Việt Nam Thời Báo

VNTB – Sáng tạo và tự do trong sáng tạo

TS Phạm Đình Bá

 

(VNTB) – Thế giới chỉ tự do khi các nghệ sĩ cũng được phép tự do như vậy.

 

Bạn thường không đàn không vẽ nên chẳng nghĩ mình là một nghệ sĩ. Bạn có thể cho là mình không có nhiều sáng tạo. Sự sáng tạo có thể chỉ ở một số ít người đặc biệt sinh ra với năng khiếu ấy. 

Nhưng không chắc phải là như vậy!

Sáng tạo là một khả năng. Bạn có thể truy cập khéo léo, cảm hứng và phát minh với không nhiều khó khăn. Sáng tạo là một khía cạnh cơ bản. Đó là khả năng của tất cả chúng ta.  

Sáng tạo không chỉ giới hạn với nghệ thuật. Tất cả chúng ta đều làm chuyện này hàng ngày.

Sáng tạo là làm cho một thứ gì đó chưa từng làm trước đây. Đó có thể là một cuộc trò chuyện, giải pháp cho một vấn đề, một bức thư gửi cho bạn bè, sắp xếp lại đồ đạc trong phòng, tìm ra một con đường mới để tránh xe cộ.

Những gì bạn tạo ra không nhất thiết phải được chứng kiến, ghi lại, trao đổi hoặc đóng khung để sáng tạo của bạn trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Thông qua cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã là những người sáng tạo theo cách sâu sắc nhất, tạo ra trải nghiệm về thực tế và tạo nên thế giới mà chúng ta cảm nhận.

Trong mỗi khoảnh khắc, chúng ta đắm chìm trong môi trường chung quanh mà từ đó các giác quan của chúng ta thu nhập. Vũ trụ bên ngoài mà chúng ta cảm nhận không tồn tại như vậy. Thông qua một loạt các phản ứng nội tại, chúng ta tạo ra một thực tế về vũ trụ bên trong. 

Chúng ta tạo ra rừng và đại dương, hơi ấm và sắc lạnh. Chúng ta đọc các từ, nghe giọng nói và hình thành các diễn giải. Ngay sau đó, chúng ta phản ứng. Tất cả những điều này diễn ra trong thế giới do chính chúng ta sáng tạo.

Bất kể chúng ta có thực sự làm nghệ thuật hay không, tất cả chúng ta đều đang sống với tư cách nghệ sĩ. 

Chúng ta nhận thức, lọc lõi và thu thập dữ liệu, sau đó sắp xếp trải nghiệm cho chính chúng ta và những người khác dựa trên kinh nghiệm chúng ta từng trải và chia sẻ với nhau. 

Cho dù chúng ta làm điều này một cách có ý thức hay vô thức, chỉ vì chúng ta đang sống, chúng ta là những người tham gia tích cực vào quá trình sáng tạo đang diễn ra.

Sống như một nghệ sĩ là một cách tồn tại trên thế giới. Một cách nhận thức. Một thực hành trong cảm nhận và chú ý. 

Tinh chỉnh sự nhạy cảm của chúng ta để điều chỉnh các ghi chú tinh tế hơn. Tìm kiếm những gì mình đam mê và những gì mình muốn tránh xa. Bạn chú ý những cảm giác nào phát sinh và im lặng quan sát để xem chúng dẫn bạn đến đâu.

Lựa chọn hài hòa, toàn bộ cuộc sống là một hình thức thể hiện cảm nhận chân thực của mình. Bạn sống như một thực thể sáng tạo trong một vũ trụ sáng tạo. Và bạn là một tác phẩm nghệ thuật độc nhất.

Thế thì bạn với cách sống là một nghệ sĩ có trách nhiệm xã hội không?

Một số có thể đồng ý với quan điểm này và muốn khuyến khích các nghệ sĩ sáng tạo theo kiểu đó.

Những người giữ niềm tin này có thể không hiểu rõ về chức năng của nghệ thuật trong xã hội và giá trị xã hội toàn vẹn của nghệ thuật.

Tác phẩm nghệ thuật phục vụ mục đích của nó không phụ thuộc vào mối quan tâm của người sáng tạo đối với trách nhiệm xã hội. 

Muốn thay đổi suy nghĩ của mọi người về một vấn đề hoặc có ảnh hưởng đến xã hội có thể ảnh hưởng đến chất lượng và độ tinh khiết của sự sáng tạo.

Điều này không có nghĩa là công việc của chúng ta không thể có trách nhiệm xã hội, nhưng chúng ta thường không đạt được điều đó bằng cách lập kế hoạch cho chúng. Trong quá trình sáng tạo, việc hoàn thành mục tiêu bằng cách nhắm vào mục tiêu ấy thường chỉ tạo nên khó khăn hơn trong diễn đạt.

Quyết định trước những gì sẽ nói không cho phép bất cứ điều gì tốt nhất có thể nảy sinh. Ý nghĩa thật sự của sự sáng tạo được chỉ định sau khi tác phẩm đã được hình thành.

Tốt nhất là đợi cho đến khi một tác phẩm hoàn thành để khám phá những gì nó đang nói. Giữ công việc sáng tạo của bạn làm con tin cho ý nghĩa là một hạn chế.

Những tác phẩm cố gắng công khai rao giảng một thông điệp thường không kết nối như mong đợi, trong khi một tác phẩm không nhằm giải quyết căn bệnh xã hội có thể trở thành bài ca cổ vũ cho hành động, tham gia và cách mạng.

Nghệ thuật mạnh mẽ hơn nhiều so với kế hoạch áp đặt lên nghệ thuật.

Nghệ thuật không thể vô trách nhiệm. Nó nói lên tất cả các khía cạnh của kinh nghiệm con người.

Có những khía cạnh của bản thân chúng ta không được đón nhận một cách tốt đẹp trong một xã hội lịch sự. Chúng ta có những suy nghĩ và cảm xúc quá đen tối để chia xẻ. Khi chúng ta nhận ra những khía cạnh đen này được thể hiện trong nghệ thuật, chúng ta cảm thấy bớt cô đơn hơn.

Thực tế hơn, con người hơn!

Đây là sức mạnh trị liệu của việc tạo ra và trao đổi qua nghệ thuật.

Nghệ thuật ở trên và dưới sự phán xét. Nó nói với bạn hoặc không!

Bạn có thể cảm nhận nó hay chẳng hiểu gì cả!

Trách nhiệm duy nhất của người nghệ sĩ là với chính tác phẩm của mình. Không có yêu cầu nào khác. Bạn được tự do để tạo ra những gì bạn muốn.

Bạn không cần phải đại diện cho công việc của mình, công việc của bạn cũng không phải đại diện cho bất cứ điều gì ngoài chính nó. Bạn không phải là một biểu tượng của nó. Nó cũng không nhất thiết phải tượng trưng cho bạn. Nó sẽ được giải thích đi và giải thích lại trong mắt và tai của những người hầu như không biết gì về bạn.

Nếu có bất cứ điều gì bạn có thể ủng hộ sự sáng tạo, thì đó sẽ là bảo vệ quyền tự chủ sáng tạo này. Không chỉ từ những người kiểm duyệt bên ngoài, mà còn từ những tiếng nói trong đầu bạn đã tiếp thu những gì được coi là chấp nhận được. 

Thế giới chỉ tự do khi nó cho phép các nghệ sĩ của nó được tự do như vậy.

_____________

Nguồn:

Rick Rubin. The Creative Act: A Way of Being. Penguin Press, New York, 01/2023. Rick Rubin là một giám đốc điều hành thu âm và nhà sản xuất thu âm người Mỹ. Ông là người đồng sáng lập của Def Jam Recordings, người sáng lập American Recordings và là cựu đồng chủ tịch của Columbia Records.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Chung quanh ChatGPT – Phát triển và bè lũ không chịu phát triển

Do Van Tien

VNTB – Nhân quyền, đạo đức toàn cầu và những đức tính bình thường

Phan Thanh Hung

VNTB – Trọng ơi, bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương

Do Van Tien

1 comment

Nguyễn Tuấn Anh 23.04.2023 5:35 at 05:35

Rất hay . Chuyện chúng ta xem Nguyên Ngọc như 1 nhà văn hóa lớn, 1 đại biểu cho nền văn hóa của chúng ta, vì Nguyên Ngọc đã trao giải thưởng văn hóa mang tên Phan Chu Trinh cho Lữ Phương, tác giả của 1 tác phẩm khách quan & khoa học, làm tiền đề lý thuyết cho cuộc bài trừ tàn dư văn hóa phản động sau khi miền Nam được giải phóng, đó cũng là 1 trong những cách chúng ta sáng tạo

Chúng ta cũng có thể học sáng tạo qua những thái độ ủng hộ sáng tạo, ví dụ như ủng hộ xây tượng đài ở các tỉnh .

Sáng tạo không có giới hạn đâu các bạn ạ

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo