chóng nhất có thể. Trong việc xác định quyền được xét xử trong một thời gian hợp lý đã bị vi phạm, Ủy ban cho rằng người này đã bị giam giữ kể từ ngày tội phạm, rằng các bằng chứng thực tế là đơn giản và rõ ràng cần ít sự điều tra của cảnh sát, và rằng những lý do được đưa ra bởi các nhà chức trách cho sự chậm trễ – các vấn đề chung và bất ổn sau một âm mưu đảo chính- không biện minh cho sự chậm trễ.

Ủy ban Nhân quyền nêu mối quan ngại về thời gian giam giữ trước khi xét xử những người bị cáo buộc thực hiện tội có tổ chức và khủng bố ở Pháp kéo dài đến bốn năm và tám tháng. Mặc dù người bị giam giữ được tiếp cận với luật sư bào chữa và những cơ sở thực tế và sự cần thiết của việc giam giữ đã được định kỳ xem xét lại bởi các thẩm phán, Ủy ban vẫn cho rằng việc giam giữ này khó có thể coi là tương xứng với quyền được xét xử trong một thời gian hợp lý.

Ủy ban châu Phi cho rằng không có phiên điều trần hoặc ấn định ngày xét xử trong hai năm là sự vi phạm vào Điều 7 của Hiến chương châu Phi.

Tòa án liên Mỹ đã tuyên bố rằng, với giả định vô tội, thời gian bị giam giữ trước khi xét xử mà bằng hoặc vượt quá hình phạt sẽ là không cân xứng. Tòa cho rằng việc giam giữ trước khi xét xử của một người 16 ngày dài hơn bản án (14 tháng) là vượt quá giới hạn hợp lý.

7.2.1 Các cơ quan chức trách có hành động với sự siêng năng cần thiết?

Cơ quan chức năng phải hành động với sự siêng năng đặc biệt để đảm bảo rằng người bị giam giữ được xét xử trong khoảng thời gian hợp lý. Tòa án Châu Âu yêu cầu nhà chức trách phải “thu thập chứng cứ và tiến hành điều tra theo một cách mà bảo đảm người bị cáo buộc được xét xử trong khoảng thời gian hợp lý.

Tòa án này không tìm thấy sự vi phạm khi một người ngoại quốc bị giam giữ hơn ba năm trong một vụ án buôn bán ma túy, do nguy cơ bỏ trốn, và thời gian bị giam giữ không phải do nhà chức trách không làm hết phận sự.

Tòa án châu Âu kết luận rằng các nhà chức trách đã vi phạm quyền được xét xử trong một thời gian hợp lý của một thanh niên bị buộc tội ít nhất 16 vụ trộm và cướp bóc và bị giam giữ 2 năm trước khi xét xử. Mặc dù chính phủ cho rằng sự chậm trễ là do sự phức tạp của vụ án, Tòa án thấy rằng, trong khoảng thời gian một năm, hầu như không có hành động nào được thực hiện- không thu thập thêm bằng chứng mới đã được thu thập và nghi can chỉ được thẩm vấn một lần. Ủy ban Nhân quyền cho rằng sự chậm trễ 16 tháng trước khi bắt đầu phiên tòa của một cá nhân bị buộc tội giết người đã vi phạm ICCPR, khi các nhà chức trách đã thu thập tất cả các bằng chứng đối với vụ việc trong vòng vài ngày sau khi việc bắt giữ được tiến hành.

Hết Chương 7
Đón đọc Chương 8- Quyền có thời gian và cơ sở vật chất để chuẩn bị bào chữa

nguồn:http://www.amnesty.org/fr/library/asset/POL30/002/2014/en/7aa5c5d1-921b-422e-8ca4-944db1024150/pol300022014en.pdf 
 

Tin bài liên quan:

Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 24)

Phan Thanh Hung

Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 23)

Phan Thanh Hung

VNTB- Blogger bị bắt giữ trong bối cảnh leo thang đàn áp ở Việt Nam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo